+6

KOTLIN: CLASS AND INHERITANCE

Chào các bạn, tiếp nối loạt bài về kotlin, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểm về class và tính kế thừa trong class

Class

Tương tự với Java, để tạo ra một class ta sử dụng từ khóa class để khai báo.

Java

public class Invoice {
}

Kotlin

class Invoice {

}

Ta thấy dòng code khai báo class Invoice trong Kotlin không xác định visibility modifier(access modifier) cho class, tuy nhiên trong Kotlin nếu ta không xác định visibility modifier cho class, thì mặc định sẽ là public.

Nếu một class không có body, không có bất kì một param nào ta có thể khai báo như sau, không cần dấu {}

class Empty

Constructor

Kotlin có một primary constructor và có thể có một hoặc nhiều secondary constructors. Để xác định primary constructor ta khai báo như sau:

class Person constructor(firstName: String) {
}

Nếu như primary constructor không có bất kì một visibility modifier** hoặc annotation thì từ khóa constructor có thể bỏ:

class Person(firstName: String) {
}

Còn nếu có visibility modifier hoặc annotation thì từ khóa constructor sẽ cần phải có:

class Customer public @Inject constructor(name: String) { ... }

Primary constructor không chứa bất cứ dòng code nào, nếu muốn thực hiện các logic code ngay sau primary constructor có thể thực hiện bằng cách khởi tạo ra một block {} với từ khóa tiền tố init ở trước:

class Customer(name: String) {
    init {
        print("Customer's name is $name")
    }
}

Chú ý: Các param của primary constructor nếu khai báo name: String, nó chỉ được sử dụng trong các block init{...} và để khởi tạo các property trong body class , không thể sử dụng trong các function của class hoặc các instance của class đó:

class Customer(name: String) {
    val customerKey = name.toUpperCase()

    init {
        print("Customer's name is $name")
    }
}

Do đó để coi các param của primary constructor như một property trong class, ta thêm var hoặc val cho các param của primary constructor:

class Person(val firstName: String, val lastName: String, var age: Int) {
    // ...
}

Secondary Constructors

Trong một class chỉ có duy nhất một primary constructor, tuy nhiên có thể có nhiều secondary constructor. Để tạo secondary constructor ta khai báo như sau:

class Person {
    constructor(parent: Person) {
        parent.children.add(this)
    }
}

Nếu như class có primary constructor thì mỗi secondary constructor phải khởi tạo giá trị cho primary constructor bằng cách gọi primary constructor một cách gián tiếp hoặc trực tiếp:

class Invoice(id: Int ) {

    constructor(id: Int, name: String) : this(id) {
        //this ở đây gọi trực tiếp đến primary constructor
        // và truyền giá trị id cho primary constructor
    }

    constructor(id: Int, name: String, version: Int) : this(id, name) {
        //this ở đây gọi trực tiếp secondary constructor 2 tham số
        // và được coi là gọi gián tiếp primary constructor qua secondary constructor 2 tham số đó
    }

}

Nếu như một class không tạo ra bất kì một constructor nào (primary và secondary) thì mặc định Kotlin sẽ tạo ra một primary constructor 0 param và visibility modifier là public, nếu ta không muốn ai sử dụng constructor đó (đồng nghĩa với việc không tạo ra bất kì một instance nào của class đó) thì ta thêm visibility modifier là private trước primary constructor không tham số:

class DontCreateMe private constructor () {
}

Tạo instance cho class

Java

Invoice invoice = new Invoice();
Customer customer = new Customer("Joe Smith")

Kotlin

val invoice = Invoice()

val customer = Customer("Joe Smith")

Việc tạo instance cho class giống như gọi một function.

Lưu ý là trong Kotlin không có từ khóa new.

Tạo instance cho nested class sẽ được trình bày trong phần Nested Class

Kế thừa (Inheritance)

Khác với Java, mọi class đều ngầm hiểu là kế thừa từ lớp cha Object, còn ở trong Kotlin các class sẽ được hiểu là kế thừa từ lớp cha Any

class Example // Implicitly inherits from Any

Lưu ý ở đây Any không phải là Object, vì Any không có bất cứ một function nào khác ngoài các functionequals(), hashCode() và toString().

Để thực hiện kế thừa ta khai báo tên class cha sau tên dấu ::

open class Base(p: Int)

class Derived(p: Int) : Base(p)
open class Base(p: Int) {
    constructor(p: Int, t: String) : this(p)
}

class Derived(p: Int) : Base(p, "Hello")

Ở đây class Derived kế thừa class Base. Class Derivedprimary constructor, do đó khi thực hiện kế thừa phải khởi tạo giá trị cho các param của primary constructor hoặc* secondary constructor* class cha ngay sau tên class cha.

Nếu class thực hiện kế thừa (ví dụ như Derived) không có primary constructor, ta có thể thực hiện khởi tạo các giá trị param của primary constructor hoặc secondary constructor class cha qua các secondary constructor của class thực hiện kế thừa bằng từ khóa super:

class MyView : View {
    constructor(ctx: Context) : super(ctx)

    constructor(ctx: Context, attrs: AttributeSet) : super(ctx, attrs)
}

Chú ý: từ khóa open có nghĩa ngược lại với final trong Java. Thêm open khi khai báo class Base cho phép các class có thể kế thừa từ nó. Mặc định tất cả các class trong Kotlin đều là final.

Overriding method

Tương tự với Java các class con trong Kotlin có thể override lại các function của class cha, với điều kiện function đó của class cha phải được khai báo với từ khóa open. Khác với Java khi override method ta có thể khồng cần annotation @Override, tuy nhiên trong Kotlin thì nhất định phải xác định nó bằng annotation override:

open class Base {
    open fun v() {}
    fun nv() {}
}
class Derived() : Base() {
    override fun v() {}
}

Lúc này function fun() trong class Derived tự động được hiểu là open, do đó nếu không muốn bất cứ class nào override lại function func() khi kế thừa class Derived. Ta đánh dấu nó với từ khóa final:

class Derived() : Base() {
    final override fun v() {}
}

Overriding property

Các phần liên quan đến overriding property được trình bày tại đây

Overriding rule

Một vấn đề xuất hiện khi thực hiện đa thừa kế trong Kotlin đó là có những property hoặc method giống nhau giữa các superclass ví dụ như một class kế thừa cả class Ainterface B:

open class A {
    open fun f() { print("A") }
    fun a() { print("a") }
}

interface B {
    fun f() { print("B") } // interface members are 'open' by default
    fun b() { print("b") }
}

Khi kế thừa cả A và B, để gọi đích thị đến function f() của class A hay interface B ta sử dụng super<Base> để xác định:

class C() : A(), B {
// The compiler requires f() to be overridden:
override fun f() {
    super<A>.f() // call to A.f()
    super<B>.f() // call to B.f()
}
}

Abstract Classes

Class hoặc các thành phần của nó có thể được khai báo là abstract. Các thành phần được khai báo abstract trong một class abstract không cần phải khai báo body:

abstract class Base {
    abstract fun calculate()
}


class Invoice(id: Int) : Base() {
    override fun calculate() {

    }
}

Ta cũng có thể biến một open function non-abtract thành abstract bằng cách override lại nó:

open class Base {
    open fun f() {}
}

abstract class Derived : Base() {
    override abstract fun f()
}

Bài học về class và tính kế thừa trong class đến đấy là kết thúc, hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo trong loạt bài về kotlin


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí