+6

Danh sách 10 yếu tố cần quan tâm khi test nội dung một trang web thương mại điện tử.

Bài viết được dịch tham khảo từ link: https://www.crazyegg.com/blog/checklist-10-elements-every-ecommerce-website-should-conversion-test/

Một trong những điều bực bội nhất khi test nội dung một trang web thương mại điện tử là tìm ra được cần phải kiểm tra những gì. Mặc dù mỗi trang web là riêng biệt, khác nhau, nhưng cũng có các điểm chung cơ bản giữa các trang web thương mại điện tử. Những yếu tố này đã được chứng minh là đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng trên một trang web Thương mại điện tử, bất kể sản phẩm dịch vụ đang bán ra là gì. Là một người phát triển và đảm bảo chất lượng nội dung của website, bạn cần kiểm tra xem liệu trang web thương mại điện tử của mình đã bao gồm các yếu tố này hay chưa? Bạn cần thể kiểm tra các yếu tố này trên tất cả các trang con khác nhau của website: Bao gồm trang chủ, trang loại sản phẩm, trang chi tiết từng sản phẩm và các trang khác thuộc website. Với quan điểm đó, việc thử nghiệm 10 yếu tố sau đây sẽ giúp trang web của bạn không ngừng tăng doanh số Thương mại điện tử trong một thời gian dài. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn đã có một sản phẩm tuyệt vời đáp ứng được với nhu cầu của người sử dụng.

1 – Warranty/Guarantee - Sự bảo đảm.

Do tính chất của việc mua bán trên mạng có nhiều rủi ro hơn việc mua bán trực tiếp, nên tâm lý của người mua hàng trực tuyến là họ sẽ cảm thấy bất an nếu chẳng may bị dính phải một vụ mua bán tồi tệ. Họ lo sợ rằng sẽ mua các sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp, hư hỏng hoặc sai kích cỡ... Để giải tỏa lo lắng đó của khách hàng, nếu website của bạn cung cấp cho khách hàng một sự đảm bảo mà họ có thể dễ dàng nhìn thấy được, đặc biệt là sự đảm bảo đó được hiển thị trên trang chi tiết sản phẩm, thì có thể mang lại sự an tâm cho khách hàng, và từ đó có được sự cam kết mua hàng lâu dài của họ. Trên 1 trang chi tiết sản phẩm của website BuyAutoCovers.com có tới 3 vị trí riêng biệt để dành cho việc hiển thị nội dung sự đảm bảo và bảo hành của họ dành cho khách hàng.

2 – Availability - Sản phẩm này có còn hay không?

Người mua sắm trực tuyến không thể giữ sản phẩm mình đã chọn lựa trong tay như khi mua trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ. Sẽ ra sao nếu chọn xong hàng vào giỏ hàng rồi, nhưng đến khi thanh toán lại báo mặt hàng đó đã hết? Khá là phiền phức nhỉ? Vậy thì cần có thông tin để trấn an họ rằng sản phẩm họ đang tìm kiếm thực sự đang có ở trong kho và họ có thể thực hiện giao dịch mua sản phẩm đó. Vì vậy, việc tích hợp chức năng quản lý hàng còn lại trong kho và hiển thị số lượng hàng tồn kho đó trên trang chi tiết sản phẩm sẽ mang lại sự an tâm cho khách hàng khi thực hiện việc chọn mua. Amazon sử dụng khái niệm số lượng sẵn có hạn chế để tạo ra tính cấp bách, khan hiếm hàng đối với người mua. Giúp người mua hàng mau chóng ra quyết định. Họ đã sử dụng những nội dung thông báo như "Chỉ còn lại 4 sản phẩm trong kho! Hãy đặt hàng ngay."

3 – Shipping Cost - Phí vận chuyển hàng.

Khách hàng của bạn bắt đầu tự hỏi về chi phí vận chuyển từ thời điểm nào trong quá trình mua hàng? Việc cứ phải băn khoăn về chi phí vận chuyển là bao nhiêu, có được miễn phí giao hàng hay không... cũng gây nên sự do dự ra quyết định mua sản phẩm của các khách hàng. Nếu website của bạn hỗ trợ "Vận chuyển Miễn phí", hãy hiển thị thông điệp đó ngay từ bước đầu trong tiến trình mua hàng của khách hàng, thậm chí có thể để thông tin quan trọng này trên trang chủ. Việc hiển thị ngay từ đầu sẽ có hiệu quả tâm lý tốt hơn đối với khách hàng, khi khách hàng thoải mái, nhu cầu mua sắm của họ sẽ được thúc đẩy. Trang BabyBot đã sử dụng một biểu tượng chú thỏ con rất dễ thương có màu sắc khác biệt hẳn với các phần còn lại của trang web để hiển thị nội dung "Hey! Free shipping"
Từ bên trong hang, đầu của chú thỏ bất ngờ chui ra gây sự chú ý để truyền đạt thông báo miễn ship tới khách hàng.

4 – Shipping Speed - Tốc độ giao hàng.

Mua sắm trực tuyến rất tiện lợi, giao dịch được xử lý ngay lập tức, không mất thời gian xếp hàng chờ đợi như khi đi mua trực tiếp. Và khách mua hàng cũng biết rằng họ sẽ không nhận được sản phẩm ngay lập tức sau khi giao dịch. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm xem khi nào thì họ nhận được hàng của mình. Nếu để cho khách hàng phải tự hỏi phải mất bao lâu để nhận được sản phẩm và không có ai giúp họ giải đáp câu hỏi đó thì quả là một phương án xử lý tồi tệ. Tốt hơn hết là nên thông báo trước cho khách hàng về thời gian dự kiến giao hàng một cách trung thực. Trang HeartBreaker Fashion thể hiện tốc độ giao hàng của họ trên trang chi tiết sản phẩm, mặc dù thực tế đó chưa phải là thời gian lý tưởng mà khách hàng mong muốn. Hoặc trên trang Adayroi, website cung cấp cho khách hàng thời điểm mà họ có thể nhận hàng với từng loại mặt hàng khác nhau. Và dựa vào thời điểm chuẩn đó, khách hàng có thể thỏa thuận hẹn một thời điểm giao hàng khác cho phù hợp với lịch trình của mình. Điều đó làm khách hàng rất tin tưởng và hài lòng.

5 – Reviews - Đánh giá chất lượng.

Sự hiện diện và vị trí của các bài đánh giá về sản phẩm cũng có thể có tác động đáng kể đến tỷ lệ mua hàng của website. Vấn đề không phải là liệu trên trang web có bao gồm các bài đánh giá và các hình thức viết quảng cáo tận dung tâm lý đám đông hay không, mà vấn đề là sẽ đưa chúng vào đâu. Cà phê Caribou đặt hộp đánh giá của họ ở một vị trí nổi bật để tăng sự tương tác với khách hàng, cũng như hỗ trợ tăng tỉ lệ khách hàng thực hiện giao dịch.

6 – Financing - Giải pháp tiết kiệm tài chính cho khách hàng.

Nếu bạn bán các sản phẩm có giá trị cao, cung cấp thêm các lợi ích về tài chính có thể khiến người mua ra quyết định mua hàng: mua trả góp 0% lãi suất, dùng thử miễn phí 1 tuần, tặng gói bảo hành 1 năm có trị giá lớn, mua 1 tặng 1, tiết kiệm 5-10% khi đăng ký thẻ mua hàng thân thiết... Trên trang Sears, họ cung cấp các lựa chọn tài chính cho các mặt hàng cao cấp.

7 – Available Payment Methods - Các phương thức thanh toán được hỗ trợ.

Các tùy chọn về phương thức thanh toán sẽ được hiển thị trong quá trình thanh toán. Nhưng làm thế nào để hiển thị sớm những tùy chọn đó? Hiển thị trước từ khi vào trang chủ? Hay hiển thị sau trên trang chi tiết sản phẩm? Các phương thức thanh toán có dễ thao tác không? Thông tin rõ ràng không? Có đảm bảo sự tin cậy không?

8 – Restricted Access - Giới hạn quyền truy cập trang.

Các trang web như GroupOn và AppSumo đều yêu cầu khách hàng phải đăng ký bằng một email và đăng nhập thì mới thực hiện được việc mua hàng của họ. Đó là một sự đánh cược nhiều rủi ro khi hạn chế lượng khách hàng ngại phiền phức hoặc không muốn để lộ email của mình. Nhưng tiềm năng từ lượng khách hàng đã đăng ký email là rất lớn, có thể vượt qua được những tổn thất gây ra bởi số các khách hàng không đăng ký. Nếu bạn có thể tập hợp được một danh sách lớn các email của khách hàng, bạn có thể sử dụng để mở rộng các dịch vụ sau này của bạn, vì vậy lợi ích của việc giới hạn truy cập có thể lớn hơn nhiều lần so với những thiệt hại mà nó gây ra. Trang GroupOn đang sử dụng mô hình giới hạn truy cập như vậy:

9. Customer Service - Dịch vụ khách hàng.

Đặc biệt nếu bạn không phải là một thương hiệu trực tuyến (như Amazon), bạn có thể hưởng được lợi ích khi cung cấp thông tin liên hệ về dịch vụ khách hàng của bạn tới khách hàng một cách rõ ràng, trực quan. Liệu Doorstep Dairy có được lợi ích từ việc đưa số điện thoại dịch vụ khách hàng lên trang chi tiết sản phẩm thay vì chỉ dấu ỉm nó đi trong phần FAQ? Hãy lưu ý cách Oriental Trading hiển thị màn hình pop-up lên để hỏi bạn liệu có muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng khi có câu hỏi cần giải đáp gấp.

10. Related Products - Các sản phẩm liên quan mà khách hàng có thể quan tâm.

Nếu một trong những mục tiêu của bạn là tăng tổng giá trị giỏ hàng, thì việc cung cấp các sản phẩm liên quan là một ý tưởng tốt để bắt đầu. Trang Yves Rocher đã làm rất tốt việc hiển thị các sản phẩm liên quan mỗi khi khách hàng cho một sản phẩm vào giỏ hàng. Khi phát triển và test một trang web thương mại điện tử, nếu bạn để ý đến các yếu tố trên đây thì mỗi nội dung hiển thị trên website của đều bạn sẽ mang lại hiệu quả kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Điều đó có nghĩa là trang web của bạn đã được người dùng chấp nhận và hoạt động hiệu quả trên môi trường người dùng thực tế. Và tất nhiên 10 yếu tố này không phải là giới hạn, tôi chắc rằng cũng có nhiều yếu tố khác giúp website thương mại điện tử của bạn hoàn thiện và hiệu quả hơn. Nếu bạn biết về chúng, hãy chia sẻ lại cho tôi và mọi người cũng biết nhé 😉


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí