Một số trick cho Console giúp nâng cao kỹ năng debug JavaScript
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Cách đơn giản nhất để debug JavaScript là hiển thị kết quả hay giá trị lên console của trình duyệt bằng phương pháp console.log()
. Cách này dễ dùng, đơn giản, tuy nhiên đôi khi không phải là cách tối ưu nhất để làm việc. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một vài cách "nghịch" console khá mới mẻ để phục vụ cho nhiều mục đích debug khác nhau.
Object console
cung cấp việc sử dụng console debug của trình duyệt. Tuy nhiên cách nó hoạt động đôi khi có thể khác nhau giữa các trình duyệt khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có một bộ tính năng được cung cấp khi sử dụng console
, và các câu lệnh này có thể hoạt động với tất cả các thư việc và framework do chúng được viết trong core của JavaScript rồi.
console.log()
Cách sử dụng cơ bản nhất của console.log()
là hiển thị output của code. Xem đoạn sau nhé:
function sayHello(name) {
console.log(name);
}
sayHello('Sun*');
Trong log sẽ hiển thị giá trị của name
đã được truyền vào hàm sayHello()
.
Nếu như chúng ta muốn đếm số lần chúng ta gọi đến hàm sayHello()
thì sao? Đơn giản thôi: console.count()
console.count()
count()
nhận 1 tham số là label
, và sẽ output ra số lần nó được gọi đến với label
. Nếu không có tham số nào thì nó đếm số lần chính nó được gọi đến với label
là "default"
function sayHello(name) {
console.count()
console.log(name)
}
sayHello("Đạt")
sayHello("Trung")
sayHello("Tuấn")
Đoạn code trên sẽ log ra như sau:
console.count()
ở đây giúp chúng ta đếm được số lần gọi đến hàm sayHello()
, nhưng để đếm ra số lần hàm ấy được gọi với cùng một tham số name
thì sao? Chúng ta chỉ việc truyền tham số name
như một label
vào hàm count()
function sayHello(name) {
console.count()
console.log(name)
}
sayHello("Đạt")
sayHello("Trung")
sayHello("Tuấn")
sayHello("Trung")
Tada! Chúng ta đã có thể đếm được số lần mà chúng ta gọi hàm sayHello()
với mỗi name
khác nhau.
console.warn()
Phương pháp này sẽ output một warning ra console. console.warn()
sẽ rất hữu dụng khi làm việc với các API. console.warn()
là lựa chọn lý tưởng nhất để thông báo cho người dùng biết được rằng có lỗi ở đâu đó, như thiếu tham số hay có API / Package nào đã bị xóa (deprecated).
function sayHello(name) {
if(!name) {
console.warn("Error 404: Name not found")
}
}
sayHello()
Đoạn code trên check rằng tham số name
có được truyền vào hay không. Nếu không có tham số name
nào được truyền vào thì thông báo sau sẽ được log ra:
console.table()
Nếu chúng ta làm việc với Arrays hay Objects, sử dụng console.table()
là cách hữu dụng nhất để hiển thị dữ liệu. Mỗi phần tử của mảng sẽ được hiển thị dưới dạng dòng trong bảng. Ở ví dụ sau chúng ta có một mảng các loại quả, nếu truyền mảng đó vào console.table()
thì chúng sẽ được output ra console dưới dạng bảng dữ liệu.
const fruits = ["kiwi", "banana", "strawberry"]
console.table(fruits)
Chúng ta sẽ có bảng dữ liệu sau:
Việc sử dụng console.table()
sẽ trở nên cực kì hữu dụng trong trường hợp phải làm việc và xử lý những mảng lớn lên đến hàng trăm phần tử. Sau đây mình sẽ ví dụ cho các bạn về một mảng có nhiều phần tử để thấy được sự tiện dụng của phương pháp này
const fruits = [
"Apple",
"Watermelon",
"Orange",
"Pear",
"Cherry",
"Strawberry",
"Nectarine",
"Grape",
"Mango",
"Blueberry",
"Pomegranate",
"Carambola",
"Plum",
"Banana",
"Raspberry",
"Mandarin",
"Jackfruit",
"Papaya",
"Kiwi",
"Pineapple",
"Lime",
"Lemon",
"Apricot",
"Grapefruit",
"Melon",
"Coconut",
"Avocado",
"Peach"
];
console.table(fruits);
Đây là output khi chúng ta dùng console.table()
:
Array thì như vậy, vậy Object thì sao ? Object sau chứa 3 key, name
, breed
và type
của thú cưng.
const pets = {
name: "Edgar",
breed: "pug"
type: "dog"
};
console.table(pets);
Và output dưới dạng bảng hiển thị key và value của Object:
console.group()
Khi làm việc với một tập các dữ liệu liên kết với nhau thì group lại các message hay output vào các group lồng nhau và liên quan tới nhau sẽ khiến dễ hiểu hơn bao giờ hết. Để tạo ra một group, chúng ta sẽ dùng cặp console.group()
và console.groupEnd()
. Hãy xem ví dụ sau:
console.log("This is the first level");
console.group();
console.log("Level 2");
console.group();
console.log("Level 3");
console.warn("More of level 3");
console.groupEnd();
console.log("Back to level 2");
console.groupEnd();
console.log("Back to the first level");
Và đây là output của đoạn code trên dưới dàng các block lồng nhau theo từng level ở trong console. Điều này hiển nhiên sẽ khiến làm việc với những dữ liệu có tính liên quan tới nhau dễ dàng hơn.
Phương thức console.groupCollapsed()
cũng làm được điều tương tự tuy nhiên block mới sẽ được rút gọn lại và cần phải click vào để bung ra.
Tổng kết
Vậy là mình đã nói khai quát qua về những cách sử dụng console
khác nhau, còn khá nhiều cách dùng khác, tuy nhiên mình chỉ nêu ra những cái mình hay dùng nhất. Cuối bài mình sẽ list ra các câu lệnh console
khác nữa để nếu bạn cảm thấy thú vị thì có thể tìm hiểu thêm nhé (bow)
Thank you and stay fresh !
console.assert()
console.clear()
console.count()
console.debug()
console.dir()
console.dirxml()
console.error()
console.exception()
console.group()
console.groupCollapsed()
console.groupEnd()
console.info()
console.log()
console.profile()
console.profileEnd()
console.table()
console.time()
console.timeEnd()
console.timeStamp()
console.trace()
console.warn()
Nguồn: Indrek Lasn - medium.com
All rights reserved