Làm sao tự động sinh ra models trong laravel với database có sẵn (How to auto rebuild models from exttings database (Postgres) in laravel?)
Bạn có thể tạo các Model rồi thêm option --migration để tự động tạo các table cho bảng. Trong trường hợp của bạn, nếu đã có sẵn database thì bạn có thể chỉ cần tạo các model tương ứng với các table trong database, bỏ qua bước tạo migration cũng được. Nhưng nếu lần sau DB của bạn có lỡ bị xóa mà không có backup thì rất khó để khôi phục. Lời khuyên là bạn vẫn nên tạo migration rồi migrate lại data từ DB cũ sang DB mới, tuy mất thời gian nhưng an toàn hơn
Các bác cho em hỏi API Shoppe
đầu tiên thì shopee phải mở API đó đã bạn ạ :v còn họ mà ko mở thì chịu, mình có tìm được 1 package cho shopee API, bạn tham khảo qua xem
Hỏi về source code của những ông lớn công nghệ.
bạn hỏi thế này nó vô cùng quá :v
Facebook và Google họ có hàng trăm dịch vụ khác nhau, bạn muốn xem source của dịch vụ nào? mà theo mình biết thì 2 ông lớn này cũng có đến vài chục tỷ dòng code, mong là bạn xem hết được =))
Tạo 1 đồng Bitcoin thứ 2 nhưng 100% giống với bitcoin hiện tại
để giải đáp cái này mình xem phép múa phím 1 tí về kinh tế, ko phải về công nghệ
đầu tiên là tiền ảo giờ đâu thiếu hả bạn :v
Bitcoin có giá trị cao nhất trong các đồng tiền ảo vì nó được ra đời sớm và được mua bán nhiều nhất, vì cung của bitcoin có hạn mà nhu cầu ngày càng cao nên giá của nó bị đẩy lên, tuy nhiên giá trị thật sự của Bitcoin chính là niềm tin chứ không có gì đảm bảo cho nó cả, đến khi người ta hết muốn đào bitcoin, cũng hết muốn mua bán thì tự nhiên giá trị của nó sẽ = 0. Giá trị của tiền tệ được đảm bảo bằng lượng hàng hóa tương ứng, và thứ đảm bảo cho đồng tiền là nền kinh tế của 1 quốc gia.
Riêng với Bitcoin thì chẳng có gì đảm bảo cho giá trị của nó cả, bạn không thể dùng bitcoin để mua hàng hóa, cũng ko có nền kinh tế nào phụ thuộc vào bitcoin, vì đơn giản nó đựoc sinh ra từ hư vô.
Giả định bạn tạo ra 1 đồng bitcoin của riêng mình, nhưng bạn lấy gì để đảm bảo cho giá trị của nó? Điều này cũng giống việc bạn vẽ số lên 1 tờ giấy trắng rồi đem đi tiêu xài vậy, chẳng ai chấp nhận hết.
Trừ khi bạn là 1 thế lực nào đó đủ lớn mạnh, tạo ra niềm tin rằng tờ giấy bạn vẽ ra kia có giá trị bằng lượng hàng hóa tương đương, đến đây thì chúc mừng bạn đã tạo ra được 1 luồng kinh tế mới =))
Validation trong Laravel
cái này thì bạn so sánh số tiền người ta nhập vào form với số tiền đang có trong ví thôi, đâu có khó gì đâu
Làm thế nào để Update value trên Firebase
Còn tùy vào ngôn ngữ bạn sử dụng, ở đây mình đã làm qua app chat Android nê có một phương thức trong Android cho phép bạn update giá trị trong một key như yêu cầu, bạn nên đọc document dưới đây, có các API phù hợp với từng loại ngôn ngữ: https://firebase.google.com/docs/database/android/read-and-write
Thư viện chuyển mã HTML thành text Trong react-native hoặc js
Chắc cái bạn đang cần tìm là strip tag html, bạn có thể search key word: js strip tag html là có đấy, không cần phải dùng thư viện làm gì cho nặng project
v-select in vue.js
Mình thấy hướng làm của bạn đang có vấn đề, thường thì ô search box sẽ có 2 cách làm sau:
-
cho người dùng gõ tẹt bô vào ô text, rồi khi họ nhấn enter hoặc button search thì mới gọi api tìm
-
Autocomplete - kiểu này sẽ hiện kết quả search ngay khi người dùng gõ, có thể thấy giống google hoặc youtube
Thì cái trường hợp mà bạn gặp đang là kiểu thứ 2, kiểu này thì đương nhiên là sẽ phải gọi API liên tục để lấy dữ liệu theo như những gì người dùng gõ vào.
Chứ gõ xong đợi vài giây tự search là 1 trải nghiệm tệ lắm luôn ấy, mình nghĩ bạn nên làm theo 1 trong 2 cách trên thôi
Service hỗ trợ gọi video
Bạn có thể dùng Google Hangout hoặc Skype nhé
Ngoài ra còn Zoom hoặc Zalo nữa : ))
Câu hỏi phỏng vấn vị trí Full-stack Web Developer
Cụ thể người PV sẽ hỏi những gì thì còn phải tùy vào CV của bạn nữa, CV của bạn càng kinh khủng thì bạn càng bị hỏi nhiều. Nên hãy cẩn thận trong việc đưa những gì mình không biết rõ vào CV, tốt nhất là cái gì bạn thật sự hiểu và có kinh nghiệm thì hãy đưa vào.
Còn về một số mẫu câu hỏi chung chung thì PV Dev Web thường sẽ có mấy chủ đề liên quan như sau:
- CSDL (MySQL, SQL, cách các câu query hoạt động, Index là gì??,...)
- PHP / Ruby / Python / Java -> tùy vào ngôn ngữ bạn viết trong CV mà sẽ được hỏi về đặc trưng của từng ngôn ngữ, cách OOP hoạt động trong ngôn ngữ đó
- Framework -> cũng tùy vào ngôn ngữ bạn viết trong CV mà bạn cần có hiểu biết về một vài Framework phổ biến của ngôn ngữ đó: VD: Laravel(PHP), Ruby on Rails (Ruby), Django (Python), Spring (Java)
- Javascript -> cái này thì chắc kèo luôn là kiểu gì bạn cũng phải biết và tốt nhất là nên biết nhiều về nó, một số Front-end framework mà ở đây chủ yếu là: React, Vue, Angular,...
Cuối cùng bạn nên đọc qua các bài viết dưới đây:
Xử lý đa luồng Laravel hoặc dùng Nodejs làm API xử lý!
Câu trả lời đơn giản nhất là dùng Laravel Queue bạn ơi.
Laravel Queue sẽ đưa mỗi tác vụ cần xử lý vào một Job, các Job này được xử lý riêng nên không ảnh hưởng đến các request khác.
Chi tiết bạn có thể xem tại đây: https://laravel.com/docs/5.8/queues#generating-job-classes
Có nên khởi tạo các foreign Key giữa các model trong Spring Boot?
Như các bạn trên đã nói, thay vì ràng buộc quan hệ trong DB thì bạn hãy sử dụng các ràng buộc quan hệ bằng Model của Spring để tránh việc lỗi liên kết khi ứng dụng chạy. Hoặc nếu bạn vẫn muốn đặt ràng buộc trong DB thì hãy thử 1 cách gọi là: Soft Delete
Tức là không hoàn toàn xóa bản ghi đó trong DB mà bạn đặt thêm 1 trường trạng thái cho bản ghi đó, ví dụ trường đó có tên là: isDeleted, khi trường này bằng true thì tức là bản ghi đã được xóa và khi query thì bạn hãy tránh các trường có isDeleted = true ra, khá là đơn giản
Lỗi Login Laravel
Phương thức Login và Logout đã được Laravel định nghĩa sẵn, bạn không cần phải viết lại nữa, tất cả những gì bạn cần làm là chạy command sau:
php artisan make:auth
Sau đó truy cập đường dẫn: localhost/login
Laravel thậm chí còn render sẵn cho bạn view login và đăng ký luôn, đơn giản quá luôn
Còn phương thức kia của bạn bị lỗi có thể do nhiều nguyên nhân, bạn kiểm tra xem mật khẩu trong Database có phải ở dạng mã hóa không?
Nếu không thì bạn nên mã hóa mật khẩu bằng Bcrypt. Chi tiết bạn có thể xem tại đây: https://laravel.com/docs/5.8/authentication#included-authenticating
Mình đang cần tìm Api Các cấp tỉnh/tp, quận huyện, xã phường Việt nam
bạn lên trang batdongsan.com.vn xong F12 lên xem network :v nó có API public đấy, không biết vô tình hay cố ý
Trước mình hay dùng mà giờ chưa biết bị close chưa :v
sysdiagrams trong SQL Server
Cái đó lưu trữ backup struct của các database sau này bạn thêm vào, bạn cứ để vậy đi không sao đâu : ))
Laravel: Update data vào mảng cách tối ưu nhất
thật sự không hiểu bạn hỏi gì : ))
Bạn có thể nêu vấn đề chi tiết hơn không ạ
REACTJS , Làm sao để trigger một Function từ một component khác không có quan hệ gì
Theo mình hiểu thì ý tưởng của bạn là sau khi tạo mới sẽ gọi lại hàm getPostList để đẩy bài viết đó vào state, hiện ra view.
Để làm được điều này thì có 2 cách:
-
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Redux Saga, ở đây chúng ta sẽ có một store lưu trữ dữ liệu chung, mỗi khi bạn postForm mới xong, bạn đẩy post đó vào store, ở phía postList bạn chỉ cần sử dụng các post từ store này, mỗi khi có post mới được đẩy vào store thì bên postList sẽ tự động hiển thị
-
Nếu bạn không biết về Redux Saga thì có thể tạo ra một Component chung cho 2 component PostForm và PostList, hàm getPostList bạn đặt trong component cha này. Sau đó bạn truyền hàm này vào component PostForm dưới dạng tham số, cứ mỗi khi có post mới được cập nhật bằng PostForm, bạn gọi đến getPostList.
Ở bên PostList, bạn truyền cho nó tham số post được lấy từ state của Component chung
// Component chung
state = {
posts: ""
};
componentDidMount() {
this.getPostList();
}
getPostList = () => {
const response = fetch("GET", "blog/post-list");
if (response.stattus === 200) {
this.setState({
posts: response.data
});
}
};
render {
const { posts } = this.state;
return ( <div>
<PostForm getPostList={this.getPostList} />
<PostList posts={posts} />
</div> )
}
Try catch vs If else
-
If else là khối lệnh để bạn kiểm tra một điều kiện cho trước bằng các toán tử: ==, <, >,..etc.. Cái này chắc bạn biết rồi
-
Còn try catch là khối lệnh dùng để kiểm thử một đoạn code có bị xảy ra Exception hay không, Exception có thể coi là một lỗi khi chạy đoạn code, ví dụ:
try {
$name = 'Toi la con vit con';
echo $name;
} catch ($error) {
echo 'Code loi roi anh ey';
}
Đoạn code này đang kiểm tra các câu lệnh trong khối try, nhưng vì các câu lệnh này không hề có lỗi, nên câu echo trong đoạn catch sẽ không được chạy
Giờ hãy nhìn vào đoạn code này:
try {
echo $name;
$name = 'Toi la con vit con';
} catch ($error) {
echo 'Code loi roi anh ey';
}
Lúc này trên màn hình sẽ in ra "Code loi roi anh ey" Vì trong đoạn try đã có lỗi xảy ra, biến $name được sử dụng khi chưa được khai báo.
Các lỗi về cú pháp, ví dụ như thiếu dấu chấm phẩy, thiếu dấu mở ngoặc, ... sẽ không được tính là Exception
lỗi về responsive @media
tốt nhất để đảm bảo chắc chắn thì bạn chia màn hình ra một số cỡ phổ biết rồi @media theo từng cái một, như các Boostrap làm a
Bài tập đại số quan hệ
Chân thành mà nói, mình thật sự không biết đây là ngôn ngữ cổ xưa nào nhường các cao nhân sau vậy