Làm thế nào để viết Agile Marketing User Stories
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Cách thức nào để viết Agile Marketing User Story? Agile Marketing User Story khác gì so với User story dược sử dụng bởi Developer?
Tôi sẽ sử dụng Microsoft SQL Server như là một ví dụ của business-to-business(B2B). Sau đó tôi sẽ đi qua từng bước, quá trình tạo ra Agile Marketing User Stories cho SQL Server để minh họa.
Personas (thông tin khách hàng)
Bất kỳ một sự cố gắng nào để viết User story cho marketing đều cần bắt đầu bằng cách xác định thị trường mục tiêu trong các form của personas. Người ta đã viết rất nhiều về personas. Karen Holtzblatt dành một chương trong cuốn sách Rapid Contextual Design của mình để viết về personas. Tôi sử dụng một form đã được chỉnh sửa của Karen Holtzblatt; template này được phát triển bởi Todd Warren cho khóa học Nuvention Web tại Đại học Northwestern. Xem ví dụ dưới đây:
Đầu tiên, xác định tất cả các personas có liên quan đến quyết định mua SQL Server. Việc này sẽ được thực hiện cho các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn; doanh nghiệp nhỏ thuộc vào loại khác và cũng không nên cố gắng để tạo ra personas hoặc một quá trình mua hàng cho doanh nghiệp nhỏ. Trong các doanh nghiệp cỡ lớn đến trung bình, giả định rằng việc mua thường được thực hiện bởi một nhóm người, có thể là một tổ chức chính thức hoặc một nhóm không chính thức có nhu cầu.
Vai trò | Mô tả |
---|---|
Evaluation Lead | Chỉ đạo việc đánh giá, thực hiện tất cả những nghiên cứu ban đầu, làm việc với nhóm để cho lời khuyên nhằm đưa đến quyết định |
Decision Maker | Đưa ra quyết định cuối cùng |
Financial decision maker | Sở hữu ngân sách và đưa ra quyết định cuối cùng trong giới hạn tài chính. Có thể Decision maker đảm nhiệm luôn vai trò này |
SQL admin | Chịu trách nhiệm quản trị hệ thống SQL database |
Developer | Người phát triển phần mềm và sử dụng SQL database |
User | Người dùng cuối cùng của cái ứng dụng đang sử dụng SQL database |
Một persona cần phải được viết cho từng vai trò này. Dưới đây là một ví dụ persona cho vai trò evaluation lead.
Một khi đã có personas chi tiết cho từng vai trò, bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để mỗi vai trò sẽ phát triển từ việc nhận thức là cần thiết cho đến việc mua hàng. Cái này được gọi là Buyer’s Journey(Hành trình của người mua).
Buyer’s Journey (Hành trình của người mua)
Một cách dễ nhất để hình dung Buyer’s Journey là để kết hợp nó với phần mềm mind mapping như Mindjet. Dưới đây là ví dụ về buyer’s journey của Michael- một evaluation lead, đồng thời cũng là evaluates databases.
Khi bạn đã có buyer’s journey thì bạn có thể bắt đầu viết user story cho hầu hết các bước trong buyer’s journey. Tuy nhiên không phải là tất cả các bước bởi vì một số bước thực hiện nội bộ, và nó cũng không thể hoặc là không mong muốn để cho các nhà cung cấp tham gia vào những bước sau. Đây là một ví dụ Agile Marketing user story cho buyer’s journey của Michael:
“Là một Evaluation lead, tôi muốn để có thể nhìn thấy trong vòng 5 giây những gì khác biệt giữa sản phẩm của bạn và các đối thủ cạnh tranh như vậy mà tôi có thể xác định nếu bạn là một người phù hợp cho danh sách các ứng viên dự bị của tôi.”
Tiếp thị nội dung
Sau khi đã có Buyer’s journey, bước tiếp theo là tạo ra các nội dung có nghĩa và đáp ứng được user story. Cũng như các developer viết code để đáp ứng user story của họ, các nhà tiếp thị viết nội dung. Và cũng giống như các developer chỉ rõ các tiêu chí chấp nhận cho code của họ, Agile marketing cần phải xác định "tiêu chí chấp nhận" cho nội dung của họ.
Ngoài ra để viết user story theo hình thức “As a [role], I want to [task], so that I can [goal or benefit]”, người viết user story cần được cung cấp bối cảnh và thông tin, cũng như các chuẩn mực chấp nhận. Bối cảnh trong trường hợp này có thể là một cái gì đó giống như một danh sách các tiêu chí ban đầu điển hình mà một người mua như Michael có thể có, cũng như sự khác biệt độc đáo của công ty.
Tiêu chí chấp nhận
tiêu chí chấp nhận là những điều kiện để thỏa mãn. Đối với các nhà tiếp thị, chúng ta nên viết ra các tiêu chí chấp nhận. Thông thường chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã làm xong khi viết ra được các nội dung trong đó đề cập một cách nào đó sự hiểu biết của chúng ta về nhu cầu của người dùng. Trong trường hợp này, có thể sử dụng fivesecondtest.com để kiểm tra nội dung- Người xem có nhận được cái mà tôi dự định thông báo trong vòng năm giây không? họ có thể nhớ lại những thông điệp chính và một số các tiêu chí chấp nhận không? Cần trả lời các câu hỏi như Tiêu chí chấp nhận có bao gồm những nội dung có tác động tích cực đến số lượng các đánh giá mà chúng ta đang nhận được hay không? Có ảnh hưởng đến các tiêu chí đánh giá so với các đối thủ cạnh tranh không? Có giúp tăng doanh số? Một khi bạn đã đặt tất cả những tiêu chí trên vào một thẻ, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu sprint planning. Bạn nên có nhiều user story khi bắt đầu vào sprint planning. Gần như chắc chắn sẽ phải thêm những user story bổ sung trong quá trình lên kế hoạch sprint do yêu cầu của khách hàng.
Nguồn: http://www.agilemarketing.net/agile-marketing-user-stories/
All rights reserved