0

10 lời khuyên về nghề kiểm thử dành cho những Testers mới

Các bạn tester mới thường sẽ có rất nhiều câu hỏi về kiểm thử phần mềm và công việc thực sự mà họ sẽ thực hiện là gì? Là một tester mới, các bạn nên biết về những thực tế nhất định trong nghề kiểm thử phần mềm này.

Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp bạn phát triển hơn trong ngành kiểm thử phần mềm. Những "testing truth" này cũng có thể áp dụng và có ích cho những tester có kinh nghiệm.

1. Hiểu rõ về ứng dụng của bạn

Không bắt đầu kiểm thử khi bạn chưa hiểu rõ về các yêu cầu của ứng dụng. Nếu bạn kiểm thử mà không hiểu rõ về các yêu cầu, bạn sẽ không xác định được liệu chương trình đã thực hiện đúng với thiết kế, yêu cầu hay chưa và bạn cũng không xác định được liệu chức năng có bị lỗi chỗ nào không? Hiểu thật rõ yêu cầu trước khi bắt đầu kiểm thử là điều bắt buộc đối với mỗi tester

2. Hiểu rõ về lĩnh vực của bạn

Bạn nên có những kiến thức về lĩnh vực mà bạn đang làm việc. Hiểu rõ về lĩnh vực bạn đang kiểm thử sẽ giúp bạn đưa ra được những gợi ý giải quyết bug tốt hơn, và tất nhiên boss của bạn cũng sẽ rất ghi nhận những đóng góp giải quyết vấn đề của bạn. Đừng chỉ dừng lại ở việc log bugs mà hãy nên đưa ra cả những giải pháp. Có kiến thức về lĩnh vực bạn đang kiểm thử cũng sẽ giúp bạn design test case tốt hơn với độ cover tốt đa nhất có thể

3. Không có giả định trong kiểm thử

Không bắt đầu kiểm thử với suy nghĩ rằng: Chương trình sẽ không có lỗi. Là một tester, công việc của bạn là luôn tìm kiếm lỗi

4. Luôn học hỏi các công nghệ mới

Không còn nghi ngờ gì nữa, các kĩ thuật kiểm thử cũ đóng một vai trò rất quan trọng trong kiểm thử hiện nay, nhưng hãy cố gắng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, kĩ thuật kiểm thử mới mà bạn thấy phù hợp với bạn. Đừng chỉ tin tưởng và kiến thức lý thuyết, mà hãy thực hành. Các ý tưởng kiểm thử mới rất có thể sẽ hữu ích cho công việc của bạn trong tương lai.

5. Bạn không thể đảm bảo một ứng dụng sẽ không có lỗi

Cho dù bạn đã thực hiện kiểm thử nhiều như thế nào, bạn cũng không thể đảm bảo 100% rằng ứng dụng đã hết lỗi. Cố gắng tìm ra càng nhiều lỗi càng tốt nhưng cần ưu tiên vào các chức năng quan trọng và cơ bản. Luôn nỗ lực nhiều nhất để làm ra những sản phẩm tốt nhất

6. Hãy nghĩ như một end-user

Đây là lời khuyên hàng đầu của tôi. Đừng chỉ nghĩ dưới góc độ của một người làm kĩ thuật mà hãy suy nghĩ như khách hàng hoặc end-user. Kiểm thử ứng dụng của bạn như một end-user. Hãy suy nghĩ xem một end-user sẽ sử dụng ứng dụng như thế nào. Kĩ thuật của bạn, cộng thêm suy nghĩ của một end-user sẽ giúp cho ứng dụng của bạn trở nên thân thiện và được người dùng đón nhận. Đây là lời khuyên đầu tiên mà tôi nhận được từ test lead của tôi khi tôi là một new tester.

7. 100% Test coverage là không cần thiết

Đừng ám ảnh về test coverage phải đạt 100%. Có tới hàng triệu inputs và test kết hợp mà không thể cover hết được. Sử dụng các kĩ thuật như phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương... có thể giới hạn được số test case ở phạm vi có thể kiểm soát được

8. Xây dựng một mối quan hệ tốt với developer

Là một tester, bạn sẽ giao tiếp rất nhiều với các thành viên trong team, đặc biệt là developer. Sẽ có nhiều tình huống mà tester và developer sẽ bị mẫu thuẫn, bất đồng quan điểm. Nên bạn sẽ cần có những kĩ năng để xử lí các tình huống như vậy mà không làm mối quan hệ với developer xấu đi. Nếu bạn sai, bạn nên thừa nhận nó. Nếu bạn đúng, hãy giải thích. Đừng mang tính cá nhân quá. Rốt cuộc, đó là công việc của các bạn, và các bạn đều muốn sản phẩm của mình tốt hơn mà thôi.

9. Học hỏi từ những sai lầm

Là một người mới, bạn sẽ phạm sai lầm. Nếu bạn không phạm lỗi, bạn không kiểm thử đủ! Bạn sẽ học được những điều khi bạn có được kinh nghiệm. Sử dụng những sai lầm này như kinh nghiệm học tập của bạn. Cố gắng không lặp lại sai lầm tương tự. Đúng là sẽ rất buồn khi khách hàng phát hiện ra lỗi trên ứng dụng bạn đã kiểm thử. Đó có thể là một tình huống mà bạn không lường hết được, tuy nhiên đừng tự trì trích mình quá nhiều mà hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, nguyên nhân vì sao bạn không phát hiện ra bug và tránh các lỗi tương tự trong tương lai. Nếu cần thiết, thay đổi các quy trình kiểm thử mà bạn đang tuân theo

10. Đừng đánh giá thấp bản thân nếu bug mà bạn phát hiện ra không được fix

Một số teser nghĩ rằng, tất cả bug mà họ log sẽ được fix. Đó là điểm tốt nếu đạt đến 1 level nhất định, nhưng bạn cũng nên linh hoạt theo từng tình huống. Tất cả bug có thể hoặc không thể được fix hết. Quản lý có thể trì hoãn việc fix bug vì một số lỗi có mức độ ưu tiên thấp, mức độ nghiêm trọng thấp hoặc không có thời gian để sửa. Theo thời gian, bạn cũng sẽ có kinh nghiệm để xác định được bug nào nên được ưu tiên sửa trước, sửa sau.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí