Một số điểm cần lưu ý khi test website thương mại điện tử
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Trong quá trình nghiên cứu cách để test một ứng dụng thương mại điện tử, tôi đã tham khảo rất nhiều tài liệu với các quan điểm khác nhau. Dưới đây là một bài viết với các quan điểm cơ bản, giúp bạn dễ hình dung và có được một khái niệm tổng quan khi test loại ứng dụng này. Bài viết tham khảo từ link: http://www.professionalqa.com/e-commerce-testing-checklist
Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành xu thế toàn cầu, là một phần quan trọng và chiếm ưu thế trong hầu hết các lĩnh vực của ngành bán lẻ. Nó cũng đã trở thành yếu tố cốt lõi của một kế hoạch kinh doanh. Vừa qua, Hội nghị APEC cũng chọn thương mại điện tử là một trong những trọng tâm lớn của chương trình nghị sự năm nay. Tại Việt Nam, thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển, dự đoán quy mô có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Song song với sự phát triển mạnh mẽ đó là sự ra đời, vận hành của các ứng dụng thương mại điện tử. Và việc đảm bảo chất lượng của các ứng dụng đó, là việc của chúng ta - các nhân viên kiểm tra chất lượng phần mềm. Trong giai đoạn hiện tại thì một ứng dụng Thương mại điện tử có thể được dành cho thiết bị di động hoặc máy tính để bàn hoặc cả hai. Do mức độ phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật số nên các ứng dụng thương mại điện tử cần phải được thử nghiệm trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng nó phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ và cả nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Thành phần của một ứng dụng thương mại điện tử:
Một hệ thống chạy ứng dụng thương mại điện tử rất lớn và phức tạp. Nó bao gồm các thành phần:
- Người mua / khách hàng
- Người bán hàng
- Nhà cung cấp là trung gian giữa người mua và người bán.
- Payment gateway - Cổng thanh toán được kiểm soát bởi một số bên.
- Ngân hàng của khách hàng
- Thử nghiệm ứng dụng di động
Danh sách các điểm cần kiểm tra:
Một ứng dụng web bao gồm một loạt các hoạt động. Vì vậy trong khi kiểm tra một ứng dụng thương mại điện tử có vài điểm đáng để xem xét, có thể được liệt kê như sau:
Phân tích nội dung:
Phân tích nội dung của một trang web liên quan đến việc xác minh xem liệu có bất kỳ nội dung nào không phù hợp đang được hiển thị trên tất cả các trang của ứng dụng hay không? Các nội dung (bao gồm: hình ảnh, văn bản, video, đường link) không phù hợp có thể là:
- Nội dung có thể gây xúc phạm đến một tổ chức hoặc cá nhân nào đó.
- Nội dung có thể gây sự nhầm lẫn (các thong báo, hướng dẫn không rõ ràng, bị sai)
- Nội dung có thể gây phương hại đến hình ảnh thương hiệu của công ty.
- Nội dung cần hiển thị nhưng bị lỗi không hiển thị được.
Quản lý phiên (session):
Khi mà tất cả các trang web thương mại điện tử đều biến động liên tục theo thời gian bởi số lượng lớn người dùng cùng truy cập, thực hiện các thao tác và các xử lý khác nhau thì phiên làm việc trở thành một khía cạnh rất quan trọng. Trong một trang web thương mại điện tử điển hình, thường xảy ra 2 trường hợp:
- Người dùng mới phải đăng ký để thực hiện được việc mua hàng.
- Một người tạm rời ứng dụng trong quá trình đang thực hiện giao dịch mua bán (đã chọn hàng vào giỏ, đang thực hiện thanh toán nhưng lại rời ứng dụng) và quay lại vào lúc khác. Trong một trong hai trường hợp, theo dõi phiên giao dịch của người dùng là rất quan trọng để tránh bỏ sót và xử lý sai dữ liệu người dùng.
==> Như vậy, chúng ta cần phải kiểm tra xem:
- Việc lưu session (nội dung, hình thức, vị trí lưu trữ) đã chính xác so với yêu cầu chưa?
- Việc restore session sau khi đóng ứng dụng có còn chính xác không?
- Việc copy, sửa, xóa session có được cho phép không?...
Đăng nhập và Bảo mật:
Vấn đề bảo mật của ứng dụng thương mại điện tử là một vấn đề vô cùng quan trọng, mang lại niềm tin và sự yên tâm cho các bên sử dụng. Chúng ta cần kiểm soát được các mối đe dọa có thể xâm nhập qua cơ sở dữ liệu của hệ thống, hoặc việc truyền những dữ liệu không liên quan, thất thoát các thông tin bảo mật khi thực hiện các giao dịch v.v.. Các mối đe dọa mạng đã trở thành một hiện tượng phổ biến và nó cần phải được giải quyết một cách cẩn thận tối đa. Tham khảo checklist bảo mật cho trang web: https://www.ait.com/tech-corner/9926-6-checklist-items-securing-website-infographic
Khả năng tương thích của trình duyệt
Một ứng dụng web phải được chạy liên tục (mượt mà, không bị crash) trên tất cả các nền tảng trình duyệt chính. Do đó việc đầu tiên là cần phải xác định được danh sách các trình duyệt cùng với các version tương ứng mà ứng dụng sẽ hỗ trợ. Việc sau đó là thực hiện các thao tác kiểm tra trên từng trình duyệt trong danh sách đó để đảm bảo ứng dụng đã tương thích và chạy tốt trên các loại trình duyệt được chỉ định.
Hiển thị trang:
Cần kiểm tra hiển thị của các trang trong ứng dụng trong cả trường hợp bình thường và bất thường, xem sự hiển thị có ổn định cho dù có xảy ra bất kỳ sự kiện, hoặc có bất kỳ lỗi nào hay không. Do đó nó bao gồm việc kiểm tra:
- Thời gian tải trang, thời gian phản hồi một xử lý có hợp lý không,
- Xem các liên kết có hoạt động đúng không
- Các plugin phụ thuộc đã chính xác chưa?
- Kích thước phông chữ, hình ảnh hoặc video liên kết có hiển thị đúng không v.v..
Khả năng sử dụng:
Bất kỳ ứng dụng nào được phát triển đều có ý nghĩa cho một nhóm người dùng nhất định. Một ứng dụng thương mại điện tử thì chủ yếu nhắm đến đối tượng là những người dùng cuối, do đó kiểm tra khả năng sử dụng của một ứng dụng web là rất quan trọng để làm cho ứng dụng có thể thành công thực sự. Tham khảo thêm về checklist kiểm tra khả năng sử dụng cho trang web: https://visual.ly/community/infographic/technology/25-website-checklist-factors-are-not-just-guidelines
Sao lưu và Phục hồi:
Một ứng dụng phải được kiểm tra xem khả năng chịu lỗi của hệ thống mạnh đến đâu. Hoặc cũng cần được kiểm tra xem đã có cơ chế nào để hồi phục lại hệ thống từ một hệ thống đang bị lỗi hay không?
Xử lý Đặt hàng
Sau khi đặt hàng, khách hàng phải có khả năng hủy, đặt hàng mới và theo dõi được tình trạng lô hàng của mình khi mua hàng.
Tích hợp hệ thống:
Tích hợp hệ thống bao gồm việc xác minh liệu giao diện của ứng dụng có khả năng kéo được thông tin mong muốn từ cơ sở dữ liệu ra để hiển thị hay không? Nó còn bao gồm việc kiểm tra mức độ mà nó có thể xử lý các thông tin đầu vào của người dùng.
Kiểm tra Cookie:
Cookie là một phần quan trọng của một ứng dụng web, lưu trữ dữ liệu người dùng trong một định dạng tệp tin văn bản trên máy khách. Do đó khi xử lý gọi lặp đi lặp lại tới cùng một đối tượng, thì phần thông tin trong Cookie sẽ được gửi đến máy chủ thay vì gọi lại chính đối tượng đó, nhờ đó việc phản hồi các yêu cầu sẽ nhanh hơn nhiều. Kiểm tra cookie cho một ứng dụng thương mại điện tử thì cần làm 2 việc:
- Xác minh xem cookie chứa dữ liệu đúng chưa?
- Xác mình xem việc tìm nạp lại cuộc gọi lặp lại từ cookie đó có được thực hiện đúng hay không?
Kết luận:
Các ứng dụng thương mại điện tử đã phát triển song song cùng với các hình thức kinh doanh truyền thống, và trở nên rất phổ biến. Kết quả là việc kiểm tra các ứng dụng như vậy cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực và năng lực tốt để có thể kiểm tra được các thành phần khác nhau của ứng dụng đó. Bao gồm: kiểm tra cơ sở dữ liệu, kiểm tra giao diện người dùng, kiểm tra cổng thanh toán, kiểm tra URL...
All rights reserved