+6

Powerful Console 💪

Như các bạn đã biết, khi làm việc với javascript, thì chúng ta không còn xa lạ gì console.log(). Nhưng ngoài phương thức log ra thì console còn gì thú vị nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua một vài phương thức khác để biết sức mạnh thực sự của console nhé!

1. console.table()

  • Như cái tên của nó, lệnh sẽ hiển thị dữ liệu dạng table, giúp bạn đọc dữ liệu một cách dễ dàng hơn.
const inventors = [
 { first: ‘Albert’, last: ‘Einstein’, year: 1879, passed: 1955 },
 { first: ‘Isaac’, last: ‘Newton’, year: 1643, passed: 1727 },
 { first: ‘Galileo’, last: ‘Galilei’, year: 1564, passed: 1642 },
 { first: ‘Marie’, last: ‘Curie’, year: 1867, passed: 1934 },
 { first: ‘Johannes’, last: ‘Kepler’, year: 1571, passed: 1630 },
 { first: ‘Nicolaus’, last: ‘Copernicus’, year: 1473, passed: 1543 },
 { first: ‘Max’, last: ‘Planck’, year: 1858, passed: 1947 },
 { first: ‘Katherine’, last: ‘Blodgett’, year: 1898, passed: 1979 },
 { first: ‘Ada’, last: ‘Lovelace’, year: 1815, passed: 1852 },
 { first: ‘Sarah E.’, last: ‘Goode’, year: 1855, passed: 1905 },
 { first: ‘Lise’, last: ‘Meitner’, year: 1878, passed: 1968 },
 { first: ‘Hanna’, last: ‘Hammarström’, year: 1829, passed: 1909 }
];
console.table(inventors);
  • Kết quả:

2. Styled console.log()

  • Nếu bạn mở console ở facebook.com thì bạn sẽ thấy thông báo của họ có màu đỏ. Để làm được điều đó thì cẩn sử dụng %c trong chuỗi và sử dụng code css ở tham số thứ hai để định nghĩa style:
console.log("%cStop!", "color: red; font-size: 50px; font-weight: bold; text-shadow: 0 1px 0 #ccc, 0 2px 0 #c9c9c9, 0 3px 0 #bbb, 0 4px 0 #b9b9b9, 0 5px 0 #aaa, 0 6px 1px rgba(0,0,0,.1), 0 0 5px rgba(0,0,0,.1), 0 1px 3px rgba(0,0,0,.3), 0 3px 5px rgba(0,0,0,.2), 0 5px 10px rgba(0,0,0,.25), 0 10px 10px rgba(0,0,0,.2), 0 20px 20px rgba(0,0,0,.15);");
  • Kết quả sẽ như sau, hãy thử ngay nhé:

3. console.warn()

console.warn(‘This a warning message!’);
  • Đây là phương thức để hiển thị ra một message cảnh báo, nó sẽ trong giống như bên dưới:

4. console.error()

  • Tương tự như phương thức console.warn(), nhưng thay vì hiển thị một message cảnh báo, thì phương thức console.error() sẽ hiển thị thông báo lỗi:

5. console.assert()

console.assert(1 === 2, ‘Assertion is incorrect!’);
  • Đây là phương thức giúp bạn test code của mình, và cho ra output một message bạn tự định nghĩa nếu assertion không chính xác. Nói cách khác, message sẽ được hiển thị khi code của bạn trả về false.

6. console.group()

  • Trở lại với data ở mục 1, nhưng lần này ta sẽ nhóm các dòng lại với nhau:
const inventors = [
 { first: ‘Albert’, last: ‘Einstein’, year: 1879, passed: 1955 },
 { first: ‘Isaac’, last: ‘Newton’, year: 1643, passed: 1727 },
 { first: ‘Galileo’, last: ‘Galilei’, year: 1564, passed: 1642 },
 { first: ‘Marie’, last: ‘Curie’, year: 1867, passed: 1934 },
 { first: ‘Johannes’, last: ‘Kepler’, year: 1571, passed: 1630 },
 { first: ‘Nicolaus’, last: ‘Copernicus’, year: 1473, passed: 1543 },
 { first: ‘Max’, last: ‘Planck’, year: 1858, passed: 1947 },
 { first: ‘Katherine’, last: ‘Blodgett’, year: 1898, passed: 1979 },
 { first: ‘Ada’, last: ‘Lovelace’, year: 1815, passed: 1852 },
 { first: ‘Sarah E.’, last: ‘Goode’, year: 1855, passed: 1905 },
 { first: ‘Lise’, last: ‘Meitner’, year: 1878, passed: 1968 },
 { first: ‘Hanna’, last: ‘Hammarström’, year: 1829, passed: 1909 }
];
inventors.forEach(inventor => {
 console.groupCollapsed(`${inventor.first}`);
 console.log(`This is ${inventor.first} ${inventor.last}`);
 console.log(`${inventor.first} ${inventor.last} was born in ${inventor.year}`);
 console.log(`${inventor.first} ${inventor.last} died in ${inventor.passed}`);
 console.groupEnd(`${inventor.first}`);
});
  • Phương thức này sẽ giúp bạn gom data theo từng category hay nhóm. Khi bắt đầu, bạn bắt buộc phải gọi hàm console.group() hoặc console.groupCollapsed(‘group name’) nếu muốn group được hiển thị dưới dạng collapsed. Và kết thúc nhóm bằng lệnh console.groupEnd(‘group name’)
  • Cùng xem kết quả:

7. console.time()

console.time(‘fetching data’);
fetch(‘https://api.github.com/users/ogasimli')
 .then(data => data.json())
 .then(data => {
 console.timeEnd(‘fetching data’);
 });
  • Phương thức này sẽ giúp bạn kiểm tra được thời gian thực thi code của mình. Bạn chỉ cần gọi console.time(‘key’) trước lệnh chạy code và gọi tiếp console.timeEnd(‘key’) sau lệnh chạy code. Như vậy hàm sẽ detect được thời gian thực thi code và log dưới đơn vị mili giây (milliseconds):

Tổng kết

  • Rõ ràng console còn rất nhiều phương thức thú vị mà mình chưa chia sẽ hết, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở link bên dưới.
  • Có nhiều phương thức chúng ta ít khi sử dụng tới, nhưng biết đâu sẽ hữu ích cho các bạn trong trường hợp nào đó.
  • Cám ơn các bạn đã theo dõi bài chia sẻ, chúc các bạn học tốt.
  • Tham khảo: Medium

All rights reserved

Bình luận

Đăng nhập để bình luận
Avatar
+6
Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí