+8

Reconciliation trong React (P2)

1. Mở đầu


Chào mừng các bạn đã quay lại với phần 2 của bài viết về Reconciliation trong React. Ở bài viết trước đó chúng ta ta tìm hiểu sơ lược về cách mà React thực hiện việc so sánh các Element trong Virtual DOM Tree cũ và mới. Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục nốt những phần còn lại về việc so sánh này. Trước khi bắt đầu với bài viết này các bạn hãy chắc rằng mình đã đọc bài viết phần 1 trước đó, còn nếu chưa thì các bạn có thể đọc ở đây. Nào chúng ta cùng bắt đầu với phần 2.

2. Reconciliation trong React


c. Diff Algorithm (Reonciliation) (continue)

Nhắc lại 1 chút kiến thức ở phần trước về việc so sánh 2 Virtual DOM TreeReact sẽ cần đưa ra quyết định là tái sử dụng một Element dự vào type của nó như sau:

  • type bị thay đổi -> tạo mới Element
    • Việc tạo mới Element sẽ dẫn đến toàn bộ trạng thái của Element đó cũng như trạng thái của các thành phần con trong Element đó bị loại bỏ và tạo lại mới hoàn toàn.
    • React sẽ bỏ qua việc so sánh các thành phần con này nếu Element cha bị tạo mới.
  • type giữ nguyên -> tái sử dụng `Element
    • Lúc này Element sẽ không bị xóa bỏ mà thay vào đó sẽ được tiếp tục sử dụng.
    • Reactsẽ tiếp tục so sánh các Element con ở bên trong theo quy tắc tương tự cho đến khi đi hết toàn bộ phần children.

Ngoài ra cách so sánh của React là sẽ là đem 2 phần tử có cùng vị trí (giống như index trong mảng) trong Virtual DOM Tree đem ra so sánh với nhau cho đến khi đi hết toàn bộ. Nếu Element đó có phần con thì sẽ đi vào trong phần con của Element này và so sánh giống như cách các phần từ trong mảng hai chiều. Trường hợp nếu Virtual DOM Tree cũ hoặc mới có ít Element hơn thì các chỗ thiếu đó sẽ được tính là null. Đó là toàn bộ những gì mà chúng ta đã nhắc đến trong bài viết trước đó. Để bắt đầu với nội dung của bài viết tiếp theo thì chúng ta sẽ đi đến với một ví dụ như sau:

// Old
<div>
    <input />
<div>
   
// New
<div>
   <p>This is p tag</p>
  <input />
<div>

Kịch bản đặt ra là mỗi khi chúng ta nhập nội dung vào thẻ <input /> thì thẻ <p> ở phía trên đó sẽ xuất hiện. Bây giờ chúng ta sẽ đem những kiến thức mà ta đã học được ở phần trước đó và áp dụng vào ví dụ này để xem cách React so sánh hai Virtual DOM Tree cũ và mới này như sau:

  • Element cha có type từ div -> div -> không tạo mới.
  • Đi vào trong các Element con ta có:
    • Ở vị trí đầu tiên ta có type từ input -> p -> tạo mới thẻ <p>.
    • Ở vị trí thứ hai thì trong Virtual DOM Tree cũ ít hơn Virtaul DOM Tree mới một phần tử nên như mình đã nói ở trên phần thiếu này sẽ được coi là null so sánh với <input /> -> tạo mới thẻ <input />.

Như vậy là với những gì chúng ta tìm hiểu ở bài viết trước đó thì như vậy là toàn bộ quá trình React so sánh hai Virtaul DOM Tree cũ và mới. Tuy nhiên bạn có nhận ra vấn đề ở đây không 😄 ?. Nếu bạn còn nhớ thì như mình đã nói, khi một Element được xóa bỏ và tạo mới thì nó sẽ xảy ra việc Element đó sẽ bị mất đi toàn bộ trạng thái, ở đây sẽ bao gồm các trạng thái như việc khi ta focus vào ô <input /> hay nội dung mà ta vừa nhập trong ô <input /> sẽ bị biến mất và thay vào đó là 1 thẻ <p> được tạo ra cùng với một ô <input /> mới toanh. Tuy nhiên trên thực tế thì cách mà chúng ta viết code trong React với trường hợp nói trên sẽ có dạng như sau:

import React, { useState } from 'react;

const Form = () => {
    const [value, setValue] = useState('');

    const handleChange = e => { setValue(e.target.value) }

    return (
        <div>
            {value !== '' && <p>This is p tag</p>}
            <input 
                value={value}
                onChange={handleChange}
            />
        </div>
    )
}

Nhìn vào đọan code trên và áo dụng vào ví dụ ngay trước đó bạn có thể thấy rằng khi ta chưa nhập nội dung và ngay sau khi ta bắt đầu nhập nội dung vào ô <input /> thì Virtual DOM Tree cũ và mới sẽ được biểu diễn như sau:

// Trước khi nhập nội dung
<div>
    null
    <input />
</div>


// Sau khi nhập nội dung
<div>
    <p>This is p tag</p>
    <input />
</div>

Với trường hợp như trên thì việc so sánh Virtual DOM Tree cũ và mới sẽ được diễn ra tương tự như sau:

  • Element cha có type từ div -> div -> không tạo mới.
  • Đi vào trong các Element con ta có:
    • Ở vị trí đầu tiên ta có type từ null -> p -> tạo mới thẻ <p>.
    • Ở vị trí thứ hai ta có tyoe từ input -> input -> không tạo mới.

Vậy là trên thực tế khu chúng ta code thì thẻ <input /> của chúng ta ở đây không hề bị tạo mới vì thẻ <p> bị thiếu trước đó thực chất thì chúng ta thường đặt vào đó một giá trị null rồi nên nó sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc so sánh bị sai xót trong việc quyết định tạo mới hay tái sử dụng. Đồng thời ở đây toàn bộ trạng thái trên thẻ <input /> của chúng ta cũng sẽ được bảo toàn. Có một điều tiếp theo mình muốn chia sẽ cho các bạn là có thể đây là mộ trong những lý do mà React luôn yêu cầu chúng ta khi code phải có một Element cha bọc ngoài nếu có nhiều Element con cùng cấp như sau:

// Cách viết sai
const Demo = () => (
    <p>This is first p tag</p>
    <p>This is second p tag</p>
);

// Cách viết đúng
const Demo = () => (
    <div>
        <p>This is first p tag</p>
        <p>This is second p tag</p>
    </div>
);

Với trường hợp bạn code sai như trên thì sẽ nhận được một lỗi như sau:

SyntaxError
/src/index.js: Adjacent JSX elements must be wrapped in an enclosing tag. Did you want a JSX fragment <>...</>? (8:2)

Giả sử React cho chúng ta viết như cách sai đầu tiên thì áp vào ví dụ trước đó của chúng ta với thẻ <input /> thì chúng ta sẽ có được đoạn code như sau:

import React, { useState } from 'react;

const Form = () => {
    const [value, setValue] = useState('');

    const handleChange = e => { setValue(e.target.value) }

    return (
        <div>
            {
                value !== '' && (
                    <p>This is first p tag</p>
                    <p>This is second p tag</p>
             }
            <input 
                value={value}
                onChange={handleChange}
            />
        </div>
    )
}

Thì với đoạn code nói trên thì tương tự Virtual DOM Tree cũ và mới sẽ như sau:

<div>
    null
    <input />
</div>


// Sau khi nhập nội dung
<div>
    <p>This is first p tag</p>
    <p>This is second p tag</p>
    <input />
</div>

Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy quá trình so sánh 2 cây sẽ lại dẫn đến tạo mới thẻ <input /> vì ở Virtual DOM Tree thứ nhất có 2 Element con và Virtual DOM Tree mới có 3 vì thế nó sẽ là:

  • Ở vị trí đầu tiên thì ta có typenull -> p (<p>This is first p tag</p>) -> tạo mới
  • Ở vị trí thứ 2 thì sẽ là input -> 'p' (<p>This is second p tag</p>) -> tạo mới
  • Ở vị trí cuối cùng thì vì Virutal DOM Tree cũ có ít hơn Virtual DOM Tree mới một Element nên nó sẽ là null -> input -> tạo mới

Như vậy với trường hợp này thì React sẽ lại phải tạo lại thẻ <input /> đồng nghĩa với việc ta mất hết toàn bộ trạng thái cũng như nội dung đã nhập. Mặc dù chưa tìm được tài liệu nào chính xác nói về vấn đề này nhưng theo ý kiến cá nhân của mình thì đây "có thể" là một trong những lý do mà React luôn yêu cầu chúng ta bọc một thẻ ở ngoài cùng. Tiếp theo đây chúng ta sẽ đi đến một ví dụ cuối cùng đó là việc render một danh sách như sau:

const List = ({ list }) => (
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
       {
            list.map(item => (
                <p>{item.name}</p>
            ));
       }
    </div>
)

Và đây là kết quả đầu ra của chúng ta:

const list = ['First item', 'Second item', 'Third tem']
// Kêt quả thu được:
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
        <p>Fist item</p>
        <p>Second item</p>
        <p>Third item</p>
    </div>

Trong trường hợp danh sách của chúng ta thuộc dạng tĩnh và không bao giờ bị thay đổi về vị trí thì việc so sánh và cập nhật các Element sẽ diễn ra như bình thuwofng không có vấn để gì cả. Tuy nhiên đối với trường hợp dạng in ra danh sách như trên thì việc thứ tự bị thay đổi lại thường xuyên gặp phải. Nếu vẫn áp dụng phương pháp so sánh nói trên khi chúng ta thay đổi thứ tự trong danh sách thì như đã nói trước đó thì ở đây type của tất cẩ cá Element vẫn là p nên tất nhiên ở đây sẽ không xảy ra việc tạo lại thẻ <p> mà thay vào đó React sẽ cập nhật lại toàn bộ phần nội dung nằm trong thẻ p vì khi được sắp xếp lại có thể dẫn đến toàn bộ nội dung đổi chỗ cho nhau như sau:

// Old
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
        <p>Fist item</p>
        <p>Second item</p>
        <p>Third item</p>
    </div>

// New
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
         <p>Third item</p>
        <p>Fist item</p>
        <p>Second item</p>
    </div>

Tuy nhiên React có thể làm tốt hơn thế bằng cách chúng ta thêm vào cho mỗi phần tử trong danh sách một thuộc tính là key như sau:

const List = ({ list }) => (
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
       {
            list.map(item => (
                <p key={item.id}>{item.name}</p>
            ));
       }
    </div>
);

const list = [
    {key: 1, name: 'First item'},
    {key: 2, name: 'Second item'},
    {key: 3, name: 'Third tem'}
];
// Kêt quả thu được:
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
        <p key="1">Fist item</p>
        <p key="2">Second item</p>
        <p key="3">Third item</p>
    </div>

Trong trường hợp Element của chúng ta có key thì lúc này thay vì so sánh và update nội dung ngay thì React sẽ nhìn vào Virtual DOM Tree cũ vào tìm cái key đó để so tìm cái key với giá trị tương ứng rồi mới quyết định có cần update nội dung không hay chỉ cần sắp xếp lại thôi. Vì với 2 Element có giá trị key tương ứng sẽ được so sánh và quyết định là sắp xếp lại hay cập nhật nội dung. Việc sử dụng key như vậy còn hiệu quả hơn khi chúng ta thêm một phần tử mới vào đầu danh sách:

// Old
    <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
        <p key="1">Fist item</p>
        <p key="2">Second item</p>
        <p key="3">Third item</p>
    </div>
 
 // New
     <div>
        <h1>ITEM LIST</h1>
        <p key="4">Fourth item</p>
        <p key="1">Fist item</p>
        <p key="2">Second item</p>
        <p key="3">Third item</p>
    </div>

Với trường hợp nói trên mà không có key thì sẽ dẫn đến việc cập nhật lại toàn bộ 3 phần tử đầu tiên và thêm mới phần tử cuối cùng. Còn khi bạn Element đã có key thì React sẽ chỉ cần sắp xếp lại 3 phần từ đầu tiên và đồng thời thêm 1 phần tử mới vào đầu danh sách.

3. Kết bài


Bài viết thứ hai và cũng là bài viết cuối cùng của mình về chủ đề Reconciliation trong React đến đây là kết thúc. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có thêm một chút hiểu biết hơn về thư viện React. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí