Agile Testing: Vai trò của QA trong Agile
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Sự phối hợp giữa QA và Development trong Agile là xóa bỏ ranh giới và nâng cao sự hợp tác trong môi trường làm việc. Khi người kiểm thử và nhà phát triển phần mềm hoạt động đồng bộ, bạn sẽ có thể tạo ra chất lượng công việc cao hơn trong thời gian ngắn hơn.
Vậy vai trò chính xác của QA trong agile là gì? Một tester có thể làm gì để giúp bắt đầu một mối quan hệ hợp tác với team development? dưới đây là 6 điều mà nhà kiểm thử phần mềm nên làm khi làm việc với một team Agile scrum:
1. Tham dự các buổi sprint - planning
Các thành viên trong đội QA nên luôn luôn tham dự các buổi sprint -planning. Điều này đảm bảo QA được đồng bộ với nhóm phát triển ngay từ lúc bắt đầu, và cho phép QA có thể xác định được khu vực có thể có vấn đề và rủi ro có thể sảy ra. Giống như việc developer thực hiện estimate nỗ lực thực hiện công việc viết code trong buổi lên kế hoạch, QA nên ước tính nỗ lực cần thiết để thực hiện việc kiểm tra. Khi QA không tham gia buổi planning, nỗ lực để test thường được bỏ qua và không bao gồm trong phần est cuối cùng của sprint.
2. Đưa ra ý kiến trong các buổi trao đổi hàng ngày
Các thành viên trong đội QA nên có mặt trong các buổi họp hằng ngày. Điều đó thúc đẩy một môi trường làm việc nhóm, làm cho QA cảm thấy mình được tham gia và là một phần của team. Ngoài ra, khi tham gia các buổi họp họ có thể nắm được thông tin, kế hoạch trong sprint tới, điều này cho phép họ lên kế hoạch cho công việc của mình. Sự có mặt của QA trong các buổi trao đổi, cũng tạo cơ hội cho dev nắm được tiến độ của team test từ đó lên kế hoạch cho công việc của họ
3. Không để lại việc test đến cuối cùng. Test phải được thực hiện xuyên suốt sprint
Đây là vấn đề quan trọng. Để cung cấp một sản phẩm phần mềm chất lượng trong thời gian ngắn, Bạn cần phải làm việc hiệu quả. Với việc test được thực hiện trong cả sprint, khối lượng công việc cho QA được chia đều ra, Vấn đề được tìm thấy sớm hơn thay vì chỉ ở cuối cùng sprint, lúc đó thì đã quá muộn. Bằng cách tích hợp quá trình kiểm thử và phát triển phần mềm, nó cho phép 2 teams làm việc cùng nhau, giải quyết được vấn đề sớm và đạt được kết quả tốt hơn
4. Meeting ngắn gọn với developers khi có vấn đề
Thật khó để đánh giá hiệu quả của cuộc giao tiếp. Giả sử QA và dev ở gần nhau, hãy lên lịch trao đổi trực tiếp và demo cho từng tính năng. Đều này cho phép QA biết được chính xác cách thức hoạt động của tính năng mới và đây cũng là thời điểm hợp lý để hỏi dev về các tính năng.. Mặc dù việc này có thể mang đến những vấn đề mà dev có thể chưa xem xét tới. Nhưng tương tác này giúp rút ngắt quá trình trao đổi giữa dev và QA
5. Tham dự buổi họp tổng kết sprint
Nếu team của bạn không tổ chức meeting cuối sprint về các thành công và thất bại. Bạn sẽ bị bở lỡ cơ hội ở các sprint tiếp theo. Cho dù team của bạn tốt như thế nào thì vẫn luôn có chỗ để cải thiện. Tổng kết sprint là cơ hội để xác định điểm yếu và giải pháp cho chúng. QA cần tham gia vào các cuộc thảo luận này để đảm bảo các lo ngại mà QA đã gặp phải đã được giải quyết trước khi bắt đầu sprint tiếp theo. Ví dụ có thể có rất nhiều công việc đc assign cho QA vào cuối sprint dẫn đến test vội vàng. QA có thể raise lên vấn đề này để tránh lặp lại vào sprint sau
6. Quản lý tài liệu kiểm thử
Tài liệu rất quan trọng, đặc biệt là với QA. Giữ tài liệu của bạn gọn gàng. Những thay đổi chắc chắn sẽ luôn sảy ra, nhưng ít nhất những tài liệu cơ bản sẽ trở nên giá trị cho bạn và team của bạn.
Ví dụ: Tester chuyển từ dự án này sang dự án khác, có một số testcase hoặc tài liệu về spec mà bạn lưu lại sẽ giúp thành viên mới làm quen với dự án nhanh chóng hơn.
Tóm lại, Agile bao gồm các quy trình, công cụ và tài liệu linh hoạt. Mô hình QA truyển thống đã được cải tiến thành delivery-driven quan trọng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên trong đó QA tập chung vào nhiệm vụ dẫn đến nhanh chóng cung cấp một sản phẩm chất lượng cao.
Tham khảo: https://blog.testlodge.com/the-role-of-qa-in-agile/
All rights reserved