0

Thuyết trình trước đám đông - bạn dám không?

download (2).jpg

Phát biểu trước đám đông mang lại cho bạn rất nhiều điều như nâng cao vị thế chuyên môn của bạn, thể hiện những kỹ năng mà bạn có và có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự tin nói ra những điều mình muốn. Bạn đã bao giờ cảm thấy hồi hộp, chảy mồ hôi tay hay đau bụng khi chuẩn bị phát biểu trước ai đó? Sợ nói trước đám đông không phải là một vấn đề mới. Thậm chí có một thuật ngữ khoa học gọi triệu chứng này là “glossophobia”.

Bài viết sau tổng hợp một số kinh nghiệm giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi để thuyết trình hiệu quả, thuyết phục và thu hút người nghe.

1. Tìm ra nguyên nhân làm bạn sợ hãi:

Tìm hiểu và đặt câu hỏi cho những nỗi sợ hãi của bạn bằng cách lên danh sách cụ thể những điều làm bạn lo lắng hay sợ hãi. Sau đó lần lượt đưa ra cách giải quyết cho những nỗi sợ này.

download.jpg

2. Khởi động cơ thể trước khi nói:

Những động tác thể dục giúp bạn giảm bớt căng thẳng và tập trung hơn. Thực hiện một vài động tác khởi động trước buổi phát biểu sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về vấn đề bạn sắp nói và cách bạn truyền tải nó. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chuyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn.

download (1).jpg

3. Chuẩn bị thật kỹ và thực hành:

Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông. Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố.

practice-makes-perfect.jpg

4. Tự giảm áp lực cho mình:

images.jpg

Trên thực tế ít có ai có thể phát biểu mà không mắc một lỗi nào. Ngay cả tổng thổng Mỹ cũng có một căn phòng để luyện tập trước khi phát biểu trước công chúng và khán giả của bạn cũng sẽ hiểu được nếu như bạn phạm sai lầm. Hay suy nghĩ về mỗi lời nói bạn đưa ra và những sai lầm bạn mắc phải như một bước đà để trở thành người có nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công “ăn thịt” bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng. Hãy nhớ: Bạn là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần bạn hướng dẫn và ngồi nghe bạn. Bạn hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa.

Nguồn tham khảo:

http://web.stanford.edu/dept/CTL/Oralcomm/Microsoft Word - OvercomingSpeechAnxiety.pdf http://www.calmclinic.com/anxiety/types/public-speaking-anxiety http://www.briantracy.com/blog/public-speaking/27-useful-tips-to-overcome-your-fear-of-public-speaking/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí