+2

Tìm hiểu về mảng trong Javascript

Giới thiệu

Mảng trong JavaScript là một loại đối tượng toàn cục được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Mảng bao gồm một tập hợp hoặc danh sách có thứ tự chứa không hoặc nhiều kiểu dữ liệu và sử dụng các chỉ mục được đánh số bắt đầu từ 0 để truy cập các mục cụ thể. Mảng rất hữu ích vì chúng lưu trữ nhiều giá trị trong một biến duy nhất, có thể cô đọng và tổ chức mã của chúng ta, làm cho nó dễ đọc và dễ bảo trì hơn. Mảng có thể chứa bất kỳ kiểu dữ liệu nào, bao gồm number, stringobject.

Tạo một mảng

Có hai cách để tạo một mảng trong JavaScript:

  1. Mảng ký tự, sử dụng dấu ngoặc vuông [] Ví dụ :
const students = [
    "John",
    "Peter",
];
console.log(students)  // ["John","Peter"]
  1. Phương thức tạo mảng, sử dụng từ khóa new Ví dụ :
const students = new Array(
    "John",
    "Peter",
);
console.log(students)  // ["John","Peter"]

Truy cập các phần từ trong mảng

Một phần tử trong một mảng JavaScript được truy cập bằng cách tham chiếu đến vị trí index của phần tử đó trong []. Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
];
console.log(students[0])  // John

Nếu truy cập vào một phần tử không tồn tại sẽ trả về undefined. Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
];
console.log(students[2])  // undefined

Thêm phần tử vào mảng

Chúng ta sẽ dùng phươc thức push(), phương thức này sẽ thêm một phần tử vào cuối một mảng. Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
];
students.push('Coca');
console.log(students)  // ["John","Peter", "Coca"]

Hoặc có thể dùng phương thức unshift(), phương thức này sẽ thêm một phần tử vào đầu mảng. Ví dụ:

const students = [
    "John",
    "Peter",
];
students.unshift('Coca');
console.log(students)  // ["Coca","John","Peter"]

Xóa phần tử ra khỏi mảng

Khi chúng ta muốn xóa một phần tử cụ thể khỏi một mảng, chúng ta sử dụng phương thức splice(). Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
    "Naul",
    "Levi"
];
students.splice(0,2);
console.log(students); // ["Naul","Levi"]

Trong phương thức splice (), tham số đầu tiên là vị trí index phần tử cần loại bỏ (trong trường hợp này là 0) và tham số thứ hai là số lượng phần tử bạn muốn xóa.

Để xóa phần tử cuối cùng trong mảng, ta sử dụng phương thức pop() Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
    "Naul",
    "Levi"
];
students.pop();
console.log(students); // ["John","Peter","Naul"]

Để xóa phần tử đầu tiên trong mảng, ta sử dụng phương thức shift()

const students = [
    "John",
    "Peter",
    "Naul",
    "Levi"
];
students.pop();
console.log(students); // ["Peter","Naul","Levi"]

Vòng lặp trong mảng

Chúng ta có thể lặp lại toàn bộ mảng với từ khóa for, tận dụng thuộc tính length. Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
    "Naul",
    "Levi"
];
for(let i = 0; i< students.length; i++) {
  console.log(i, students[i]); // 0 John 1 Peter 2 Naul 3 Levi
}

Chúng ta cũng có thể sử dụng vòng lặp** for ... of**, một tính năng mới hơn của JavaScript. Ví dụ :

const students = [
    "John",
    "Peter",
    "Naul",
    "Levi"
];
for(let student of students) {
  console.log(student); // John Peter Naul Levi
}

Vòng lặp for ... of không truy xuất đến vị trí index của các phần tử trong mảng, nhưng nó là một cách đơn giản hơn, ngắn gọn hơn để lặp qua một mảng.

Conclusion

Mảng là một phần cực kỳ linh hoạt và cơ bản của lập trình trong JavaScript. Trong hướng dẫn này, chúng ta đã học cách tạo mảng và một số tác vụ phổ biến nhất khi làm việc trong mảng, chẳng hạn như tạo, xóa và vòng lặp trong mảng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được cách làm việc với mảng. Cảm ơn các bạn đã đọc và mong rằng nó sẽ hữu ích với bạn

Link tham khảo : https://www.digitalocean.com/community/tutorials/understanding-arrays-in-javascript


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí