The Internet and the Web
I. Internet và World Wide Web
Internet (được tạo ra từ những năm ) là một hệ thống toàn cầu gồm hàng tỷ máy tính kết nối với nhau. Nó cho phép chia sẻ, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng, vượt qua mọi rào cản địa lý.
World Wide Web (WWW) sinh ra vào năm bởi Tim Berners-Lee, hay còn được gọi là "mạng lưới toàn cầu", là một hệ thống thông tin trên Internet cho phép các tài liệu và tài nguyên được kết nối với nhau thông qua liên kết siêu văn bản (hyperlinks). Nó bao gồm các trang web có thể truy cập thông qua Internet và trình duyệt web. World Wide Web không giống với Internet; nó là một phần của Internet, cung cấp một cách để truy cập thông tin thông qua các trang web.
Ngày nay, internet và World Wide Web đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Chúng không chỉ là các công cụ kết nối mạng máy tính mà còn là nền tảng cho sự phát triển không ngừng của xã hội thông tin.
- Trang web tin tức: các trang web như The New York Times, CNN, hoặc VnExpress cho phép người dùng đọc tin tức từ khắp nơi trên thế giới.
- Cửa hàng trực tuyến: các trang web như Amazon, Lazada, hoặc Shopee cho phép người dùng mua sắm trực tuyến.
- Mạng xã hội: Các trang như Facebook, Twitter, hoặc LinkedIn cho phép người dùng kết nối và chia sẻ thông tin với bạn bè và đồng nghiệp. ...
II. World Wide Web hoạt động như thế nào?
World Wide Web đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kỹ thuật số hiện đại. Không còn là một định nghĩa xa lạ, ngày nay những cụm từ như "lướt web", "lên mạng", "duyệt web" đều đang chỉ hành động sử dụng World Wide Web qua internet. Đối với một người dùng thông thường, đơn giản là họ bật trình duyệt Google Chrome lên (có thể là Cốc Cốc, Safari, ...) và truy cập vào các trang web phổ biến như https://www.facebook.com/, https://www.youtube.com/, ... Tại phần nội dung này chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu xem thực sự những hành động "duyệt web" quen thuộc trên đã diễn ra từng bước như thế nào.
1. Trình duyệt web (Web browsers)
Cái tên Web browsers hay trình duyệt web có lẽ ít quen thuộc hơn so với Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Safari, ... Hiểu đơn giản, Web browsers là một khái niệm chung chỉ những "công cụ" cho phép người dùng truy cập vào internet và các trang web.
Các trình duyệt web hiển thị giao diện các trang web cho người dùng, giao diện có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video, ... Thực ra, trình duyệt thực hiện phân tích mã HTML, CSS và JavaScript của trang web, biến chúng thành nội dung có thể hiển thị với người dùng. Chúng ta cũng có thể tương tác với nội dung như bấm like một bài viết, bình luận trong một status, ... Những hành động này sẽ được trình duyệt "phiên dịch" lại và tạo thành các "request" được xử lý ở client hoặc server tùy trường hợp. Các web browsers cũng giúp chúng ta lưu trữ lịch sử duyệt web, đánh dấu (bookmark) các trang web yêu thích, và quản lý cài đặt.
Một số trình duyệt web phổ biến có thể kể đến như:
- Google Chrome: Nổi tiếng nhất với gần tỷ người dùng trên toàn thế giới (theo thống kê của nhóm Atlas VPN), có giao diện thân thiện và tốc độ nhanh chóng.
- Mozilla Firefox: Được biết đến với tính năng bảo mật và quyền riêng tư mạnh mẽ, tuy nhiên không được người dùng ưa chuộng lắm.
- Safari: Trình duyệt mặc định trên các thiết bị của Apple, với hiệu suất tối ưu hóa và tính năng tiết kiệm năng lượng.
- Microsoft Edge: Phiên bản mới của trình duyệt Internet Explorer, hỗ trợ các tính năng hiện đại và tối ưu hóa cho Windows, được cài đặt mặc định trên các hệ điều hành Windows.
- Một số trình duyệt web khác như Cốc Cốc dành cho người Việt Nam, trình duyệt Tor với tính năng bảo mật, mã hóa mạnh mẽ, ...
2. URL
URL, viết tắt của Uniform Resource Locator, là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong thế giới Internet. URL không chỉ đơn giản là địa chỉ của một trang web, mà còn là cách thức chúng ta truy cập và tương tác với hầu hết các tài nguyên trực tuyến. URL của một trang web có thể quan sát tại thanh URL của trình duyệt web:
Một chuỗi URL đầy đủ được cấu tạo bởi nhiều thành phần, bạn đọc có thể xem chi tiết qua hình ảnh sau:
3. Giao thức HTTP và HTTPs
Nhìn lại hình ảnh thành phần URL trên, chú ý từ khóa đầu tiên scheme - chỉ giao thức URL sử dụng. Phần lớn các website chúng ta tiếp xúc sử dụng giao thức HTTP và HTTPs.
HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản được sử dụng rộng rãi trên World Wide Web. Nó cho phép truyền tải thông tin giữa máy chủ web và trình duyệt web của người dùng, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các loại dữ liệu khác. Ngày nay, giao thức HTTP đã không còn an toàn, nên phần lớn website đã thay thế nó bằng giao thức HTTPs (Hypertext Transfer Protocol secure) là phiên bản an toàn của HTTP, sử dụng mã hóa SSL/TLS để tăng cường bảo mật thông tin truyền tải. HTTPs giúp đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải giữa máy chủ web và trình duyệt là riêng tư và an toàn, phòng chống các cuộc tấn công nghe lén.
Thông thường, các trang web lừa đảo có xu hướng sử dụng giao thức HTTP, một số trang web cũ cũng chưa cập nhật giao thức an toàn. Hãy cẩn trọng khi sử dụng các website HTTP nhé, đặc điểm nhận dạng là biểu tượng cảnh báo cùng cụm từ "Not secure" trên thanh URL:
4. DNS - Hệ thống phân giải tên miền
Thực tế các trang web được đăng ký địa chỉ IP để có thể truy cập và định danh. Địa chỉ IP thực sự không được "thân thiện" với con người. URL được cấu tạo bởi các chữ cái (thường là các từ có nghĩa) nên con người dễ dàng sử dụng hơn. DNS (Domain Name System) là một hệ thống phân giải tên miền, được sinh ra với chức năng chính là chuyển đổi tên miền (ví dụ www.example.com) thành địa chỉ IP tương ứng (ví dụ 192.0.2.1). Như vậy, khi người dùng nhập tên miền vào trình duyệt, yêu cầu sẽ được gửi đến máy chủ DNS. Máy chủ này sau đó tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền đó trong cơ sở dữ liệu của mình. Khi tìm thấy, địa chỉ IP sẽ được trả về trình duyệt, cho phép trình duyệt kết nối với máy chủ web đích, trả về nội dung website mong muốn.
Rõ ràng, DNS giúp người dùng dễ dàng truy cập các trang web mà không cần nhớ địa chỉ IP. Bên cạnh đó, DNS giúp phân phối lưu lượng truy cập đến các máy chủ, thông qua việc sử dụng nhiều địa chỉ IP cho một tên miền. Về bảo mật, DNS cũng đóng một vai trò quan trọng, chẳng hạn kỹ thuật DNSSEC (DNS Security Extensions) nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công (như DNS spoofing).
Tài liệu tham khảo
All rights reserved