+8

Machine Learning, Deep Learning cho người bắt đầu

Bạn đang xem những phần đầu tiên của chuỗi bài viết Machine Learning, Deep Learning cho người bắt đầu! Hy vọng qua lộ trình này bạn sẽ nắm chắc được công nghệ này từ cơ bản đến nâng cao, xây dựng Machine Learning model từ python thuần cho đến các thư viện cao cấp như TensorFlow hay Keras.

Series này mình sẽ triển khai cụ thể các kiến thức toán học cần thiết, khung sườn nội dung được sự cho phép của tác giả Ngoc Nguyen Ba từ tài khoản Github - Hiện đang là Founder và Community Manager của GDG Hanoi

Lộ trình này bao gồm:

  • Kiến thức toán học cần thiết
  • Kỹ năng lập trình Python
  • Thư viện Numpy và TensorFlow
  • Bài toán hồi quy (Regression)
  • Bài toán phân loại (Classification)
  • Xây dựng mô hình Decision Trees và Random Forests
  • Xây dựng mạng Neural Network
  • Xây dựng mạng Convolutional Neural Network (CNN)
  • Xây dựng mạng Recurrent Neural Network (RNN)
  • Triển khai (Deploy) Machine Learning Model trên Production

1. Kiến thức toán học cần thiết

a. Đại số tuyến tính

Nếu bạn có nhiều thời gian có thể tham khảo Series về đại số tuyến tính này link youtube (MIT 18.06 Linear Algebra). Tuy nhiên với bản thân mình cũng như nhiều bạn thì không có thời gian (mình cũng không đủ kiên trì nữa (yaoming)) thì mình xin tổng hợp lại những kiến thức chính mà các bạn nên nắm bẳt sau:

  • Scalar/Vector
  • Ma trận (Matrix)
  • Chuyển vị ma trận
  • Norm Vector
  • Tensor
  • Các phép toán với ma trận: Phép cộng ma trận, Phép nhân ma trận, Tích Hadamard/Element-Wise
  • Ma trận đơn vị
  • Ma trận nghịch đảo

b. Đạo hàm

Xin giới thiệu với các bạn series kinh điển để nhắc lại kiến thức đạo hàm. Essence of calculus - 3Blue1Brown

c. Lý thuyết xác suất

Phần này các bạn cần chú ý các khái niệm cơ bản:

  • Xác suất sử dụng không gian mẫu
  • Tiên đề xác suất
  • Các loại xác suất
  • Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất

2. Kỹ năng lập trình Python

Tại sao lại là Python?

Python là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất để làm Machine Learning vì tính đơn giản gọn nhẹ của nó. Nhưng để đưa vào Production thì mình nghĩ Javascript cũng là một lựa chọn không tồi. Mình sẽ chia sẻ về Machine Learning với Javascript trong các phần tiếp theo.

a. Cài đặt Python và các thư viện cần thiết:

Các bạn chú ý cài đặt đầy đủ các thư viện

  • Python
  • Pip
  • Jupyter Notebook

b. Tính chất đặc điểm

Python là ngôn ngữ thông dịch có:

  • Điểm mạnh:

    • Dễ viết/ Dễ đọc
    • Quy trình phát triển phần mềm nhanh vì dòng lệnh được thông dịch thành mã máy và thực thi ngay lập tức
    • Có nhiều thư viện mạnh để tính toán cũng như làm Machine Learning như Numpy, Sympy, Scipy, Matplotlib, Pandas, TensorFlow, Keras, vv.
  • Điểm yếu:

    • Mang đầy đủ điểm yếu của các ngôn ngữ thông dịch như tốc độ chậm, tiềm tàng lỗi trong quá trình thông dịch, source code dễ dàng bị dịch ngược.
    • Ngôn ngữ có tính linh hoạt cao nên thiếu tính chặt chẽ.

c. Các hàm dựng sẵn và kiểu dữ liệu trên Python

Các hàm dựng sãn trong Python

Hàm Mô tả
abs() Trả về giá trị tuyệt đối của một số
all() Trả về True khi tất cả các phần tử trong iterable là đúng
any() Kiểm tra bất kỳ phần tử nào của iterable là True
ascii() Tả về string chứa đại diện (representation) có thể in
bin() Chuyển đổi số nguyên sang chuỗi nhị phân
bool() Chuyển một giá trị sang Boolean
bytearray() Trả về mảng kích thước byte được cấp
bytes() Trả về đối tượng byte không đổi
callable() Kiểm tra xem đối tượng có thể gọi hay không
chr() Trả về một ký tự (một chuỗi) từ Integer
classmethod() Trả về một class method cho hàm
compile() Trả về đối tượng code Python
complex() Tạo một số phức
delattr() Xóa thuộc tính khỏi đối tượng
dict() Tạo Dictionary
dir() Trả lại thuộc tính của đối tượng
divmod() Trả về một Tuple của Quotient và Remainder
enumerate() Trả về đối tượng kê khai
eval() Chạy code Python trong chương trình
exec() Thực thi chương trình được tạo động
filter() Xây dựng iterator từ các phần tử True
float() Trả về số thập phân từ số, chuỗi
format() Trả về representation được định dạng của giá trị
frozenset() Trả về đối tượng frozenset không thay đổi
getattr() Trả về giá trị thuộc tính được đặt tên của đối tượng
globals() Trả về dictionary của bảng sumbol toàn cục hiện tại
hasattr() Trả về đối tượng dù có thuộc tính được đặt tên hay không
hash() Trả về giá trị hash của đối tượng
help() Gọi Help System được tích hợp sẵn
hex() Chuyển Integer thành Hexadecimal
id() Trả về định danh của đối tượng
input() Đọc và trả về chuỗi trong một dòng
int() Trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi
isinstance() Kiểm tra xem đối tượng có là Instance của Class không
issubclass() Kiểm tra xem đối tượng có là Subclass của Class không
iter() Trả về iterator cho đối tượng
len() Trả về độ dài của đối tượng
list() Tạo list trong Python
locals() Trả về dictionary của bảng sumbol cục bộ hiện tại
map() Áp dụng hàm và trả về một list
max() Trả về phần tử lớn nhất
memoryview() Trả về chế độ xem bộ nhớ của đối số
min() Trả về phần tử nhỏ nhất
next() Trích xuất phần tử tiếp theo từ Iterator
bject() Tạo một đối tượng không có tính năng (Featureless Object)
oct() Chuyển số nguyên sang bát phân
open() Trả về đối tượng File
ord() Trả về mã Unicode code cho ký tự Unicode
pow() Trả về x mũ y
print() In đối tượng được cung cấp
property() Trả về thuộc tính property
range() Trả về chuỗi số nguyên từ số bắt đầu đến số kết thúc
repr() Trả về representation có thể in của đối tượng
reversed() Trả về iterator đảo ngược của một dãy
round() Làm tròn số thập phân
set() Tạo một set các phần tử mới
setattr() Đặt giá trị cho một thuộc tính của đối tượng
slice() Cắt đối tượng được chỉ định bằng range()
sorted() Trả về list được sắp xếp
staticmethod() Tạo static method từ một hàm
str() Trả về một representation không chính thức của một đối tượng
sum() Thêm một mục vào Iterable
super() Cho phép tham chiếu đến Parent Class bằng super
tuple() Function Tạo một Tuple
type() Trả về kiểu đối tượng
vars() Trả về thuộc tính dict của class
zip() Trả về Iterator của Tuple
import() Hàm nâng cao, được gọi bằng import

Nếu muốn biết hàm này cụ thể làm gì, có đối số nào, bạn chỉ cần nhập lệnh:

print(ten_ham.__doc__)

Python sẽ giải thích khá đầy đủ về hàm, bạn có thể đọc và làm vài ví dụ để hiểu hàm đó.

Các kiểu dữ liệu trong Python

Kiểu dữ liệu cơ bản
  • Kiểu int: Kiểu số nguyên (không có chứa dấu chấm thập phân), có thể lưu các số nguyên âm và dương.

    • Ví dụ: 113, -114
  • Kiểu float: Kiểu số thực (có chứa dấu chấm thập phân),

    • ví dụ: 5.2, -7.3
  • Kiểu complex: Kiểu số phức,

    • ví dụ 1: z = 2+3j thì 2 là phần thực, 3 là phần ảo (j là từ khóa để đánh dấu phần ảo)
    • ví dụ 2: z=complex(2,3) thì 2 là phần thực, 3 là phần ảo
    • Khi xuất kết quả ta có thể xuất:
    • print(“Phần thực= “,z.real) ==>Phần thực= 2
    • print(“Phần ảo= “,z.imag) ==> Phần ảo= 3
  • Kiểu str: Kiểu chuỗi, để trong nháy đôi hoặc nháy đơn

    • Ví dụ: “Obama”, ‘Putin’
  • Kiểu bool: Kiểu luận lý, để lưu True hoặc False

    • Ví dụ 1: t1=True
    • Ví dụ 2: t2=False

Đọc tiếp tại đây bạn nhé


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.