+3

Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm.

Công nghiệp phần mềm nói chung bây giờ được xem là một trong những trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước. Các công ty phần mềm thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn để cung cấp phần mềm chất lượng cao, và họ cố gắng để đạt được sự hài lòng của khách hàng.

1. Tính đúng

Một sản phẩm thực hiện được gọi là đúng nếu nó thực hiện chính xác những chức năng đã đặc tả và thỏa mãn các mục đích công việc của khách hàng.

Như vậy, một sản phẩm phải được so sánh chuẩn đặt ra để kiểm tra tính đúng và điều này dẫn đến có nhiều bậc thang về tính đúng.

Liệt kê theo thang giảm dần, tính đúng của phần mềm có thể:

  • Tuyệt đối đúng,
  • Đúng ,
  • Có lỗi,
  • Có nhiều lỗi,...

Ví dụ: Một hệ thống xử lý dữ liệu không chạy được khi file cơ sở dữ liệu rỗng hoặc có quá 104 bảng ghi,...là những hệ thống vi phạm tính đúng.

2. Tính kiểm thử được

Phần mềm có thể kiểm thử được là phần mềm mà nó có cách dễ dàng để có thể kiểm tra được. Đảm bảo rằng nó thực hiện đúng các chức năng dự định.

3. Tính an toàn

Tính an toàn của sản phẩm phần mềm được đánh giá thông qua:

  • Có cơ chế bảo mật và bảo vệ các đối tượng do hệ thống phát sinh hoặc quản lý.
  • Bản thân sản phẩm được đặt trong một cơ chế bảo mật nhằm chống sao chép trộm hoặc làm biến dạng sản phẩm đó.

4. Tính toàn vẹn

Sản phẩm phần mềm có tính toàn vẹn khi nó:

  • Có cơ chế ngăn ngừa việc thâm nhập bất hợp pháp vào phần mềm hay dữ liệu và ngăn ngừa việc phát sinh ra những đối tượng (dữ liệu, đơn thể...) sai quy cách hoặc mâu thuẩn với các đối tượng sẳn có.
  • Không gây ra nhập nhằng trong thao tác. Đảm bảo nhất quán về cú pháp.
  • Có cơ chế phục hồi lại toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc diện quản lý của sản phẩm trong trường hợp có sự cố như hỏng máy, mất điện đột ngột.

5. Tính tiêu chuẩn và tính chuẩn

Sản phẩm phần mềm cần đạt được một số tiêu chuẩn tối thiểu được thừa nhận trong thị trường hoặc trong khoa học, và có thể chuyển đổi dạng cấu trúc dữ liệu riêng của hệ thống sang chuẩn và ngược lại.

Tính chuẩn của phần mềm thể hiện ở sản phẩm đó phù hợp với các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Trong khi xây dựng phần mềm, cần tuân theo nguyên tắc chuẩn hoá sau:

  • Chỉ thiết kế và xây dựng phần mềm sau khi đã xác định được chuẩn.
  • Mọi thành phần của phần mềm phải được thiết kế và cài đặt theo cùng một chuẩn (tối tiểu thì các chuẩn phải tương thích nhau).

6. Tính độc lập

Phần mềm cần và nên đảm bảo được tính độc lập với các đối tượng sau:

  • Độc lập với thiết bị,
  • Độc lập với cấu trúc của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý,
  • Độc lập với nội dung của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý.Đ

7. Các tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm và ứng dụng của chúng

Trong thực tế, nhiều ứng dụng phần mềm, ứng dụng di động, và thậm chí là cả hệ thống doanh nghiệp được bán cho các khách hàng khác nhau mỗi ngày mà có thể không được phát triển dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nào. Tuy vậy, người ta vẫn mua chúng. Việc bỏ qua các tiêu chuẩn không có nghĩa là chất lượng phần mềm kém và nhu cầu sử dụng ít hơn đối với các sản phẩm đầu cuối (miễn là nó không phải là phần mềm quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như phần mềm y tế đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tổ chức FDA bên trong nước Mỹ và phải phù hợp với một trong các tiêu chuẩn). Vấn đề không phải là việc theo một tiêu chuẩn nào, mà điều thực sự quan trọng là bỏ qua hay làm giảm bớt tầm quan trọng của chất lượng phần mềm.

Điểm nhấn của bài viết này không phải là về các tiêu chuẩn của có một quy trình phát triển và kiểm thử tuyệt vời nào. Điều quan trọng đầu tiên cần nhận ra rằng chất lượng là một phần quan trọng của bất kỳ phần mềm. Công ty không nhất thiết cần phải có một đội ngũ và phương pháp bảo đảm chất lượng chuyên môn cao, nhưng ít nhất nó phải đáp ứng được các yêu cầu và thực tiễn liên quan.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí