+99

Kí sự Freelancer ở Upwork

Tại sao nên đọc bài này

  • Một cách để có thêm thu nhập
  • Những thứ mà mình đã trải nghiệm khi làm freelance

Profile Upwork của mình. Chắc là cũng đủ để có thể chia sẻ với mọi người

Profile Upwork của mình. Chắc là cũng đủ để có thể chia sẻ với mọi người

Lý do mình bắt đầu

À, do mình hết tiền. Lúc mình nghỉ công ty cũ thì cầm đúng một tháng lương là tiền thưởng tết để đối mặt với cuộc đời này.

Quá lười để viết một chiếc CV mới, quá thiếu ý chí để tìm một công việc văn phòng khác, và quan trọng nhất là…quá đói rồi nên mình mới lân la tìm việc freelancer.

Vậy là search được vài trang và dừng lại ở Upwork. Vậy là hành trình trở thành Freelancer của mình bắt đầu từ đây 🚀

Tại sao không phải là làm freelance ở Việt Nam?

Vì mình chả quen ai cả. Kĩ năng thì có nhưng quan hệ thì không (giống mấy người nghiện coi film xxx 🤨). Và lý do thứ hai là mình khá không hợp với cách làm việc của người Việt Nam

  • Pay rate thấp, lại đổi requirement liên tục
  • Timeline lúc thì sát đít, lúc thì vô cùng
  • Cách làm việc thường theo pattern để tôi hơn, bạn thiệt

Image

https://rgb.vn/bon-trend-ua-em-la-gi-ma-dan-nganh-khiep-so/

Mình không đánh đồng tất cả, nhưng đấy là những thứ mà mình nhìn thấy và trải nghiệm nên mình cũng rất không muốn phải làm việc kiểu như vậy. Chắc mọi người không còn lạ gì quịt tiền của dev, hay làm một website 2tr rồi.

Nhưng mà nếu bắt đầu với môi trường quốc tế thì bạn phải làm được 2 điều:

  • Biết tiếng Anh, càng nhiều càng tốt
  • Trả lời được câu hỏi: “Thành, vậy năng lực cạnh tranh của mày là gì? Mày làm sao nói tiếng Anh giỏi bằng tụi EU, làm sao mày chịu được cái rate 6$/hrs của tụi Ấn độ”

Khi gian nan bắt đầu

Dùng hết cả buổi tối để fill hết đống tên, kĩ năng, bla bla cho Upwork vậy là mình start quá trình làm freelance thôi. Lúc bắt đầu mình nghĩ là chắc cũng khó, mà dkm, khó không tưởng 😱

Mọi thứ bắt đầu cực kì khó khăn và suffer khi mình phải viết một thứ gọi là Proposal, một đoạn text ngắn đề nói với người đăng việc là “Bố mày đỉnh lắm, bố mày hợp vkl với cái công việc này nè, mày tuyển tao đi”

image.png

Đó, đại loại vậy, vậy mà mình viết hết proposal này tới proposal khác mà chả thấy ma nào hồi âm cả. Sad 🥹

Cả tuần sau thì mới có 1-2 người hồi âm mà nội dung thì cũng chả đâu vào đâu, kiểu mày có kinh nghiệm gì làm prj như này chưa? Làm rồi thì đưa tao coi xem thử. Mà mình thì làm méo gì có những thứ như vậy để show ra cho người ta, vậy là lại fail.

Sau 2,4 tuần cứ viết viết mà chả ai hồi ầm, chả hiểu sao mà mình may mắn lại tìm thấy một job lập trình mà yêu cầu là người Vietnam. Perfect, vậy là mình viết ngay mấy dòng “Hey tao là người Việt Nam nè vào tao cũng biết lập trình bla bla …”. Vậy là được nhận.

Bắt đầu từ công việc đầu tiên đó, mình được đánh giá cao nên sau này càng nhận được nhiều job hơn. Không còn vất vả phải soạn tâm thư mà lại không nhận được gì.

Vậy là mình làm những công việc từ 70$/prj (Cái này mình làm hết mọe cả ngày mới xong), tới công việc 14$/hr cho tới giờ là 45 - 50 $/hr

Bí kíp

Mình thấy kì này trên TikTok bắt đầu share làm freelance thế này thế kia rồi bán khóa học đồ. Nên mình share ở đây hy vọng mọi người đỡ phải mua 😃)))) Vì mình cũng méo có ý định bán hay dạy ai gì cả

1. Hãy tìm một job ở ngách

Bạn sẽ rất khó khi bắt đầu công việc freelancer với những Job khá là chung chung kiểu: Cắt HTML, CSS, làm React,…

Tại vì số người đã có profile trên Upwork làm những thứ như vậy là rất rất nhiều rồi. Chả có ông nào khùng tới mức thuê bạn cho những công việc như trên nếu bạn chưa có profile đâu.

Do đó chiến thuật nên là tìm những công việc kiểu nó dị dị á. Ví dụ lúc đó mình sẽ dùng keywork Vietnam để xem có job nào mà người nước ngoài cần tuyển Việt Nam không, như vậy sẽ dễ nhận được việc hơn. Hoặc là thay vì tìm keyword là react, mình sẽ tìm Vuejs, Svelte, Astrojs,… đó, job tuy ít hơn nhiều nhưng khả năng được làm việc cũng cao hơn.

image.png

Tuy nhiên để làm được điều này bạn cũng cần là một version flexible có thể learn mọi thứ một cách nhanh chóng. Và cũng phải tự tin là bản thân sẽ làm được.

2. Mục tiêu của proposal để người ta phải trả lời mình

Đừng chỉ viết tôi có A, có B và đó là lý do tôi là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Hay viết kiểu như vầy

Hey tao có từng làm A, có biết B nên tao thấy tao phù hợp với mày nè. Tao cũng thấy hứng thú với prj của mày cực, có điều có điểm này có vẻ không đúng lắm, hoặc tao chưa hiểu rõ lắm. Mày giải thích cho tao được không?

Đó làm kiểu vậy thì khả năng người ta sẽ trả lời lại bạn sẽ cao hơn rất nhiều, đồng thời cũng không sợ bị cạn kiệt connect nữa.

Hãy để ý những thằng seller hay bán hàng trên mạng hay bắt bạn inbox hoặc xin sdt để tư vấn thêm: Lý do là nếu được nói chuyện, tìm hiểu riêng thì tỉ lệ chốt đơn sẽ cao hơn rất nhiều.

image.png

Có một tip khá hay là hãy thử đóng vai là người đi đăng job và tuyển người để xem tụi nó gửi proposal như thế nào. Mình có nhặt thử một requirement và đăng thử lên Upwork xem tụi nó apply ra sao. Vậy là học được một đống câu cú tụi nó viết proposal từ phân khúc thấp cấp tới cao cấp.

Có một cái common pitfall mình phát hiện ở đây là: Hầu hết tụi freelancer ngoài kia đều có một pattern và tụi nó chỉ copy & paste cho tất cả các Job. Cùi vãi 😃))

Hãy viết proposal một cách personalize nhất cho Job đó, đảm bảo tỉ lệ nhận job của bạn sẽ cao hơn bình thường. Tuy mỗi lần viết đều có một số chỗ mình sẽ lặp lại, nhưng mình luôn luôn gõ lại từng thứ khi bắt đầu viết proposal vì mình nghĩ đó là cách tốt nhất để thể hiện mình là người chuyên nghiệp và mình thật sự quan tâm tới Job đó.

3. Aggressive

https://media.tenor.com/GaP3wTVdwMUAAAAC/cat-machine-gun.gif

Hỏi xem client muốn gì, khi nào thì start được, timeline khi nào muốn deliver. Còn thiếu gì mà bạn có thể làm ngay lập tức.

Nói chung là làm tất cả mọi thứ để công việc start càng sớm càng tốt. Lúc này bạn sẽ setup được vibe khi làm việc của hai bên một cách chuyên nghiệp và đúng giờ hơn.

4. Clear scope

Hãy clarify xem những thứ gì KHÔNG làm và những thứ gì SEX làm. Việc bạn clear với người ta những gì KHÔNG làm là cực kì quan trọng. Nó giúp hai bên thống nhất rõ ràng hơn công việc sẽ làm, đồng thời cũng tránh case rất tệ đó là “À em ơi còn chút này sửa giúp chị với”

image.png

In the end, bạn cần là một người làm việc có tâm. Và khách hàng thành công nghĩa là bạn thành công. That’s it. Nãy giờ mình chỉ nói những thứ bề nổi, tip khi làm việc, tuy nhiên mình tin là đó không phải là thứ khiến bạn có thể trở thành một người freelancer tốt được.

Nếu bạn đặt suy nghĩ nếu khách hàng thành công nghĩa là mình thành công, thì kiểu gì bạn cũng sẽ có cách để deliver mọi thứ tốt hơn.

Thứ mình học được

Khách hàng thành công nghĩa là bạn thành công

Nghĩa là gì pa?

Nghĩa là lâu lâu bạn sẽ chịu thiệt một tí, miễn là khách hàng được việc. “Em ơi, sửa chỗ này giúp anh một xíu”. “Dạ chỗ này không có trong scope ban đầu nhưng nhỏ nên em sửa luôn cho 🤝.”

Đôi khi có contract đã đóng rồi, nhưng client liên hệ nhờ check lại chỗ này, mình cũng check và fix luôn, và thấy quá nhỏ nên khi người ta hỏi bao nhiều tiền thì mình tl là cái này nhỏ quá free luôn. Tới nỗi giờ mỗi lần mình hết tiền mình đều inbox ổng, “Hey Luis, tao hết tiền rồi, kì này mày có công việc gì không cho tao làm với. Vậy là ổng lại lật đật chuẩn bị việc cho mình làm.” Mà kiểu ổng cũng thật sự méo cần thằng nào giúp nhưng thằng này hết tiền rồi thôi đẩy cho nó ít việc 😇

Khách hàng thành công nghĩa là bạn quan tâm nhiều hơn tới thứ mà người ta mong muốn. Họ muốn deadline là khi nào, họ muốn standard ra sao, có chỗ nào mình thấy chưa ok ảnh hưởng tới product mà họ chưa nhìn thấy.

Đó, cách thể hiện thì muôn hình vạn trạng nên mình nghĩ hãy luôn nhớ trong đầu cách suy nghĩ như vậy sẽ giúp bản thân làm tốt công việc hơn.

Có một điểm rất thú vị khi mình bắt đầu ý thức được suy nghĩ như vậy là mình không còn stress khi làm việc nữa, người ta cũng vậy. Ít nhất là không còn stress phải fighting để bảo về quyền lợi cho bản thân và đẩy phần thiệt cho người đối diện. Vì khi nghĩ tới sự thành công của người khác, nghĩa là hai bạn đang ở trên một chiếc thuyền, cùng nhau để đi được xa hơn. Thay vì cứ phải suy nghĩ làm sao để mình không chịu thiệt thòi, và client kiều gì cũng sẽ suy nghĩ như vậy nếu bạn làm như vậy.

image.png

Mọi người có tưởng tượng là mình trễ deadline, và mình rất xin lỗi người ta và muốn commit làm thêm, và client trả lời là “không sao, mày mà làm nhiều hơn thì mày không còn enjoy nữa”. Và sau đó mình còn được gửi Bonus cho việc đó nữa. Chưa hết, client này còn muốn gửi bonus mình vào dịp dáng sinh nữa, kiểu như ổng coi mình là một nhân viên chính thức trong công ty của ổng và ông đối xử như một người sẽ đi long-term cũng nhau, thay vì chỉ xung quanh công việc như những freelancer bình thường khác

Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu

Mình biết là với rate hiện tại, mình được trả 45$/hr và điều đó giúp mình rất nhiều. Nếu một công việc gì đó quá tốn thời gian mà mình có thể thuê với giá bé hơn 20$/hrs mình sẽ thuê.

Thời gian là tiền bạc. Nhưng chính xác là bao nhiêu tiền? | Nguồn: Pexels Thời gian là tiền bạc. Nhưng chính xác là bao nhiêu tiền? | Nguồn: Pexels

Nếu một bữa ăn quá nửa giờ làm việc của mình thì mình sẽ không ăn. Còn dưới nửa giờ làm việc thì không phải là vấn đề.

Nó cho mình một framework để biết nên dành thời gian cho việc gì á? Đồng thời mình cũng giúp mình quý trọng thời gian hơn.

Cách làm việc với khách hàng

Nó luyện cho mình nói tiếng Anh, viết tiếng Anh. Giải thích một cách dễ hiểu cho người ta, đồng thời cũng phải tập làm sao để clarify lại problem cần giải quyết.

Cách nói chuyện khi code bị bug nè, cách nói khi bị trễ deadline nè, hay cách nói chuyện khi người ta muốn đưa việc thêm scope vào.

Key là: Đừng bao giờ trả lời có hay không, bạn lỗi hay tôi lỗi. Hãy tìm cách giải quyết vấn đề cho cả hai, hay nhớ lại điều gì khiến cho client thành công. Mình tin là họ thành công rồi thì họ sẽ trả cho bạn xứng đáng 😊

Show off with the world

Bạn sẽ rất rất khó xin việc nếu bạn không có một profile online tốt. Hãy đặt thử góc nhìn từ client nhé: “Làm sao tao tin những gì mày nói ở proposal là thật nhỉ? Làm sao tao biết được mày có thể làm tốt công việc đúng như expect của tao?”

https://media1.giphy.com/media/l4Jz3a8jO92crUlWM/giphy.gif

Đó và bạn phải trả lời câu hỏi đó bằng cách:

  • GitHub của bạn nói gì về bạn? Những ngôn ngữ nào, framework nào bạn đã làm qua
  • Twitter/LinkedIn thể hiện suy nghĩ và kinh nghiệm làm việc của bạn thế nào
  • Blog bạn chia sẻ về những trải nghiệm, kinh nghiệm khi làm nghề

Tự làm chủ

Freelancer, trong đó có chữ free, nghĩa là bạn tự do. Bạn tự do chọn công việc mà bạn sẽ làm, bạn tự do chọn cách làm công việc, bạn tự do sắp xếp thời gian làm công việc, bạn tự do lựa chọn chất lượng output, bạn cũng tự do từ bỏ công việc đang làm.

image.png

Mọi thứ đều tự do, vậy tới lúc đó bạn còn có tránh nhiệm với những thứ mình đang làm? Có một cú sock khá lớn mà mình bắt đầu làm freelancer, đó là tôi tưởng tôi muốn tự do nhưng thực sự là …éo 😅.

Nào là bất mãn khi đi làm văn phòng sếp cứ bắt thế này thế kia, tao sẽ tự ra làm riêng rồi tự làm sếp cho mày biết mặt, bạn hãy thử trải nghiệm là sếp của chính bản thân mình xem. Khá là thú vị đó!

Dù gì nó cũng không phải là một thứ long-term

Tại sao người ta lại thuê một freelancer chứ không phải là một agency?

  • Vì công việc đó đủ nhỏ để người ta có thể manage risk
  • Vì giá rẻ hơn

Đó, và vì công việc khi làm freelancer khá nhỏ, nên việc bạn phát triển ở đây nghĩa là bạn làm mọi việc một cách quen tay hơn chứ không phải khó hơn. Nên đối với mình đây không phải là một thứ long term giúp mình phát triển được, kiếm tiền thì ok 🤑 😃)

Dĩ nhiên thì người giỏi thì nằm đâu chả phát triển được, đầy công việc freelance cũng giúp bản thân tìm tòi được nhiều thứ hay ho hơn. Tuy nhiên mấy cái như vậy không nhiều và đôi khi bạn cần phải có một đẳng cấp nhất định thì mới có cơ hội được làm.

À tương lai nếu được thì mình sẽ muốn chuyển qua Toptal thay vì Upwork vì nghe nói bên đó có vẻ nhìu tiền hơn, mà cũng khó hơn 🤣

Đây là câu chuyện đi làm freelancer của mình, nếu bạn còn tò mò chỗ nào thì comment bên dưới nhé!

Bài viết “lan quyên”


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí