0

Triển khai PowerApps trong doanh nghiệp

Chắc hẳn mọi người cũng đã nghe qua về Power Apps, một công cụ low code được phát triển từ Microsoft nhưng để hiểu và ứng dụng được vào hệ thống doanh nghiệp thì thật không dễ dàng. Hôm nay, mình xin viết bài chia sẻ về cách ứng dụng Power Apps trong doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã có sẵn các hệ thống đang chạy thì không biết rằng Power Apps có thể hỗ trợ để xây dựng những phần mềm như thế nào?

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu các giai đoạn của doanh nghiệp hiện nay

Giai đoạn của doanh nghiệp

Mình xin chia các giai đoạn tổng quan như sau:

Doanh nghiệp ở giai đoạn start up

Là doanh nghiệp chưa có bất kỳ các hệ thóng phần mềm nào, nhưng những doanh nghiệp này đầu tiên để hoạt động được thì phải có nơi để quản lý tài khoản, email của nhân viên. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp và trường học đều sử dụng Office 365

Doanh nghiệp ở giai đoạn ERP

Là các doanh nghiệp đã có các hệ thống phần mềm như: Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm bán hàng,.. Những doanh nghiệp này đã có nhân viên có thể sử dụng cơ bản về các phần mềm đó, và có 1 hiểu biết nhất định về những phần mềm đó

Doanh nghiệp ở giai đoạn sau ERP

Là các doanh nghiệp đã qua giai đoạn ERP, tức là nhân viên của các doanh nghiệp này đã sử dụng quen các phần mềm của giai đoạn ERP, và những doanh nghiệp này đang hướng đến xây dựng các phần mềm nội bộ hỗ trợ cho từng quy trình. Ví dụ: Có doanh nghiệp A trong lĩnh vực sản xuất ở giai đoạn sau ERP, doanh nghiệp này đã có phần mềm kế toán, nhân sự, bán hàng,... là những phần mềm quan trọng cần phải có trong doanh nghiệp, hiện tại doanh nghiệp này cần xây dựng phần mềm để đánh giá năng lực của nhân viên. Phần mềm đánh giá năng lực này nhằm mục đích là đánh giá mức độ hiểu biết về quy trình và nghiệp vụ của nhân viên sau khi được đào tạo, và được đánh giá hàng tháng. Vậy chúng ta có thể thấy nghiệp vụ này là không cần thiết đối với doanh nghiệp ERP, vì những doanh nghiệp ERP mục đích là cần những doanh nghiệp cơ bản để quản lý trước và có được lợi nhuận trước còn những doanh nghiệp sau ERP thì có lượng vốn lớn để có thể xây dựng những phần mềm để hỗ trợ cho các phòng ban khác. Vì tại giai đoạn sau ERP những doanh nghiệp hướng đến là tối ưu hóa quy trình nội bộ, chữ ký số, phê duyệt online, tự động hóa các quy trình.

  • Như vậy, PowerApps có thể ứng dụng vào cả doanh nghiệp ở giai đoạn ERP và sau ERP, vì những phần mềm ở giai đoạn ERP thì Power Apps vẫn có thể xây dựng được nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp giai đoạn ERP sẽ thường là mua những phần mềm bên ngoài khác hơn là xây dựng. Nếu như trong doanh nghiệp của mình có đội ngũ IT thì có thể thực hiện xây dựng, vì PowerApps là công cụ low code nên chi phí và thời gian để xây dựng là không nhiều.

Ưu điểm của việc xây dựng phần mềm bằng PowerApps

  1. Chi phí thấp: Do để sử dụng được PowerApps thì người dùng chỉ cần có license Office 365 của Microsoft là có thể sử dụng. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa sử dụng hết những công cụ này mặc dù license đã có hỗ trợ. Cụ thể mình sử dụng gói Microsoft 365 Business Basic là đã có đủ PowerApps, Power Automate, và Sharepoint rồi mà chỉ có $3 thôi hoặc có thể dùng gói Office 365 E1 với giá là $7, như vậy chi phí có thể trả là từ $10 - $20, mà các license này hầu hết doanh nghiệp nào cũng có mua để cấp cho nhân viên. Mọi người có thể tham khảo các gói license
  2. Tiết kiệm thời gian: Để xây dựng 1 phần mềm cần phải xử lý và làm nhiều thứ, ví dụ như mình xây dựng 1 phần mềm quản lý nhân sự, để có thể hoạt động ổn định với dữ liệu lớn, với các hệ thống được tích hợp vào thì thời gian bỏ ra là không ít, nhưng nếu mình xây dựng bằng PowerApps thì cơ sở dữ liệu đã có Sharepoint hoặc Dataverse hỗ trợ, việc xây dựng giao diện bằng cách kéo thả cũng dễ dàng hơn, code ít hơn và lỗi cũng dễ kiểm soát hơn
  3. Ít code hơn
  4. Không cần phải quản lý release
  5. Dễ chỉnh sửa: việc xây dựng phần mềm thì change request xảy ra rất nhiều và hầu hết mọi người đều trải qua và cảm thấy khó khăn trong việc phải đáp ứng được change request, nhưng với việc xây dựng phần mềm bằng No code/ Low code thì việc change request của user có thể được đáp ứng nhanh chóng, nhất là về mặt giao diện

Nhược điểm của việc xây dựng phần mềm bằng PowerApps

Hiển nhiên mỗi 1 nền tảng, 1 framework đều có những ưu điểm và nhược điểm của mình không riêng gì no code/ low code. Ở đây mình đưa ra 1 vài nhược điểm mà trong quá trình mình xây dựng phần mềm bằng PowerApps

  1. Không thể tự custom được giao diện: Do Microsoft cung cấp sẵn các property cho từng component nên để thiết kế được 1 component theo như mình mong muốn thì không thể được, ngoài ra còn có các hiệu ứng animation cũng không có hỗ trợ nhiều. Ví dụ: mình muốn thiết kế 1 các hiệu ứng chuyển động màu khi hover vào button thì PowerApps không thể làm được, PowerApps chỉ có thể đổi màu button khi user hover vào nhưng lại không thể làm cho việc đổi màu đó chậm hơn, hoặc nhanh hơn
  2. Kiểm thử ứng dụng: Tuy rằng PowerApps có cung cấp một môi trường kiểm thử bao gồm hiệu năng và các test script, nhưng trong quá trình mình làm dự án trong công ty thì lại không thấy ứng dụng việc kiểm thử này nhiều, và quan điểm mình cũng thấy nó không hiệu quả lắm, ngoài trừ có thể xem hiệu năng chạy các lệnh truy vấn dữ liệu thì kịch bản kiểm thử mình thấy không cần thiết. Vì mình có thể chạy app trong môi trường edit để thực hiện kiểm thử, nên việc kiểm thử rất nhanh thành ra việc xây dựng kịch bản kiểm thử cho các bước là không cần thiết
  3. Cần phải có nền tảng lập trình: Mục đích Microsoft xây dựng công cụ Low code này là mong muốn cho những người không biết về lập trình có thể xây dựng phần mềm, nhưng quá trình phát triển công cụ này do mong muốn đáp ứng được nhiều chức năng nên công cụ này trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi để có thể học nhanh thì cần nền tảng lập trình nhất định
  4. Không thể publish trên App Store hoặc CH Play: Vì mục đích hướng đến của PowerApps là xây dựng 1 phần mềm cho nội bộ doanh nghiệp, vì thế nó chỉ được chia sẻ qua những người dùng có tải khoản Microsoft và phải chung 1 tenant, dễ hiểu hơn là phải chung 1 tổ chức. Nhưng người dùng có thể cài đặt ứng dụng "PowerApps" trên App Store hoặc CH Play rồi đăng nhập account Microsoft là có thể truy cập những ứng dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Việc làm này là Microsoft mong muốn bảo mất hơn cho người dùng

Đánh giá về công cụ No code/ Low code

Trước đó thì mình cũng đã có xây dựng những phần mềm bằng No code/ Low code ví dụ như: Bubble, Budibase (No code database) - cũng được sử dụng để xây dựng các phần mềm nội bộ. Những công cụ này đều cần phải trả phí, riêng mình thấy thì mức phí khá cao, thậm chí cao hơn cả phí license của Microsoft mà có thể đáp ứng được cũng không nhiều, mặc dù thời gian xây dựng giao diện khá nhanh nhưng đáp ứng về mặt xử lý logic, xử lý với database thì không dễ dàng, và mức record có thể lưu khá là ít, nên để dùng triển khai cho doanh nghiệp thì chắc chắn là cần phải mua license. Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của những phần mềm No code/ Low code là khả năng bảo mật, dù PowerApps là 1 low code tool nhưng nó thuộc về Microsoft nên việc bảo mật là cao, đáng tin hơn những công cụ khác, sau bảo mật thì là cơ sở dữ liệu và khả năng tương tính (kéo thả giao diện). Mình thấy cả 2 công cụ này về mặt cơ sở dữ liệu và tương thích cũng không tốt, vì cơ sở dữ liệu hỗ trợ ít, mà để kết nối được với các database bên ngoài thì cần mua license, còn về khả năng tương thích thì không tốt vì rất khó để sử dụng.

👉️Cảm ơn mọi người đã đọc, các phần bên trên là quan điểm của mình về PowerApps cũng như có đánh giá sơ qua về các nền tảng no code/ low code khác, có bạn nào có công cụ no code/ low code oke hơn có thể chia sẻ mình biết ở phần comment nhé. Mong là có giúp ích cho mọi người ạ


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí