0

Thước đo performance của ứng dụng android

Với bất cứ các app android nào kể cả ứng dụng và game, UI (user interface) giao diện người dùng đẹp là một lợi thế nhưng UX (user experience) trải nghiệm người dùng mới là quyết định cuối cùng.

Bạn chơi game với UI cực đẹp và hấp dẫn nhưng đôi lúc cảm thấy giật lag trên chiếc phone yêu quý của mình. Bạn xài ứng dụng cực cool nhưng pin của bạn lại bị ngấu nghiến từng giây từng phút... Rõ ràng là một android dev, app performance luôn là điều trăn trở. Vậy thước đo nào để đánh giá lại hiệu năng của một ứng dụng phần mềm?

Bài viết này chỉ đơn giản nêu ra một vài thước đo cơ bản nhất mà bất cứ lập trình viên android nào cũng nên biết đến trong quá trình phát triển ứng dụng.

FPS

FPS hay Frames per second là thước đo quan trọng đầu tiên, cái tên nói lên tất cả, nó thể hiện cái cách mà ứng dụng bạn được trải nghiệm bởi user. Vậy nên luôn theo dõi chỉ số này và nâng cao nó chính là nâng cao trải nghiệm người dùng. Nếu FPS xuống thấp hơn 60, điều mà user cảm nhận đó là ứng dụng của bạn đang lag 😃

Cách để đo FPS khi làm ứng dụng đơn giản nhất là Settings -> Developer Options -> chọn Profile GPU Rendering -> chọn On screen as bars. Hoặc bạn cũng có thể tải 1 vài ứng dụng (uy tín) trên Play Store về.

CPU

Chỉ số này cũng cực kì quan trọng, nó cho bạn biết ứng dụng của bạn ngốn bao nhiêu % CPU. Càng sử dụng nhiều CPU đồng nghĩa ứng dụng của bạn càng ngốn pin của người dùng. Lúc này cần làm nhất để tránh bị rate 1* là bật android studio cải thiện codetest lại nhé.

CPU, Memory, Network illustration on Android Studio 3.0+

Memory

Nó cho bạn biết chính xác ứng dụng của bạn chiếm bao nhiêu bộ nhơ ram khi ứng dụng đang chạy. Nếu ứng dụng tốn càng nhiều bộ nhớ, nó có thể dẫn đến lỗi OutOfMemory. Đây là chỉ số mà bạn có thể tối ưu nhất, tìm thấy nhiều cách để giảm bộ nhớ chiếm dụng.

Network Traffic

Chỉ số này cho bạn biết tất cả các Network request được tạo ra từ ứng dụng của bạn. Tất nhiên chẳng user nào lại thích thú việc Data (3G, 4G) của họ bị giảm mạnh sau 1 hồi xài ứng dụng của bạn. Vì vậy hãy tìm cách loại bỏ tối đa những request không cần thiết và ngưng rút tiền của user 😃

Disk

Đây cũng là chỉ số cực kì quan trọng, nếu ứng dụng quá nặng nề, sử dụng quá nhiều bộ nhớ trong của phone thì hiển nhiên người dùng sẽ cân nhắc trước khi tải về. Hoặc nếu đã tải về, ứng dụng của bạn cũng có thể bị cân nhắc xóa bỏ vì chiếm quá nhiều không gian khi user cần không gian lưu trữ.

Happy coding !


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí