1 team phát triển ứng dụng của 1 công ty Nhật làm việc thế nào
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Đây lại là 1 bài thuật lại nội dung từ https://tech.actindi.net/2019/10/07/090000 của anh Honda. Mặc dù không liên quan tới tech nhiều lắm nhưng bài này viết ra để thấy qua thành viên 1 team phát triển ứng dụng của công ty Actindi sẽ làm việc ra sao với thời gian được bố trí như thế nào, quy tắc làm việc ra sao.
Tổng quan đội
Đội ngũ sản phẩm này gồm 3 người: 1 kỹ sư Android, người thứ 2 là Namikata phụ trách iOS và phần API viết bằng Ruby on Rails, và người còn lại là quản lý kiêm designer(Các cụ làm việc trâu voãi)
Với những người làm bố(như tác giả bài viết gốc), các việc đột xuất như đi đón con sớm hoặc con bị ốm là việc bình thường. Vì vậy, tất cả team cùng thống nhất những việc này để có thể linh động thời gian nhằm bố trí sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung mà vẫn lo được việc nhà.
1 ngày làm việc bình thường
Với các rủi ro đã nêu ở bên trên, 1 ngày của Honda được chưa như sau:
Thời gian | Việc làm |
---|---|
4: 00〜5: 00 | Ngủ dậy |
5: 00〜7: 00 | Làm remote tại nhà |
7: 00〜8: 00 | Cả gia đình ăn sáng và chuẩn bị đi làm |
8: 00〜10: 00 | Đưa con đi học và đi làm |
10: 00-17: 00 | Làm việc ở công ty |
17: 00-19: 00 | Đi về nhà từ công ty và tạt qua đón con |
19: 00-20: 00 | Ăn tối với gia đình |
20: 00-22: 00 | Đi tắm rồi đi ngủ |
Anh Honda luôn đi đưa đón con, vì vậy trừ phi gặp tình huống khẩn cấp(thường không hay xảy ra), anh ấy sẽ làm việc remote ở nhà sau 17 giờ.
Và chia sẻ của tác giả là lúc đầu khó mà theo được lịch ấy nhưng rõ ràng nó hiệu quả hơn việc code xuyên màn đêm.
Liên lạc với các thành viên
Vào thứ 2 hàng tuần, toàn công ty của chúng tôi sẽ họp. Sau đó team kỹ sư sẽ họp riêng. Ngoài ra thì tại bữa trưa, các thành viên cũng có thể nói chuyện thêm với nhau.
Nội dung của cuộc họp sẽ bao gồm hiện trạng của task đang thực hiện, tiến độ KPI và KGI, các phản hồi của người dùng, và các chủ đề bạn có thể muốn chia sẻ với các thành viên khác. Ngoài các kênh trực tiếp thì mọi người cùng liên lạc trên Slack. Trên đó mỗi người sẽ có 1 kênh và viết hiện trạng task của mình ở trên đó. Và mỗi kênh ấy thì mọi người có thể theo dõi và phản hồi lẫn nhau.
Làm việc remote
Tác giả làm việc tại nhà 2 ngày/tuần.
Thực sự với thời gian flex thì có những lúc thời gian không đủ để có thể theo kịp dự án. Vì vậy có những lúc tác giả cũng làm việc tại nhà.
Ngoài ra thì những lúc thiên tai không đến được công ty(ví dụ như trận bão Hagibis vừa rồi) thì mọi người buộc phải remote.
Nghỉ thai sản
Và nhắc tới làm việc remote ở trên thì hiện tại kỹ sư Namikata đang nghỉ thai sản. Nên tính ra team hiện tại còn 2 người. Vì vậy. anh Honda lúc này cũng kiêm luôn cả iOS. Lúc này, chính anh ấy tính lại về nhân lực của nhóm để tính toán và tập trung hết sức vào công việc để hoàn thành(dù sao thường người ta cân 1 lúc cả phần mobile cũng dễ hơn cân 1 mobile và 1 API phía server)
Kết luận
Và đó là cách để quản lý 1 team dự án với 1 đội ngũ kỹ sư Nhật. Không chỉ là teamlead sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhóm mà chính những thành viên trong nhóm cũng góp phần tham gia để cải thiện cách làm việc, tự quản lý tiến độ của bản thân và giám sát tiến độ của người khác. Trong đó việc quan trọng nhất là tự quản lý tiến độ bản thân.
Và đội ngũ kỹ sư này đang mong đợi người thứ 4 gia nhập team
All rights reserved