+1

Tại sao Performance Testing ngày càng trở nên quan trọng? (Phần 3)

IV. Những thách thức khi thực hiện test Performance

1. Phần lớn những rắc rối thường gặp được report bởi user

  • Phần lớn những issue về performance được phát hiện ra thông qua report của end user. Việc có hàng nghìn, thậm chí triệu người cùng sử dụng hệ thống cũng chính là những tester chất lượng và hiệu quả nhất để tìm ra performance issue. Hầu hết issue đến từ những hoạt động bình thường của end user. Người dùng gọi điện về support line phàn nàn về việc họ tốn quá nhiều thời gian vào loading time cho việc đặt mua một sản phẩm có thể giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm của mình. Nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc thất bại trong end user experience. Chúng ta sẽ dần dần đánh mất khách hàng khi vấn đề này xảy ra thường xuyên hơn. Việc giảm thiểu tối đa issue được report bởi end user cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà phát triển.

6.jpg

2. Khó khăn trong việc thực hiện Performance Testing trên live environment

  • Do khá nhiều lý do khác biệt mà Performance testing không được thực hiện trên live product (ảnh hưởng đến end user, có thể gây ra issue cho live product,…). Thay vì đó việc Performance Testing được thực hiện trên môi trường beta. Chúng ta không thể chắc chắn rằng khi Application chạy tốt trên beta thì cũng tốt trên live. Do vậy việc cần phải thực hiện Performance testing trên live mà không ảnh hưởng đến end user đang là thách thức mà các nhà phát triển phải đối mặt.

  • Sự phức tạp trên live environment cũng là yếu tố khiến cho việc thực hiện Performance Testing trở nên khó khăn hơn. Trong thời đại mở ngày nay, khi sản phẩm go live thì sản phẩm bây giờ là một mớ hỗn độn giữa các bên. Sản phẩm gốc của nhà sản xuất, các API liên quan, sản phẩm của bên thứ ba. Việc control được ảnh hưởng của các bên lẫn nhau là nhiệm vụ bất khả thi. Issue có thể đến từ khắp nơi. Có thể sản phẩm gốc là tốt nhưng khi kết hợp với bên thứ ba thì lại là một thất bại. Để giảm thiểu được rủi ro khi go live, cần thiết phải có sự hợp tác giữa các bên liên quan và quản lý tốt open source.

3. Sự đa dạng của device

  • Trong thời đại IoT, khách hàng có thể dễ dàng đặt mua một món hàng thông qua bất cứ thiệt bị nào có kết nối internet. Điều này đem lại sự tiện lợi cho người bán cũng như người mua. Nhưng với sự bùng nổ của device như hiện nay với ma trận các thiết bị cầm tay có thể kết nối internet thì việc product có thể thể hiện được performance tốt trên các thiết bị đó hay không đang là mối quan tâm lớn của các nhà phát triển. Người bán hàng luôn muốn sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nhiều nhất có thể và việc performance kém trên một loại thiết bị bất kì có thể làm mất lượng khách hàng đáng kể của họ.

  • Ngày nay việc sử dụng thiết bị cầm tay không còn là điều gì quá xa lạ với mọi người. Mọi thứ đều có thể làm trên các thiết bị cầm tay có kết nối internet. Xu hướng sử dụng thiết bị cầm tay đang dần thay thế cho các thiết bị truyền thống (PC, laptop,…). Điều này mang đến thách thức không nhỏ cho việc thực hiện Performance Testing. Một ứng dụng có performance tốt không chỉ là trên các thiết bị phổ thông mà còn là ứng dụng hoạt động ổn định trên tất cả các thiết bị hiện hành.

7.jpg

4. Chi phí cho APM là rất cao

  • Hiện tại chi phí cho việc thực hiện được APM là rất cao và rất nhiều nhà phát triển không sẵn sang bỏ chi phí đó ra để thực hiện APM. Hãy thử tưởng tượng rằng tại sao phải bỏ hàng chục nghìn đô để chỉ để thực hiện performance testing? Hay ứng dụng của tôi không cần phải hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị?...

  • Đây là một suy nghĩ rất nguy hiểm trong thời đại hiện nay. Trong cuộc chiến công nghệ khốc liệt khi mà mọi thứ đều hướng về khách hàng, hướng về trải nghiệm khách hàng và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm được đề cao hơn bao giờ hết thì những suy nghĩ như thế này có thể làm công ty của bạn lâm vào khó khăn hoặc thậm chí phá sản. Sẽ không ai sẵn lòng sử dụng sản phẩm có performance thấp của bạn khi mà có hàng loạt sản phẩm tương tự đang có trên thị trường có performance tốt hơn rất nhiều.

  • Việc đầu tư vào performance là rất quan trọng nhưng không phải là bạn cứ thế đầu tư một khoản lớn không cần thiết vào performance. Bài toán đặt ra là làm sao để có performance tốt nhất trong khoảng budget thấp nhất có thể có thể quyết định được sự thành công của công ty bạn trong tương lai.

Key remember

  • Tầm quan trọng của Performance là không phải bàn cãi. Nhưng Performance testing cũng đi kèm với những thách thức cần đối mặt. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì thách thức có thể thay đổi từng ngày nhưng bên trên là 4 điểm cần lưu ý khi muốn thực hiện được tốt và hiệu quả Performance Testing.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí