Tổng hợp các câu lệnh cần nhớ khi làm việc trên hệ điều hành Linux (Phần 2 - Quản trị hệ thống)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Mở đầu
Chào các bạn ở phần trước mình đã giới thiệu cho các bạn các câu lệnh về Quản lý các tập tin, trong phần này mình sẽ tiếp tục giới thiệu thêm cho các bạn các câu lệnh về Quản trị hệ thống. Nó thực sự rất hữu ích nếu bạn là một Backend Developer. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
1. Các câu lệnh cơ bản
Thực hiện lệnh command với tư cách là siêu người dùng (root)
$ sudo [command]
Giống với sudo nhưng dùng cho các ứng dụng đồ hoạ
$ gksudo [command]
Chấm dứt chế độ dùng lệnh có chức năng của người siêu dùng (root)
$ sudo -k
Cho biết phiên bản của nhân Linux
$ uname -r
Khởi động lại máy tính ngay lập tức
$ shutdown -h now
Liệt kê các thiết bị USB hoặc PCI có mặt trong máy tính
$ lsusb
$ lspci
Cho biết thời gian cần thiết để thực hiện xong lệnh command
$ time [command]
Chuyển kết quả của lệnh command1 làm đầu vào của lệnh command2
$ command1 | command2
Xoá màn hình của cửa sổ terminal
$ clear
2. Tiến trình (Processus)
Hiển thị tất cả các tiến trình đã được thực hiện (pid et ppid)
$ ps -ef
Hiển thị chi tiết các tiến trình
$ ps aux
Hiển thị các tiến trình liên quan đến chương khởi động soft
$ ps aux | grep soft
Báo chấm dứt tiến trình mang số pid
$ kill pid
Yêu cầu hệ thống chấm dứt tiến trình pid
$ kill -9 pid
Chấm dứt một ứng dụng theo dạng đồ hoạ (ấn chuột vào cửa sổ của ứng dụng)
$ xkill
3. Mạng máy tính
Tra thông tin cấu hình của các bộ phần giao diện (interfaces)
$ /etc/network/interfaces
Hiển thị tên của máy tính trong mạng (hostname)
$ uname -a
Thử nối mạng đến máy có địa chỉ IP
$ ping [IP Address]
Hiển thị thông tin về tất cả các giao diện mạng đang có
$ ifconfig -a
Xác định địa chỉ IP cho giao diện cạc mạng eth0
$ ifconfig eth0 [IP Address]
Ngưng hoạt động giao diện cạc mạng eth0
$ ifdown eth0
$ ifconfig eth0 down
Kích hoạt giao diện cạc mạng eth0
$ ifup eth0
$ ifconfig eth0 up
Ngưng hoạt động tất cả các nối mạng
$ poweroff -i
Xác định địa chỉ IP của máy làm cổng dẫn đến bên ngoài mạng cục bộ
$ route add default gw [IP Address]
Bỏ địa chỉ IP mặc định để ra khỏi mạng cục bộ
$ route del default
4. Phân vùng ổ cứng
Chứa các thông tin về các ổ cứng và hệ thống tập tin được gắn tự động
$ /etc/fstab
Hiển thị các phân vùng tích cực
$ fdisk -l
Tạo thư mục để gắn hệ thống tập tin của thiết bị diskusb
$ mkdir /media/diskusb
Gắn hệ thống tập tin diskusb
$ mount /media/cleusb
Tách ra hệ thống tập tin diskusb
$ umount /media/cleusb
Gắn, tách ra hoặc gắn lại tất cả các ổ/thiết bị có trong tập tin /etc/fstab
$ mount -a
$ mount -a -o remount
Tạo mới và bỏ phân vùng trên ổ cứng IDE thứ nhất
$ fdisk /dev/hda1
Tạo một hệ thống tập tin ext3 trên phân vùng /dev/hda1
$ mkfs.ext3 /dev/hda1
tạo một hệ thống tập tin fat32 trên phân vùng /dev/hda1
$ mkfs.vfat /dev/hda1
Kết luận
Trên đây là các câu lệnh về quản trị hệ thống trên hệ điều hành Linux. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của mình!
All rights reserved