+8

Tìm Hiểu Rõ Về Máy Ảnh và Những Khái Niệm Dễ Nhầm Lẫn

Hãy tìm hiểu qua vài khái niệm để hiểu sâu hơn về chiếc máy ảnh của bạn

TIÊU CỰ LÀ GÌ?

hiểu rõ về tiêu cự trên máy ảnh Tiêu cự là khoảng cách đo được từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh Tiêu cự là khoảng cách tính từ tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh. Một cách ngắn gọn, tiêu cự của ống kính chỉ mức độ phóng đại mà ống kính đạt được. Ví dụ như với một ống kính 40mm, bạn có thể nhìn thấy cả một dãy núi, nhưng tiêu cự 400mm thì bạn chỉ có thể nhìn thấy cây cối ở trên dãy núi đó mà thôi

Trên thân ống kính có ghi rõ độ dài tiêu cự của ống kính Độ dài tiêu cự sẽ nói cho nhiếp ảnh gia biết góc chụp của ống kính mà chúng ta vẫn hay thường gọi như các ống kính góc rộng, ống kính tele,… Đồng thời, tiêu cự cũng nói cho bạn mức độ phóng đại của chủ thể trong bức ảnh. Nếu bạn sử dụng ống kính 20mm chụp một người cách bạn khoảng 30 met, chủ thể trong bức ảnh thu được sẽ nhỏ và có nhiều không gian xung quanh chủ thể bạn chụp. Nhưng nếu bạn sử dụng ống kính 300mm với khoảng cách tương tự, chủ thể trong bức ảnh thu được sẽ lớn và còn rất ít không gian xung quanh chủ thể. https://images.viblo.asia/ba3d75d6-d4fe-4488-b9a0-8bbb107c9e85.jpg

iêu cự càng dài thì cho độ phóng đại càng lớn Tất cả các ống kính đều có ghi tiêu cự trên thân ống kính và đó cũng là tên gọi của các ống kính. Ví dụ như ống kính 18-55mm f/3.5-5.6 rất quen thuộc với những người mới chơi máy ảnh. Từ tên gọi hoặc nhìn trên thân ống kính, bạn có thể biết ống kính có thể chụp góc rộng nhất với tiêu cự 18mm và có thể zoom xa nhất tại tiêu cự 55mm. Và không phải ống kính nào cũng có thể thay đổi tiêu cự được. Rất nhiều ống kính chỉ có một tiêu cự như ống kính 50mm f/1.8. Với ống kính có thể thay đổi tiêu cự thường được gọi là ống zoom. Còn các ống kính chỉ có 1 tiêu cự thường được gọi là ống fix, ống prime tùy người gọi.

TIÊU CỰ VÀ HỆ SỐ CROP

https://images.viblo.asia/0ed88b2e-7495-4d24-97fb-b22019e8d52a.jpg

Sự khác nhau giữa cảm biến FF và crop khi sử dụng cùng tiêu cự Nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến crop như Nikon D5300, D7200, Canon 7D, 70D, Sony A6000,… thì khi chụp cùng một tiêu cự, ảnh sẽ có góc nhìn hẹp hơn so với khi chụp trên máy ảnh cảm biến full frame. Ví dụ, nếu bạn chụp một ống kính 35mm trên máy ảnh cảm biến crop sẽ cho góc nhìn tương tự như khi bạn chụp ống kính 50mm trên máy ảnh có cảm biến full frame ở cùng khoảng cách. Điều này không có nghĩa là một ống kính 50mm trên máy ảnh crop có tính chất giống như ống kính 85mm trên máy ảnh full frame. Đây là điều mà những người mới chơi máy ảnh rất hay nhần lẫn. Sự khác nhau chỉ là ở góc nhìn do kích thước cảm biến khác nhau.

Mỗi máy ảnh full frame và crop có những ưu nhược điểm hoàn toàn khác nhau và không nghĩa là máy ảnh full frame thì sẽ tốt hơn crop. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.

PHÂN LOẠI CÁC DẢI TIÊU CỰ

https://images.viblo.asia/9b8c85a9-6c5a-42a7-899d-4793ca07b5c7.jpg

Trong nhiều trường hợp, tiêu cự 200mm có thể sử dụng để chụp phong cảnh Tùy vào tiêu cự mà chúng ta sử dụng cho các trường hợp khác nhau. Khi đã hiểu về tiêu cự, bạn sẽ biết ngay mình cần loại tiêu cự nào cho bức ảnh của mình. Dưới đây là phân loại một dải tiêu cự trong từng trường hợp thường dùng (tiêu cự theo cảm biến crop)

  • Chụp phong cảnh: từ 10mm đến 18mm
  • Chụp chân dung toàn thân: 24mm đến 45mm
  • Chụp chân dung: 55mm đến 140mm
  • Phơi sáng đêm: 10mm đến 18mm
  • Chụp macro: 70mm đến 150mm
  • Chụp gia đình và trẻ em: 35mm đến 90mm
  • Chụp thể thao ngoài trời: 200mm đến 400mm

TIÊU CỰ, ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH VÀ TỐC ĐỘ MÀN CHẬP

85mm f/1.2 L là ống kính chuyên để chụp chân dung Với cùng khẩu độ, các ống kính có tiêu cự dài hơn thì cho độ sâu trường ảnh càng nông hơn và khả năng “xóa phông” mịn hơn. Đó là lý do tại sao các ống kính 50mm hay 85mm vẫn được chọn để chụp chân dung thay vì các ống kính 10mm hay 18mm.

Độ méo trên các tiêu cự khác nhau Ống kính góc rộng thì cho độ méo từ rìa ảnh đến trung tâm lớn hơn so với các ống kính tele. Điều này lý giải tại sao khi bạn chụp cảnh ở tiêu cự 10mm, bạn cảm thấy chủ thể của mình bị biến dạng. Trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh như PTS hay Lightroom đã có sẵn các công cụ để điều chỉnh lại với từng ống kính khác nhau.

MẸO NHỎ CHIA SẺ

Tùy thuộc vào độ dài tiêu cự mà bạn cần điều chỉnh lại tốc độ màn chập Để tránh ảnh bị rung, mỗi ống kính bạn lại cần điều chỉnh tốc độ màn chập cho phù hợp. Một mẹo mà các nhiếp ảnh gia vẫn thường sử dụng là tiêu cự bao nhiêu thì tốc độ màn chập bấy nhiêu. Ví dụ với một ống kính 50mm, tốc độ màn chập “an toàn” là 1/50s, 200mm thì tốc độ màn chập an toàn là 1/200s. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào chủ thể bạn muốn chụp, tùy điều kiện và kỹ năng cầm máy. Nhưng dù sao đó cũng là mẹo rất hữu ích bạn nên nhớ để tránh bị rung khi chụp ảnh.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí