7 Kỹ năng mềm mà mọi QA cần có
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng
Cùng với kỹ thuật thì song song với đó, kỹ năng mềm cũng là một phần không thể thiếu trong nghề kiểm thử. Điều này thường hay bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Đối với một số công ty lớn thì thường sẽ có một đội có kỹ năng cao để đảm nhiệm vị trí này. Do đó, giữa các nhóm sản xuất và phía khách hàng nếu muốn làm việc với nhau thì phải thông qua bộ phận này. Nếu làm việc theo kiểu gián tiếp như thường sẽ gặp rất nhiều bất lợi lúc cần xác nhận thông tin gì. Ngoài ra, đôi khi những người được thuê này chỉ giỏi trong kỹ năng mềm mà không biết gì về công nghệ thì cũng là điều rất khó khăn cho các bên.
Vậy các kỹ năng mềm chính mà bạn nên phát triển là gì nếu bạn muốn vững chắc tại vị trí QA, và đối mặt trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào? Ngược lại, các kỹ năng mà mỗi người quản lý đi tuyển dụng nên tập trung vào là gì? Dưới đây là danh sách ngắn về những kỹ năng bị đánh giá thấp và hay bị bỏ qua trong nghề QA.
1, Biết cách đặt câu hỏi phù hợp, và khi nào thì nên đặt câu hỏi.
Trong thế giới của QA, không bao giờ có 2 dự án giống nhau, do đó, bất kể bạn đã thực hiện bao nhiêu lần trước đây, nó sẽ giúp bạn bắt đầu với những câu hỏi.
- Ứng dụng này sẽ được sử dụng như thế nào?
- Người dùng cuối sẽ là ai?
- Thời gian sử dụng cao điểm của ứng dụng là bao nhiêu?
- Cấu hình trình duyệt/phần cứng/hệ điều hành phổ biết nhất sử dụng là gì?
Nếu bạn không bắt đầu với những câu hỏi đơn giản này, nỗ lực kiểm thử của bạn sẽ có khả năng đưa thêm rủi ro vào ứng dụng này khi bạn không hiểu rõ được vấn đề. Nếu bạn phát hiện ra rằng hệ thống đang thử nghiệm được sử dụng cho việc mua sắm nhất là vào những dịp lễ lớn như Noel hay Tết, thì bạn nên tập trung hơn vào việc kiểm tra độ ổn định và hiệu suất(stress and performance test).
Nhưng nếu ứng dụng của bạn xử lý những thông tin nhạy cảm như: thông tin người dùng, số tài khoản, email... thì bạn nên thêm kiểm thử bảo mật vào kế hoạch của mình như là một phần quan trọng. Nếu hầu hết khách hàng của bạn chỉ sử dụng một trình duyệt thì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức bằng cách không phải kiểm thử trên những trình duyệt bổ sung khác.
Khả năng đặt câu hỏi phù hợp, để biết khi nào thì nên rời câu hỏi mở và khi nào nên đi sâu vào các chi tiết cụ thể, đây là kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bất kỳ ai đang là QA, đặc biệt là khi bạn thăng cấp lên vai trò quản lý hoặc liên lạc, nơi quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ứng dụng.
2, Biết cách lắng nghe
Chúng ta đều có ý kiến, tất cả mọi người đều muốn nói chuyện. Ngay cả trước khi người khác nói xong, chúng ta thường nhảy xổ vào giữa và đưa ra các ý kiến, giải pháp của mình. Dù có thể bạn có ý tốt, và giải pháp hay, nhưng không phải lúc nào lời nói của bạn đưa ra cũng được chào đón khi bạn chen ngang vào lời người khác.
Lắng nghe là cả một kỹ năng, có thể bạn xem thường nó. Nhưng thực tế đã chứng minh, kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp, trao đổi.
Vai trò của kỹ năng lắng nghe:
- Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh. Với quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
- Bên cạnh đó, lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ cảm thông với người khác, đồng thời còn có thể hiểu đối phương hơn.
- Lắng nghe cũng là biện pháp hạn chế cũng như là cách giải quyết xung đột hiệu quả. Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
3, Biết cách tập trung vào những gì các bên liên quan kinh doanh quan tâm... và quên phần còn lại.
Không ai thích các cuộc họp, và các cuộc họp QA có thể là những điều tồi tệ nhất. Khi mà một người quản lý kiểm thử muốn cập nhật mức độ hiệu quả của nhóm và nỗ lực của họ đang tiến triển như thế nào. Bạn thử tưởng tượng các bên liên quan trong lĩnh vực kinh doanh có muốn nghe các báo cáo về bao nhiêu lỗi được tìm thấy, bao nhiêu cập nhật thay đổi, hàng trăm các trường hợp đã được bao phủ... hay không?
Là người quản lý QA, bạn cần có khả năng chuyển đổi QA thành thông tin có liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì trình bày 30 slide về thông tin sản phẩm, lỗi, thay vào đó hãy trình bày 1, 2 slide về các rủi ro kinh doanh có thể sẽ gặp phải, đối tượng phân phối ứng dụng đã đúng hay chưa. Không chỉ đưa ra tuyên bố bằng ngôn ngữ mà bên doanh nghiệp có thể hiểu được, họ sẽ đánh giá cao nỗ lực và thành tích của nhóm bạn nhiều hơn thế nữa.
4, Biết cách "chơi" tốt với người khác.
Ngay cả với DevOps, nơi những người phát triển(Dev. team), quản lý hệ thống và người kiểm thử làm việc song song. Nhưng thường vẫn có những bức tường vô hình giữa các chức năng khác nhau. Cách tốt nhất để khắc phục điều này chỉ có thể là tăng cường, thúc đẩy giao tiếp.
Có vô số bài viết đã được viết về tầm quan trọng của sự hợp tác trong một nhóm thông qua các cuộc họp hàng ngày, sử dụng email, tin nhắn để liên lạc với những nhóm từ xa, tăng tính liên kết cho mọi người. Đó sẽ là những ý tưởng tuyệt vời để chia sẻ thông tin và tăng tính tương tác.
Chỉ cần trò chuyện với một developer trong căn tin, hay giờ nghỉ trưa và hỏi anh ta đang nghĩ gì khi viết đoạn mã cụ thể nào đó, hoặc một chức năng họ đang làm, có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về ứng dụng hơn là đọc tài liệu hàng giờ(tất nhiên hỏi ý kiến thôi, chứ vẫn xem lại Spec nhé, việc đang làm ở đây là tăng tính tương tác với người khác và xem thử ứng dụng của mình dưới góc nhìn developer sẽ như thế nào...).
5, Biết cách đối phó với "những kẻ bắt nạt".
Đang nói về khi các bên khách hàng áp dụng những áp lực về hạn chót cho bộ phận QA. Thực tế mà nói rằng, QA chính là cảnh cổng cuối cùng để có thể phát hành sản phẩm hoặc tiếp tục nghiên cứu phát triển chức năng mới.
Khi các bên liên quan không thể hiểu được những công việc nào dẫn tới mất nhiều thời gian, họ đặt những nhà quản lý QA tại chỗ và đổ lỗi cho họ về sự chậm trễ. Các kỹ năng quan trọng ở đây nằm trong việc, làm thể nào để đứng vững trong buổi họp và khả năng thương lượng của bạn như thế nào, hơn là đưa ra các cam kết với thời hạn không thể đạt được trong lúc bị áp lực.
Nếu QA vẫn chưa được hài lòng, thoải mái lúc phát hành chức năng. Thì có lẽ phạm vi nên được thay đổi cho phù hợp, với những chức năng bị trễ trong lần release tới. Sẽ luôn luôn có những deadline, những người tiếp tục nghĩ rằng QA là một bước không cần thiết trong vòng đời sản phẩm. Do đó, việc học cách đối phó với "những kẻ bắt nạt" mà không ảnh hưởng đến chất lượng ứng dụng là một kỹ năng mà mọi QA đều nên trau dồi.
6, Biết cách quản lý thời gian của bạn hiệu quả.
Đừng lãng phí thời gian của bạn một cách vô ích vào những nhỏ, hoặc độ ưu tiên thấp. Nhiều người có thói quen làm việc theo luồng sản phẩm - đây chưa hẳn là thói quen xấu, tuy nhiều đối với nhiều dự án có những chức năng chính, nặng nằm ở những phase sau. Thì việc tập trung vào những chức năng có độ ưu tiên cao luôn là điều đúng đắn.
Luôn tổ chức và lập kế hoạch trước khi thực hiện để có thể tiết kiệm thời gian của bạn trong suốt vòng đời của một dự án cụ thể. Có rất nhiều sách hay về đề tài này. Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy chọn một và đọc nó.
7, Biết tin tưởng vào phán xét của bạn - và trực giác của bạn.
Bất kể điểm số của bạn tốt như thế nào trong kỹ thuật, nhanh như thế nào trong việc học hỏi công nghệ và kỹ thuật mới, đôi khi, không gì có thể thay thế cho trực giác của một QA.
Tất nhiên để có được điều này, thì bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kiểm thử. Trải qua nhiều dự án, thì việc bạn hiểu những kỹ thuật và luồng xử lý ra sao là điều dễ hiểu.
Ảnh: Internet
Nguồn: https://techbeacon.com/7-soft-skills-every-qa-tester-needs
All rights reserved