Google Index – Các bước để tăng tốc độ index website của Google.
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
1. Khái niệm Index:
Index hay còn gọi là Indexing (tạm dịch là lập chỉ mục) là một thuật ngữ SEO quan trọng, mô tả quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm đối với những trang web trên internet, sau đó đánh giá và lưu chúng lại trong cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm (quá trình indexing). Để khi người dùng tìm kiếm một nội dung có trong trang web, cơ sở dữ liệu sẽ trích xuất và trả về những dữ liệu của website mà công cụ tìm kiếm đã lập chỉ mục
Index trang web là một công việc quan trọng đối với bất kỳ website nào. Vì chỉ khi được các công cụ tìm kiếm index dữ liệu, các thông tin trên trang web mới được người dùng mạng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải bất cứ cập nhật nào tại website cũng được công cụ tìm kiếm index ngay, nhất là đối với các website mới. Có khi phải mất hàng tuần website mới được index nếu không sử dụng các công cụ hỗ trợ index khác.
2. Cách kiểm tra dữ liệu đã được Google index
có thể kiểm tra xem liệu Google đã index bao nhiêu trang trên website của mình thông qua phương pháp sau:
-
Truy cập Google Search
-
Gõ vào thanh tìm kiếm của Google Search cú pháp:
site:(domain của website)
Ví dụ, nếu muốn tìm kiếm các bài mà dautuseo.com đã được Google index trên Google Search,chúng ta cần gõ: “site:dautuseo.com” Nếu kết quả trả về rỗng thì có nghĩa là website chưa được Google index hoặc website đã chặn bot của Google.
3. Điểm khác biệt trong việc Index của Google
Google index là quá trình index dữ liệu các website của công cụ tìm kiếm Google. Về bản chất, Google index là sự biểu thị những số liệu hay dữ liệu của website mà Google đã lưu lại vào trong cơ sở dữ liệu.
Để thực hiện công đoạn index này, Google sử dụng một công cụ năng động có chức năng lan tỏa khắp các trang web có liên quan đến một trang ban đầu mà nó đang tiến hành crawl dữ liệu.
Công cụ này được gọi là Googlebot hay Google Spider (hay Search Indexer). Tuy nhiên, có một sự khác biệt cơ bản trong việc index của Google đó là ngoài việc thu thập và index các dữ liệu liên quan đến website, Google còn lưu các trang và nội dung có liên quan đến trang đó và đánh giá chất lượng của các thông tin đó. Vì vậy, khi người dùng tìm kiếm một thông tin nào đó, Google Search không chỉ trả về kết quả tốt nhất có thông tin đó, mà còn cả những thông tin có liên quan theo xu hướng người dùng hiện nay.
4. 7 bước để tăng tốc độ index website của google.
Tạo các trang nội dung trong site:
Đừng để site của bạn đang trong quá trình xây dựng, hãy tạo 1 vài trang với nội dung thật sự.
Tạo link nội bộ giữa các trang của bạn:
Hãy sử dụng templatethống nhất để quản lý các trang nội dung thông qua các menu. Bạn có thể tìm thấy những template free giúp bạn làm việc này tại freecodevn.com hoặc joomlaviet.org.... Nếu bạn tự tạo thì nhớ hãy đơn giản hóa nó chứ đừng có làm nó quá phức tạp và cầu kỳ. Bạn nhớ liên kết 2, 3 trang (liên kết có chiều sâu).
Đưa trang web của bạn lên các Social Bookmark Sites:
Bạn chỉ mất vài phút để tạo tài khoản và đăng trang web của bạn lên các bookmark site này. Việc làm này giúp các bộ máy tìm kiếm liên kết tìm kiếm trang web của bạn có cách dễ dàng hơn. Các bookmark sites thông dụng là: Del.icio.us, BlinkList, StumbleUpon.com, và Furl. Bạn lưu ý rằng khi ghi vào phần Tag, nhớ ghi những Tag thông dụng và phổ biến.
Đăng trang web của bạn trên những blog phổ biến (nhớ kèm theo link)
Bạn tìm khoảng 5 trang blog phổ biến, và có những bài viết vừa mới viết,thường xuyên . Bạn cố gắng vào đó comment, xây dựng câu truyện và kèm theo link đến trang web của bạn.
Đưa lên và ping XML Sitemap:
Bạn có thể tạo 1 trang xml free, sau đó bạn đưa trang này lên website của bạn sau đó thì ping nó với google bằng link sau:
http://google.com/webmasters/sitemaps/ping?sitemap=XXXX (đổi XXX thành link Sitemap trang web của bạn) Sau đó bạn tạo tài khoản Google Webmaster Central, và đưa lên Google XML Sitemap. Một số mã nguồn mở thường có plugin hoặc component để tự tạo google sitemap tự cập nhật cho website như xmap của joomla và google sitemap generator của wordpress...
Cài đặt Google Analytics
Cài đặt Google Analytics lên site của bạn và bạn nhớ là xác nhận lại thông tin của GA nha cho phù hợp với site của bạn.
Tạo 1 số quảng cáo của Google
Tạo tài khoản Google Adwords và add 1 số quảng cáo vào site của bạn. Bạn cứ add thậm chí chỉ là domain hay tên công ty thôi, không cần quan tâm nhiều đến keyword. Bởi vì khi add thì chắc chắn google sẽ phải ghé thăm site của bạn. Chỉ cần tốn 1 ít tiền thì site của bạn đã có rất nhiều lợi ít.
Một số phương pháp khác
- Tạo tài khoản Feed Burner và add sitemap của bạn vào đó. Đây là công cụ mà Google mua lại, nó có nhiều tác dụng và bạn có thể chờ các bài viết khác của Seo Ngon về dịch vụ Feed Burner.
- Tạo tài khoản Google plus. Share link các nội dung mới trên Google Plus ngay khi ra lò.
- Đưa bài viết kèm link trỏ về bài viết gốc trên website của bạn càng nhiều nơi càng tốt, để bot google mò về.
5. Tổng kết:
Như vậy, về cơ bản, việc index của Google cũng tương đối giống các công cụ tìm kiếm khác. Tất cả dữ liệu của website bao gồm các bài viết, đường link và tất cả những dữ liệu khác trên trang sẽ được Google ghi lại, sau đó lập chỉ mục chúng và lưu vào ngân hàng dữ liệu. Các chỉ mục này tương tự như một danh sách thống kê các cuốn sách trong một thư viện, trong đó liệt kê các thông tin về tất cả những cuốn sách thư viện có sẵn. Và Google sẽ liệt kê tất cả các trang web mà nó biết đến giống như việc lập danh sách tất cả các cuốn sách trong thư viện.
All rights reserved