Những vấn đề gặp phải với Navigation (Phần 2)
This post hasn't been updated for 5 years
Ở bài viết trước, chúng ta đã có những trải nghiệm ban đầu với cách sử dụng thành phần kiến trúc mới là Navigation. Trong bài viết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu để trả lời cho những câu hỏi khó hơn như: Làm thế nào để chuyển dữ liệu về nơi gọi nó? Điều hướng có điều kiện hoạt động thực sự như thế nào trong thực tế?
Vấn đề chuyển dữ liệu về nơi gọi nó
Khi làm việc với các Activity, cách đơn giản đề nhận phản hồi về từ nơi đã start Activity đó là sử dụng startActivityForResult
và onActivityResult
. Đối với các fragment
thì không tồn tại cách trên và thành phần Navigation lại chủ yếu thực hiện với các fragment, vì vậy chúng ta phải tìm một giải pháp thay thế. Khi điều hướng từ một fragment này sang một fragment khác, tất cả những gì chúng ta cần là một action
mà không cần biết fragment
được start như thế nào, vì vậy cố gắng sử dụng callback cho fragment đó là một cách tiếp cận sai. Ở đây, chúng ta có thể sử dụng một thành phần khác, đó chính là ViewModel
. Các ViewModel
có thể có phạm vi là Fragment
hoặc là Activity
. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng nó để giao tiếp giữa các fragment. Vậy cách thức thực hiện sẽ như thế nào?
Để lấy một đối tượng ViewModel
, chúng ta phải sử dụng ViewModelProvider
:
ViewModelProviders.of(this).get(HomeViewModel::class.java)
Làm thế nào để có được phạm vi Activity
? Bí quyết nằm ở con trỏ this
. Có được ViewModel
ở phạm vi Activity
, làm thế nào có thể truyền dữ liệu giữa các fragment? Câu trả lời là sử dụng LiveData
.
Giả sử bạn muốn tìm ra item nào được chọn ở Fragment
tiếp theo, bạn có thể định nghĩa một event LiveData
trong ViewModel
như sau:
val itemSelectedEvent = MutableLiveData<Event<Item>>()
Khi select một item, hãy set value
với dữ liệu như sau:
itemSelectedEvent.value = Event(item)
Ở phía fragment gốc, bạn phải observer
event này:
viewModel.itemSelectedEvent.observe(this, EventObserver { ... })
Như vậy là hoàn thành. Bây giờ bạn nhận được một event khi điều hướng quay trở lại fragment
gốc.
Với cách đơn giản này, chúng ta có thể truyền dữ liệu trở lại nơi gọi nó mà không cần kết nối chặt chẽ chúng, điều này thật tuyệt vời.
Điều hướng có điều kiện
Đôi khi để truy cập một màn hình, bạn cần phải ở trong một trạng thái nhất định để có thể truy cập nó. Một trường hợp phổ biến cho điều này là bạn đã đăng nhập hoặc trải qua một số bước thiết lập. Thành phần Navigation đã hỗ trợ điều đó. Hãy bắt đầu với việc kiểm tra xem bạn có đăng nhập hay không khi mở màn hình và chuyển sang màn hình đăng nhập nếu không.
if (!isLoggedIn()) {
findNavController().navigate(R.id.login)
} else {
...
}
Điều này có vẻ khá đơn giản. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng nhập xong và quay trở lại? Bạn sẽ tiếp tục được chuyển tới trên cùng màn hình mà bạn vừa qua bước đăng nhập xong khi nãy. Vậy làm thế nào để biết được rằng bạn thực sự đã trở lại từ màn hình đăng nhập? Câu trả lời một lần nữa là: LiveData
và ViewModel
. Khi bắt đầu luồng login, chúng ta có thể set giá trị cho LiveData
là LOGIN_STARTED
và khi hoàn tất thì thay đổi giá trị thành LOGIN_FINISHED
. Ở phía nơi gọi, chúng ta quan sát trạng thái và biết rằng bạn phải trở lại màn hình trước đó hoặc nếu đã đăng nhập thì hiển thị nội dung. Flow này là tương tự như startActivityForResult
có trạng thái RESULT_OK
và RESULT_CANCELLED
để xác định xem luồng xử lý có hoàn thành hay không.
Start một luồng login có thể là trường hợp sử dụng phổ biến trong các ứng dụng. Một action điều hướng được xác đinh trên mỗi màn hình, vậy chúng ta có phải lặp lại action này ở mọi nơi không? Câu trả lời là không, nhờ vào global action.
Global action
Một global action được định nghĩa giống như bất kỳ tuỳ chọn khác, nó chỉ nằm trong phần từ navigation
thay vì fragment
:
<navigation
android:id="@+id/main">
<action
android:id="@+id/start_login"
app:destination="@id/login"/>
</navigation>
Bạn có thể thấy rằng phần tử navigation
có id
. Điều này không được thêm vào theo mặc định, nhưng để global action có thể hoạt động, chúng ta cần phải định nghĩa nó. Điều này đặc biệt cần thiết cho safe agrs như một class NavDirections
sẽ phải được tạo ra để giữ id
cho tên class.
Để điều hướng trở lại, tất cả những gì cần làm là gọi popBackStack()
và chúng ta sẽ quay trở lại nơi gọi. Nhưng nếu luồng login bao gồm nhiều màn hình thì sao? Có thể user sẽ đăng ký thay vì đăng nhập, vậy làm thế nào để quay lại màn hình gốc khi hoàn thành?
Đầu tiên, chúng ta nên duy trì luồng login dưới dạng lồng nhau. Biểu đồ điều hướng hỗ trợ lồng nhiều luồng trong xml. Chỉ cần thêm một phần tử navigation
bên trong như thế này:
<navigation
android:id="@+id/main">
<action
android:id="@+id/start_login"
app:destination="@id/login"/>
<navigation
android:id="@+id/login"
app:startDestination="@id/login_fragment">
<fragment
android:id="@+id/login_fragment">
<action
android:id="@+id/signup"
app:destination="@id/signup_fragment"
</fragment>
<fragment
android:id="@+id/signup_fragment">
</navigation>
</navigation>
Bằng cách này, luồng đăng nhập được xác định riêng biệt - màn hình đầu tiên của nó sẽ luôn giống nhau, bất kể bạn bắt đầu từ đâu. Nếu bạn muốn thay đổi, tất cả những gì bạn phải làm là thay đổi startDestination
.
Nhưng làm thế nào để bạn quay lại màn hình gốc khi hoàn thành đăng ký? Chỉ cần gọi popBackStack
sẽ đưa chúng ta trở lại để login
. Có 2 lựa chọn:
- Lựa chọn thứ nhất: chúng ta có thể gọi
popBackStack
bằngid
:
findNavController().popBackStack(R.id.login, true)
- Lựa chọn thứ hai: xác định action riêng trong luồng điều hướng của bạn:
<action
android:id="@+id/finish_login"
app:popUpTo="@id/login"
app:popUpToInclusive="true"/>
Kết luận
Trên đây là 3 vấn đề sâu hơn mà chúng ta sẽ thường gặp phải khi phát triển ứng dụng khi sử dụng thành phần Navigation. Cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều điều để khám phá. Khi tiếp tục áp dụng cho các dự án của mình, chắc chắn các bạn sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn nữa.
Vậy tính năng yêu thích của bạn trong Navigation Architecture Component là gì? Bạn đã tìm thấy điều gì mà chúng ta chưa đề cập đến?
All Rights Reserved