Tổng hợp các lỗi thường gặp khi lập trình viên khởi nghiệp và giải pháp
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Bài viết được dịch từ bài プログラマが独立・起業する時によくするミスと対策 まとめ của tác giả Hiroshi Shimo
Vốn là một lập trình viên khởi nghiệp với nhiều thất bại, tôi tổng hợp những thất bại thường gặp ở đây với mong muốn các lập trình viên, kỹ sư sẽ không lặp lại vết xe đổ đó. (Vẫn tiếp tục cập nhật) Những chia sẻ này hẳn sẽ có ích không chỉ với lập trình viên mà cả với anh em Freelancer hay những người thực hiện khởi nghiệp. Đặc biệt những anh em chỉ có kinh nghiệm về kỹ thuật càng cần lưu ý. Kiến thức ngoài kiến thức kỹ thuật, khả năng thực hành, thời gian thực hiện, kinh nghiệm thực tiễn sẽ trở thành các yếu tố quan trọng.
1. Chưa được thanh toán: Bạn không nhận được tiền công
Khi nói chuyện với các kỹ sư Freelancer quanh mình, có đến 90%, trong đó có tôi, trả lời là đã từng trải qua việc “không được thanh toán". Nỗ lực mấy tháng trời cùng vài triệu yên bỗng chốc thành công cốc.
Giải pháp
- Nhất định phải ký hợp đồng (dành cho các vụ kiện nhỏ). Đọc kĩ và hiểu rõ các loại hợp đồng, các thông tin quan trọng trong đó, nếu có vấn đề nào thì cần yêu cầu chỉnh sửa
- Yêu cầu khách hàng thanh toán một phần trước
- Yêu cầu thanh toán theo kiểu chia nhỏ
- Cần lưu lại bằng chứng về công việc đã làm, về thoả thuận thuê làm. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình phát triển (khách hàng nhờ làm thêm chức năng, thay đổi spec) thì cần có tài liệu lưu lại làm bằng chứng sau này.
- Chú ý đối với các đối tác lần đầu hợp tác
- Hãy cẩn thận vì có những trường hợp có thể ngay từ đầu khách đã không có ý định thanh toán hoặc không có khả năng chi trả
- Tham khảo về cách thực hiện các vụ kiện tụng với giá trị nhỏ
2. [Chào hàng - Đàm phán] Không nắm được giá thị trường nên đã ký hợp đồng với giá rẻ
Đây là lỗi của những người do không nắm được giá thị trường nên lỡ kí hợp đồng với giá trị rẻ hơn. Mặt khác, không biết cách và không có kinh nghiệm thương lượng giá cả, trong khi đối phương lại rất giỏi về mặt này, cũng là một khó khăn dễ mắc phải ở giai đoạn đầu làm freelancer.
Giải pháp
- Tìm hiểu giá thị trường (nên hỏi những người có kinh nghiệm)
- Học cách đàm phán, thương lượng giá cả( đọc sách về kinh doanh và đàm phán)
- Nắm rõ điểm mạnh yếu trong hợp đồng, học phương pháp nắm lợi thế
- Giao phó việc đàm phán giá cả cho 1 chuyên gia
3. Dân kỹ thuật: chỉ muốn làm công việc kỹ thuật nhưng lại ra làm riêng?
Khi một người đam mê kỹ thuật tách ra làm riêng, thường dẫn đến một mối mâu thuẫn với việc “chỉ muốn làm công việc kỹ thuật mà thôi". Nếu thuộc một tổ chức, bạn có thể chẳng cần làm gì khác ngoài công việc kỹ thuật, nhưng khi đã tách ra làm riêng, ngoài lập trình bạn còn phải dành thời gian cho công việc kế toán, thuế, quảng cáo và bán hàng, tuyển dụng, quản lý, pháp lý, kêu gọi vốn. Chưa kể việc học những kiến thức và kỹ năng này cũng tốn kém thời gian. Khi công việc của bạn là quản lý, bạn chẳng thể mó tay vào kỹ thuật được nữa, bạn có thể bị cổ đông hay thành viên hội đồng quản trị kêu gào yêu cầu tập trung vào nhiệm vụ quản lý.
Giải pháp
- Làm rõ lý do, mục đích tại sao muốn khởi nghiệp hoặc làm việc độc lập.
- Nếu bạn chỉ muốn làm công việc kỹ thuật, hoặc đừng tách ra làm riêng, hoặc nếu tách ra làm riêng thì đừng làm quản lý mà có thể trở thành CTO, đồng thời tìm những người phụ trách các việc khác cho mình. (nhân viên kế toán, kinh doanh...)
Rất nguy hiểm nếu bạn tách ra làm riêng chỉ vì mục đích “muốn làm kỹ thuật". Hãy chú ý sao cho khi trên quan điểm từ phía khách hàng, bạn không trở thành kẻ không hề biết nghĩ cho khách hàng mà chỉ ưu tiên lợi ích bản thân.
4. Dân kỹ thuật: Chỉ chăm chăm vào việc tạo sản phẩm tuyệt vời về mặt kỹ thuật
Đây là câu chuyện rất thường gặp mà chính tôi cũng đã mắc phải. Nếu bạn không tạo ra một sản phẩm tốt đối với người dùng hay khách hàng, thì kết quả đạt được chỉ là một sản phẩm tốt về kỹ thuật nhưng chẳng được ai sử dụng. Một ví dụ dễ hiểu là có những tựa game ế ẩm dù CPU, GPU, đồ họa hoành tráng, trong khi có những game tuy là 2D nhưng vô cùng nổi tiếng.
Giải pháp
- Không làm kinh doanh chỉ với thước đo về kĩ thuật
- Học những điều cơ bản nhất của marketing
- Điều tra, tìm hiểu sâu về khách hàng và thị trường đầu ra cho sản phẩm
5. Dân kỹ thuật: Cố viết chương trình tốt
Đây là lỗi người lập trình viên lỡ sửa hoặc refactoring chương trình bẩn. Bản thân tôi khi nhìn thấy code bẩn là sẽ muốn sửa, tuy nhiên việc kiềm chế không làm do thấy không phù hợp mục đích và thứ tự ưu tiên là rất quan trọng. Viết code khi đi làm công ăn lương và viết code khi đang tự làm riêng là hai tình huống khác nhau, do đó cách làm cũng khác nhau. Chúng ta cần thực hiện lập trình với tiền đề đã hiểu rõ mục đích code từ góc nhìn của dịch vụ.
Giải pháp
- Hiểu rõ góc nhìn dịch vụ và quan điểm của khách hàng
- Thực hiện lập trình đứng trên quan điểm khách hàng và dịch vụ
- Điều chỉnh lợi ích của các bên liên quan đối với thứ tự ưu tiên trong lập trình, tích cực giao tiếp
- Kent Beck đã viết về các phương pháp phát triển startup bao gồm kiến thức về Agile và Learn startup. Bạn có thể tham khảo ở đây.
6. Khởi nghiệp: Điên cuồng với ý tưởng kinh doanh
Trong giới khởi nghiệp, tồn tại một căn bệnh là nghĩ ra ý tưởng kinh doanh cái là nghĩ ý tưởng đó “tuyệt vời quá!” Các bạn có thấy đây là câu chuyện rất thường gặp ở giai đoạn đầu làm freelance hoặc khởi nghiệp không? Thực tế, hầu hết các ý tưởng ban đầu đều bị biến tướng đi, và rất nhiều dịch vụ bị sập sau một vài năm.
Giải pháp
- Phải hiểu rằng ý tưởng mới chỉ là giả thuyết
- Cẩn thận phân tích các giả thuyết, kiểm chứng dần dần từng bước một
- Tham khảo sách “The Lean Startup" (Khởi nghiệp tinh gọn) để học cách kiểm chứng giả thuyết
7. Dân kỹ thuật: Lầm tưởng rằng ý tưởng kinh doanh xuất phát từ kỹ thuật tuyệt vời
Dân chuyên kỹ thuật có xu hướng quan tâm đến các kỹ thuật nổi bật, đồng thời cho rằng việc nghĩ ý tưởng kinh doanh là sau khi kỹ thuật mới ra đời. Nhưng chúng ta hãy xét cả các yếu tố người dùng và rủi ro kinh doanh khác nữa. Cần lưu ý rằng một sản phẩm chưa từng có trên thế giới sẽ phải mất rất nhiều thời gian và chi phí để được công nhận, đồng thời việc xây dựng thị trường cũng rất tốn kém thời gian (= đồng nghĩa việc rủi ro phá sản cao do chi phí sẽ mất trước).
Giải pháp
- Cẩn thận kiểm chứng cả những rủi ro kinh doanh ngoài vấn đề kỹ thuật
- Tìm hiểu cách giải quyết đối với khách hàng đã có
- Tìm hiểu về những người chơi đã tham gia thị trường và các rào cản họ mang đến
- Tính toán các chi phí sản phẩm, chi phí chuyển đổi khách hàng, chi phí nhận diện khách hàng
- Tính toán thời điểm xây dựng thị trường và triển khai kinh doanh
8. Dân kỹ thuật: Chỉ chăm chăm tạo dịch vụ ngay và luôn
Vừa mới nghĩ ra ý tưởng là đã bắt tay ngay vào viết chương trình để chạy dịch vụ, đây được coi là thất bại hay có nhất trong giới khởi nghiệp. Một trong những kiểu suy nghĩ sai lầm thường thấy, là phát triển và release sản phẩm luôn để nhận được phản hồi từ người dùng. Dân kỹ thuật có xu hướng thích dùng vũ khí của bản thân (lập trình) để giải quyết vấn đề. Thế nhưng, sau khi trình làng, người dùng không thấy đâu, dẫn đến kết cục là lại phải tìm cách tập hợp người dùng.
Giải pháp
- Học từ cuốn “The Lean Startup" - tổng hợp những thất bại thường gặp khi khởi nghiệp và cuốn “LEAN Customer Development”. Sách có viết rất chi tiết về những thất bại từ trước đến nay, nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Làm việc cùng người có kiến thức về kinh doanh
9. Khởi nghiệp: Lấy cái chỉ bản thân làm được để làm dịch vụ
Một lỗi nữa trong khởi nghiệp, đó là việc chọn một kỹ thuật mà chỉ bản thân làm được và quảng cáo rằng hiện tại chưa có đối thủ cạnh tranh (vì thế nó thật tuyệt vời). Nếu chỉ có bản thân mới làm được, đó đơn giản chỉ là một SPOF(Single point of failure -> tạm dịch: điểm đơn chịu lỗi - 1 thằng dừng thì toàn bộ hệ thống dừng vì ko có thằng nào thay thế đc).. Một khi sự cố xảy ra tại đó sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống.
Giải pháp
- Tránh cá nhân hóa, thực hiện các biện pháp để một tổ chức vận hành đúng nghĩa.
- Thực hiện các biện pháp như viết bản hướng dẫn công việc để có thể truyền bá kiến thức cho người khác.
- Suy nghĩ và chia sẻ phương pháp và lý do mở quy mô.
10. [Điều động vốn] Không có kiến thức về điều động vốn
Đặc biệt là trong trường hợp đầu tư, khi mua cổ phiếu sẽ rất khó để bán lại được chúng, hãy chú ý điều này. Điều động vốn bao gồm cho vay và đầu tư. Hai hình thức này có bản chất khác nhau nên kiến thức, cách làm cũng hoàn toàn khác nhau, bạn nên biết điều này.
Cho vay
Là hình thức vay tiền trả lại tiền gốc + tiền lãi. Nguồn cho vay: người quen, ngân hàng, Cục tài chính chính sách Nhật Bản, cơ quan hành chính (phường), cho vay trên nền tảng đám mây, … Tuỳ theo yêu cầu của mỗi chủ nợ mà bạn có thể vay được tiền hay không, do đó bạn nên hiểu rõ điều này khi muốn huy động vốn.
Đầu tư
Đầu tư có nghĩa là gì? Nếu bạn không hiểu được ý nghĩa của nó thì số tiền bạn bỏ ra sẽ không bao giờ quay trở lại được. Trong trường hợp startup, nếu bạn không có kiến thức về đầu tư thì bạn sẽ chẳng thể làm được việc gì cả. Nếu bạn quen biết 1 người am hiểu về tài chính, hãy vào vườn ươm (Chú thích Business Incubator (Vườn ươm doanh nghiệp) là một tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, biến những ý tưởng công nghệ khả thi thành sản phẩm định hình, sau khi ươm tạo, đầu ra có thể là dịch vụ hoặc sản phẩm công nghệ) và nhờ họ giúp đỡ.
Nhà đầu tư: nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm doanh nghiệp, VC(vốn mạo hiểm) Đầu tư không phải là lấy lại tiền như cho vay mà thay vào đó bạn sẽ lấy cổ phiếu. Sau khi đầu tư, vì khó thay đổi nên nó không phải là một khoản đầu tư đơn giản, dễ dàng để thực hiện chính sách vốn ngay từ đầu, nhưng convertible note cũng khá nổi tiếng.
Các thuật ngữ cần hiểu ở mức tối thiểu: Vòng (hạt giống, đầu, tỷ lệ, chuỗi A), phương pháp tính toán cổ phiếu (DCF), tùy chọn cổ phiếu, chiến lược thoát. Ngoài ra bạn cũng cần hiểu mô hình kinh doanh của VC. Nắm được thành phần của quỹ, thời hạn, gia hạn. Sự khác biệt giữa mục tiêu tăng vốn và mục đích hợp tác kinh doanh của CVC. VC và doanh nghiệp có lợi nhuận trái ngược nhau nhưng khi đã lên chung 1 thuyền thì sẽ hợp tác cùng nhau. Vậy nên việc đàm phán và giao tiếp rất quan trọng. Do cách nhìn nhận quan điểm của nhà đầu tư và bên nhận đầu tư là trái ngược nhau nên tốt nhận là nhận lời khuyên từ người hiểu biết về tài chính hoặc đã có kinh nghiệm làm việc với cả 2 bên.
Cách để xây dựng chiến lược đầu tư Như đã thấy ở trên, chỉ trong 1 phần đã có rất nhiều cạm bẫy, vậy nên hãy bàn bạc với một chuyên gia đáng tin cậy.
Quỹ đầu tư đám mây
Dựa vào các quỹ đầu tư đám mây mà chúng ta cũng có thể điều động được vốn. Có 3 loại: đầu tư, quyên góp, mua. Ví dụ điển hình về quỹ đầu tư đám mây là Kickstarter. Chỉ riêng ở Nhật Bản nó đã có quy mô đến vài trăm triệu yên. Tuy nhiên nếu không có vốn từ các tổ chức của Mỹ thì cũng không thể làm đc gì. Nguồn quyên góp: Kickstarter, campfire
Điều động vốn bằng ICO
ICO là sử dụng mua bán token ( tiền ảo kiểu như Bitcoin hoặc Ethereum thay vì mua bán cổ phiếu) là một phương pháp để điều động vốn. Liên quan tới ICO thì đang có rất nhiều vấn đề pháp lý, vấn đề quy chế.
Tài liệu tham khảo
Nhập môn điều động vốn - những điều cần suy nghĩ trước khi tham gia điều động vốn trong startup
11. [Điều động vốn] Câu chuyện cổ phiếu của nhà đồng sáng lập
Khi 1 nhà đồng sáng lập giữ rất nhiều cổ phiếu rời khỏi công ty, cổ phiếu sẽ như thế nào, các vấn đề cần giải quyết là gì ?
Giải pháp
- Tuỳ thuộc vào thời điểm rời bỏ công ty mà đưa ra quyết định từ bỏ bao nhiêu cổ phiếu tại thời điểm sáng lập công ty
- Tham khảo: Kẻ lỡ thời: nhà khởi nghiệp nên học gì, hợp đồng giữa các cổ đông sáng lập là gì, có điểm gì cần chú ý trong hợp đồng này Những kĩ thuật được tuyển chọn của nhà đồng sáng lập startup
12. [Điều động vốn] Muốn phát triển dịch vụ nhưng vì tiền mà hợp đồng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan
Các doanh nhân muốn khởi nghiệp bằng chính dịch vụ được phát triển tại công ty của họ nhưng không biết cách điều động vốn, không có tiền. Không có tiền thì không phát triển được dịch vụ. Không có dịch vụ thì lấy đâu ra tiền? Có thể thấy đây đúng là thế tiến thoái lưỡng nan.
Giải pháp
Trong hầu hết trong các trường hợp, vì không có giải pháp nên đã rơi vào tình cảnh này.
- Tạo ra các ý tưởng kinh doanh có sức hấp dẫn, thuyết phục mọi người để có thể huy động được vốn.
- Kiếm lợi nhuận cao bằng cách thực hiện các hợp đồng có giá trị cao, và dùng nó làm vốn.
- Ngay cả khi hợp đồng có liên quan đến các dịch vụ mới, tái sử dụng các đoạn code, thư viện cho phép, giảm giá sản phẩm và kiếm lợi nhuận cao từ đó.
13. [Thị trường] Làm mà không có kiến thức về kinh doanh, nhu cầu thị trường
Suy nghĩ sai lầm thường thấy là đầu tiên cứ tạo ra sản phẩm đã, sau đó thì lại cố gắng bán. Nó nổi tiếng trên thế giới như là một sai lầm thường gặp của các nhà khởi nghiệp.
Giải pháp
- Xác định nhu cầu thị trường, mở rộng quan hệ khách hàng
- Nếu bạn không biết liệu sản phẩm bạn muốn tạo ra có nhu cầu thị trường hay không, nên tìm hiểu về Learn startup.
14. [Thị trường] Không biết về makerting, làm những sản phẩm ko thể bán được
"Tôi đã làm nhưng lại không thể bán được" là 1 thất bại thường thấy nhất. Phát triển dịch vụ web, đã release nhưng người dùng không hề tăng, phải làm như thế nào bây giờ ??? Lúc nó mới cố gắng bắt đầu đi học về các để tăng người dùng cho dịch vụ của mình, đó một sai lầm thường thấy.
Giải pháp
- Trước khi xây dựng, phát triển sản phẩm phải hiểu rõ về thị trường
- Trước khi phát triển cần tìm hiểu về các phương pháp tăng người dùng, chuẩn bị giải pháp
- Nếu sản phẩm của bạn là Web service thì cần phải biết web marketing, là app thì phải biết những điều cơ bản về tiếp thị người dùng (ví dụ SEO, các loại quảng cáo)
- Trước khi release sản phẩm thì phải học những điều cơ bản của cơ bản về marketing: đối tượng, phân khúc, kênh
- Giao phó cho chuyên gia về marketing: Họ làm gì, ở đâu, thêm những chức năng nào để tăng người dùng, hãy xem cách họ làm trong thực tế và học hỏi. Nếu bạn có 1 người quen như vậy thì thật là yên tâm.
- Thu hút, giữ chân và cải thiện tỉ lệ người dùng là một vấn đề khác tuy nhiên bạn nên bổ sung cho mình 1 số kiến thức cơ bản về AARRR, Lean analytic, KPI …
15. [Nhân sự] Không thể giữ chân người tài
Đúng như bạn nghĩ, không có đủ nhân sự giỏi cũng là 1 vấn đề. Trong thời gian đầu của khởi nghiệp, có rất ít sự tin tưởng, thành tích được tạo ra. Tuy nhiên, bạn và công ty của bạn phải có khả năng trình bày những ưu điểm của mình để thu hút nhân tài. Có rất nhiều trường hợp không có chi phí để quảng cáo tuyển nhân sự. Chi phí để tuyển được nhân lực nếu thông qua đại lý chiếm khoảng 30% thu nhập hàng năm, 1 người có thể lên đến mấy triệu yên. Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ, bạn có thể tuyển dụng thông qua người quen hoặc sử dụng wantedly cũng khá phổ biến.
Giải pháp
- Tìm năng lực lôi kéo người khác
- Luôn luôn mài dũa kỹ năng giao tiếp, quan hệ với mọi người.
- Hợp tác với mọi người như với chính mình
- Luôn luôn suy nghĩ xem mình có thể làm được gì
16. [PM] Không có kiến thức , kinh nghiệm về quản lý dự án nên thất bại
Vì mới chỉ làm việc theo team, chưa làm công việc quản lý bao giờ, không có kiến thức về quản lý dự án nên dự án bị chậm tiến độ và cuối cùng là thất bại. Nếu rủi ro và tiến độ của dự án không đc quản lý một cách cẩn thận, dự án sẽ hoàn thành tốn nhiều công sức hơn dự kiến ban đầu và gây ra lỗ.
Giải pháp
- Đầu tiên là hãy học những điều cơ bản nhất của quản lý dự án.
- Nói chung thì hãy tìm hiểu về những điều sau đây: Quản lý tổng hợp, Quản lý tài nguyên, Quản lý thời gian, Quản lý phạm vi, Quản lý rủi ro, Kiểm soát chất lượng, Quản lý các bên liên quan.
17. [Kế toán]Vì không biết kế toán nên bị cuống lên vào cuối nhiệm kì(kết thúc dự án)
Hầu như không biết gì về kế toán và hạch toán(dựa vào các số liệu của kế toán để phân tích)
Giải pháp
- Sử dụng các dịch vụ về kế toán và hạch toán: các dịch vụ web của freee、 money forward để đồng bộ hoá tài khoản công việc, kế toán tự động, hạch toán tự động
- Sử dụng dịch vụ kế toán hoặc nhờ kế toán viên
- Tự học và tự làm kế toán
18. [Pháp lý] Có nhiều vấn đề rủi ro về pháp lý mà không hiểu biết về pháp luật
Các hoàn cảnh bắt buộc: đăng ký, hợp đồng, bản quyền, tuyển dụng, sa thải, điều động vốn. Khi thành lập công ty, cổ phiếu hoặc nhân viên thay đổi, bạn sẽ phải làm việc với cục pháp lý. Để tránh những hợp đồng giao dịch bất tiện, các hợp đồng có rủi ro. Không phạm sai lầm trong hợp đồng đầu tư. Nếu là dịch vụ web, không muốn có rủi ro pháp lý nào trong hợp đồng sử dụng.
Giải pháp
- Nhờ các chuyên gia pháp lý
- Hãy tự học nếu bạn có thể bảo đảm được thời gian
- Trong trường hợp đăng ký, bạn có thể nhận được những lời khuyên, tư vấn, sửa chữa miễn phí từ cục pháp lý, đó cũng là 1 cách để tham khảo và bàn bạc
- Lớp học pháp lý cho các kỹ sư được tổ chức bởi ông Co-Edo, cho chúng ta cảm giác khi đối mặt với pháp luật - Blog :: koyoosee :: Tech
- Bài viết tham khảo của AZX: 16 điều khiến các doanh nghiệp liên doanh thường thất bại | AZX Super Highway (blog AZX)
19. [Pháp lý] Vì không biết các loại hợp đồng, không hiểu nội dung của chúng mà đã ký kết các hợp đồng kèm theo các rủi ro
Hợp đồng đấu thầu, hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng điều phối cùng rủi ro của nó, nếu bạn không hiểu kỹ và ký hợp đồng, bạn có thể sẽ phải làm những việc không mong muốn và chịu trách nhiệm nếu có thất bại xảy ra
Giải pháp
- Hiểu rõ nội dung của từng loại hợp đồng
- Hiểu rõ trong công việc nào thì cần loại hợp đồng nào, hợp đồng như thế nào là tốt.
- Tham khảo ý nghĩa pháp lý: Sự khác biệt về bản chất pháp lý của ủy quyền và hợp đồng trong hợp đồng thuê ngoài
- Chú ý rằng cũng có trường hợp ngay cả các công ty, khách hàng, đại lý và thậm chí cả nhận viên thường trú cũng không hiểu về hợp đồng pháp lý. Họ ko biết tư vấn cho bạn điều thì thì tốt.
- Tiện đây, chúng ta cũng nên biết về luật thầu phụ Freelancer được bảo vệ bởi "luật hợp đồng thầu phụ" - những điểm cần lưu ý là gì?
20. Lúc khởi nghiệp thì công khai số điện thoại
Một sai lầm là khi thành lập công ty bạn lại công khai số điện thoại của mình. Khi 1 pháp nhân(tổ chức, công ty) được thành lập, số điện thoại sẽ được đăng lên bản tin công cộng, lúc đó sẽ có rất nhiều cuộc gọi kinh doanh làm bạn lãng phí thời gian 1 cách vô ích.
Giải pháp
- Không công khai số điện thoại.
- Hoặc sử dụng các dịch vụ điện thoại của đại lý.
- Chỉ cho số điện thoại của mình cho người tin tưởng được
- Chỉ bàn bạc, hỏi đáp thông qua website.
21. [Quản lý] Thuê ngoài dẫn tới thất bại
Lưu ý rằng việc estimate cho việc làm ngoài và quản lý dự án với bên ngoài là một việc vô vùng khó. Do xung đột lợi nhuận với bên kia, nên giao tiếp cẩn thận là điều cần thiết. Hãy thực hiện quản lý để ngăn chặn các vấn đề xảy ra thường xuyên chẳng hạn như đối tác thuê ngoài bỏ chạy, không thực hiện ngay trước ngày đáo hạn, một cái gì đó khác so với điều bạn nghĩ đã hoàn thành (làm sai spec).
Giải pháp
- Công việc do đối tác đảm nhiệm, nhưng phải hiểu rõ được những kỹ thuật được sử dụng là gì, tiến độ dự án đến đâu rồi..
- Xác nhận xem đối tác mình thuê đã có kinh nghiệm làm ngoài hay chưa.
- Bạn đã có kiến thức kinh nghiệm về quản lý dự án hay chưa, hãy thử kiểm tra lại xem.
- Truyền tải chính xác, rõ ràng tài liệu, mục đích của dự án.
- Kiểm tra mục tiêu dự án 1 cách phù hợp
- Kiểm tra tiến độ dự án 1 cách phù hợp
- Nhờ 2 nơi khác nhau làm để phòng ngừa rủi ro (1 dự án giao cho 2 công ty khác nhau làm để phòng ngừa rủi ro)
22. [Quản lý] Thất bại khi nhận dự án bên ngoài
Trong trường hợp nhận dự án từ bên ngoài, hãy xác định rõ ràng xem ai sẽ là người có trách nhiệm quản lý dự án, tiến độ. Cách làm thông thường khi làm việc cùng nhau thường gây ra vấn đề giao tiếp. Vậy nên hãy kiểm tra xem cả 2 bên có cùng chung quan điểm hay không?
Giải pháp
- Hãy xác nhận xem người phụ trách phía đối tác đã hiểu rõ về các kỹ thuật được sử dụng trong dự án hay chưa
- Đối tác đã hiểu rõ việc quản lý dự án là như thế nào chưa. Đã có kinh nghiệm làm việc với dự án tương tự hay chưa.
- Nếu chưa có những điều trên, hãy cẩn thận giải thích lại cho khách hàng về quản lý dự án hoặc chuẩn bị sẵn phương án phòng ngừa rủi ro
- Cử người quản lý dự án đến phía công ty đối tác để làm việc
- Phía bên mình cũng phải cẩn thận thực hiện quản lý rủi ro, học cách quản lý dự án
- Lưu ý nếu tình hình kinh doanh bên phía công ty đối tác hoặc người phụ trách có sự thay đổi.
- Lưu ý trong vấn đề thanh toán.
- Nhận trách nhiệm bảo hành khi có lỗi xảy ra.
23. [Giao tiếp] Lỗi khi giao tiếp với người không hiểu về kĩ thuật
Đột nhiên, bạn phải nói chuyện với 1 người không cùng lĩnh vực, giải thích về công nghệ cho 1 người chả biết công nghệ là gì. Nó cũng giống như câu hỏi phỏng vấn của Google "Giải thích khái niệm cơ sở dữ liệu cho đứa cháu 8 tuổi?"
Giải pháp
- Làm việc cùng với những khách hàng hiểu về kỹ thuật đương nhiên là dễ dàng nhất
- Nếu trong trường hợp team khách hàng không có người hiểu về kỹ thuật, hãy yêu cầu công ty khách hàng cử lấy 1 người giỏi về kỹ thuật, tốt nhất có kinh nghiệm tham gia dự án(trong thực tế thì nhiều trường hợp cũng không thể thực hiện đc)
- Nếu trong trường hợp ko có người hiểu về kỹ thuật, khả năng cao là tiền phí sẽ tăng lên do phí kỹ thuật hoặc lịch trình làm việc sẽ kéo dài hơn do cần chuẩn bị phương án để phòng chống rủi ro.
24. [Giao tiếp]Lỗi giao tiếp khi bản thân chỉ biết về kỹ thuật
Ngược lại với điều được viết ở trên, đây là lỗi khi bản thân đứng ở vị trí người không hiểu về vấn đề gì đó. Có trường hợp bạn phải phải biết những từ thuộc các ngành như quản lý, pháp luật, kế toán, thuế, ngân hàng, vốn, marketing, kinh doanh, nhân sự, designer. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng không biết những từ ngữ cơ bản, những kiến thức phổ thông trong ngành đó. Điều này rất khó để nhận ra khi làm việc 1 mình, nhưng khi nói chuyện cùng các chuyên gia khác bạn lại có xu hướng mắc lỗi.
Giải pháp
- Tập nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực khác
- Giao phó cho chuyên gia đáng tin cậy
25. [Kinh doanh] Lập ra kế hoạch không cần thiết
Để làm kinh doanh, đầu tiên hãy lập ra 1 kế hoạch, nghe người khác làm việc cần có kế hoạch...vậy là tốt, kết cục là lập ra 1 bản kế hoạch mà chính bản thân mình cũng không hiểu, hoặc có hiểu nhưng lập kế hoạch xong lại vứt xó không thực hiện, lãng phí thời gian một cách vô ích.
Giải pháp
- Hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của kế hoạch mình sẽ lập ra(mục đích: điều động vốn, thuyết phục bạn bè, quản lý kinh doanh của công ty mình)
- Hiểu rõ thời gian để hoàn thành kế hoạch là bao lâu
- Để lập được 1 kế hoạch 1 cách cẩn thận có thể sẽ mất đến 1, 2 tháng. Bạn phải cân nhắc kỹ giữa 2 yếu tố tiền bạc và thời gian khi mới ở giai đoạn khởi động này.
- Thay vì lập kế hoạch để rồi không có sản phẩm giả lập, không có người dùng, thậm chí là không bán được hàng thì doanh số tăng, có người dùng không phải là kết quả có sức thuyết phục hơn sao. Vì thế nếu bạn là 1 lập trình viên thay vì lập kế hoạch thì trước đó tại sao bạn không thử phát triển 1 sản phẩm mẫu đơn giản, thu hút người dùng, tăng doanh số.
26. [Chuẩn bị thành lập] Ít tiếp xúc với mọi người trong công ty khi còn là nhân viên công ty cũ
Đó là 1 sai lầm khi mà bạn không tiếp xúc với ai, không để ý tới mọi người xung quanh mà chỉ tập trung vào làm việc khi là một nhân viên công ty.
Giải pháp
- Hãy xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người làm cùng công ty(để hiểu hơn về cách làm việc, xây dựng lòng tin với mọi người).Trong nhiều trường hợp đó chính là khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn được người khác tin tưởng, khả năng cao bạn sẽ nhận hoặc được giới thiệu nhiều công việc hơn.
- Có cơ hội làm việc cùng những con người tiềm năng (đồng sáng lập)
- Rất có thể là 1 nguồn vốn ban đầu cho bạn khởi nghiệp.
- Lý tưởng là khi bạn sắp từ bỏ thì có người can ngăn, đưa ra lời khuyên cho hành động của bạn. Nếu không phải như vậy, không thường xuyên nhận được đánh gía, trong công việc hoặc giao tiếp đã có vấn đề xảy ra và có thể là những lý do khó khăn để tăng bạn bè.
- Lý tưởng là khi cả trong ngoài công ty bạn đều nhận được những lời đánh giá từ mọi người.
- Trong khi có thu nhập ổn định, có chứng nhận thu nhập, bạn có thể được giúp đỡ để làm thẻ credit card, thẻ cho vay.
- Nói tóm lại, điều quan trọng là bạn nhận được sự tin tưởng và đánh giá từ mọi người khi làm việc ở công ty.
- Trong trường hợp không nhận được đánh giá, hãy làm việc ở bên ngoài công ty và xin sự đánh giá từ người khác.
27. [Quản lý dự án] Estimate bị sai
Vì bản thân là 1 nhà lập trình nên chỉ ước tính thời gian làm việc liên quan đến lập trình. Khi gặp khó khăn, vướng mắc, vì không còn Effort và cũng ko có thời gian, đành phải chọn cách giải quyết là OT và làm việc cật lực mà thôi.
Giải pháp
- Hãy quan tâm đến tiến độ trong estimate của dự án(quản lý dự án)
- Hãy quan tâm đến vấn đề con người có thể ảnh hưởng đến estimate (bỏ việc, bệnh tật)
- Hãy dành thời gian để meeting, giao tiếp với mọi người trong dự án
- Suy nghĩ về vấn đề dành thời gian để viết tài liệu
- Hãy dành thời gian để hướng dẫn mọi người trong team, thảo luận với khách hàng.
- Học cách lập bản estimate dự án
28. [Sức khoẻ] Làm việc quá sức dẫn đến phải nghỉ trong nhiều ngày
Khi khởi nghiệp, vì bạn có rất nhiều động lực, năng lượng nên 1 ngày làm việc trên 16h mà không vận động gì. Kết cục là mệt mỏi, cơ thể ốm yếu dẫn đến buộc phải nghỉ. Thật là không có ý nghĩa gì.
Khởi nghiệp không phải là chạy cự ly ngắn rồi nghỉ mà là chạy marathon liên tục
Trong trường hợp bạn là Freelancer, nếu bạn nghỉ cũng đồng nghĩa với việc bạn không kiếm được tiền, nghỉ = ko có thu nhập. Công ty và đất nước cũng không thể bảo vệ được bạn vì bạn không có luật tiêu chuẩn lao động cũng không có bảo hiểm việc làm. Đã có trường hợp là Freelancer làm việc cật lực và sau đó phải nghỉ vài tháng. Trong trường hợp làm việc ở nhà, vì bạn không ra ngoài, cũng không nói chuyện với ai nên cần chú ý đến việc có thể tinh thần sẽ không được ổn định Trầm cảm trong vài năm, bệnh tật hoặc tai nạn cũng có thể làm tổn thương bạn.
Giải pháp
- Thêm vận động vào trong lịch trình làm việc của bạn
- Nghỉ ngơi cũng là công việc
- Trong trường hợp bạn nghỉ, hãy chuẩn bị sẵn các phương án phòng ngừa rủi ro. Ví dụ viết tài liêuh hướng dẫn...
- Tăng số người có thể tin tưởng và giao việc cho họ
- Chuẩn bị các phương án phòng ngừa rủi ro như mua bảo hiểm
- Càng sớm biết giới hạn sức khoẻ, tinh thần của bản thân càng tốt. Sau đó, bạn có thể quản lý sức khoẻ bản thân làm sao để không vượt qua giới hạn chịu đựng bản thân.
- Tôi thường hay tham khảo tài liệu Lúc nào cũng làm việc quá sức là bản chất của CEO, nhập môn cách quản lý sức khoẻ của tim và cơ thể để startup thành công
29. [Sức khoẻ] Suy sụp tinh thần
Trong nhiều trường hợp, lợi nhuận đi ngược lại so với dự tính, bạn sẽ cảm thấy khá áp lực vì là người chịu trách nhiệm. Tỉ lệ mắc bệnh về tinh thần của các nhà khởi nghiệp có vẻ khá là cao. Khi công ty của bạn gặp rắc rối về tiền bạc, chất lượng sản phẩm, lịch trình làm việc, chính sách, tiền lương, không có tiền mặt, chỉ còn cách phải làm việc cật lực. Bỏ việc, nhiều vấn đề xảy ra, đánh nhau, bị đuổi việc, bị phản bội , khi xảy ra thì cãi nhau, kiện cáo, nói chung là sẽ có rất nhiều sự kiện xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, người đau khổ, chịu trách nhiệm chỉ có bản thân bạn mà thôi. Khi không còn tiền, rủi ro gánh nợ trở nên cao và thường xuyên hơn. Bạn sẽ không thể tiếp tục trừ khi bạn bỏ đi khó khăn về tinh thần.
Giải pháp
- Rèn luyện, mài dũa tinh thần
- Chú ý giữ gìn sức khoẻ vì sức khoẻ yếu thì dễ bị suy sụp tinh thần
- Tạo ra cách thư giãn riêng cho bạn và cách để có thể nghỉ ngơi.
30. Lãng phí thời gian cho những người không cần thiết
Nhiều người nói rằng họ đang viết blog hoặc mong muốn trở thành giám đốc công ty. Bạn sẽ phải lãng phí thời gian để đáp ứng những công việc này nếu không có mục tiêu rõ ràng. Mặc dù bạn tham dự nhiều sự kiện, gặp gỡ nhiều người để tăng thêm cơ hội việc làm, mở rộng các mối quan hệ nhưng nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng(tăng cơ hội làm những công việc ntn, học tập ưu điểm gì của đối phương) thì thứ bạn có được chỉ là việc tăng số lượng danh thiếp lên mà thôi.
Giải pháp
- Nếu cuộc gặp gỡ mà gây tốn nhiều thời gian thì trước khi gặp phải xác định rõ ràng mục tiêu của cuộc gặp là gì.
Khi sử dụng thời gian , phải luôn có ý thức rằng "thời gian là tiền bạc"
- Phân biệt rõ ràng đâu là điều bạn quan tâm, đâu là điều có lợi cho đối tác, hãy phán đoán trước ghi gặp mặt. Nó còn được gọi là đàm phán Win-Win: Nghệ thuật "tâm đối nhân"
Ngược lại, khi đi gặp đối tác thì cũng phải có suy nghĩ là "thời gian là tiền bạc, liệu đối phương có thể dành nó cho mình"
- Khi đi sự kiện thì hãy suy nghĩ bằng cách nào có thể nhớ và học được ưu điểm của đối tác
31. [Điều động vốn] Giữ bí mật ý tưởng kinh doanh
Sai lầm khi bạn đánh cắp ý tưởng và yêu cầu giữ bí mật hoặc ràng buộc NDA(Non-disclosure agreement- bảo vệ thông tin mật trong doanh nghiệp)
Giải pháp
- Hãy để tất cả ở trạng thái công khai. Thay vì giữ nguyên giả thuyết ban đầu, hãy công khai ý tưởng để nhận được các phản hồi, góp ý của mọi người.
Ý tưởng tuyệt vời gần như không có giá trị, chỉ khi bạn thực hiện được ý tưởng đó thì nó mới có giá trị .
- Nếu bạn nói với nhà đầu tư là hãy cam kết ràng buộc NDA(không tiết lộ thông tin ý tưởng), thì tôi nghĩ bạn sẽ bị coi là người không biết gì về đầu tư(Nhà đầu tư mất cơ hội đầu tư vào các dự án có ý tưởng tương tự)
- Hầu hết các doanh nghiệp chỉ được quản lý tại thời điểm họ nhận thấy nó có lợi nhuận. Công việc của tôi là suy nghĩ đưa ra giải pháp khi các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường với số tiền khổng lồ hay các rào cản thương mại.
- Những điều trình bày ở trên chỉ là kiến thức phổ thông. Nếu bạn muốn biết lý do chi tiết, xin vui lòng tìm hiểu trên google.
32. Không biết estimate khi khởi nghiệp
Khi khởi nghiệp, cụ thể từng công việc cần bao nhiêu thời gian, nếu bạn không tính toán cẩn thận thì thời gian để hoàn thành thực tế sẽ nhiều hơn dự kiến. Có nghĩa là dự án phát triển chậm hơn so với dự kiến.
Giải pháp
- Bạn chỉ có cách dùng kinh nghiệm của bản thân.
- Nếu có thời gian, hãy lập ra danh sách các công việc cần làm, mỗi công việc sẽ tốn bao nhiêu thời gian
33. [Kinh doanh] Không nhận được tiền vì phát triển dịch vụ của bản thân
Bạn muốn tự mình tạo ra dịch vụ và dùng nó để khởi nghiệp nhưng bạn lại không có tiền.Bắt đầu hợp đồng phát triển nhưng lợi nhuận của hợp đồng không cao dẫn đến việc tiền không được tích luỹ. Kết cục là dịch vụ không thể được xây dựng trong nhiều năm. Đây là một điều khá phổ biến trong giới khởi nghiệp và vấn đề vẫn chưa có biện pháp giải quyết. Tôi là một Freelancer và tôi muốn ngừng việc bán thời gian để phát triển dịch vụ của riêng mình. Nhưng tôi không thể vừa nhận hợp đồng để duy trì cuộc sống mà vẫn có thời gian để phát triển dịch vụ. Kết cục là tôi không thể tạo ra dịch vụ riêng của mình được.
Giải pháp
- Điều chỉnh tiền đầu tư(miễn phí, nếu như không điều động được vốn thì dễ rơi vào hoàn cảnh như trên)
- Không chỉ dừng lại việc điều động vốn, ý tưởng và nhóm thực hiện cũng thực sự cần thiết.
- Tăng tỷ suất hợp đồng phát triển(nhận hợp đồng từ những công ty có quan hệ với công ty mình để tăng lợi nhuận)
- Một mình phát triển cả 1 service là rất khó vì vậy hãy tìm ai đó cùng hợp tác và phát triển.
- Để có thể tìm được ai đó cùng hợp tác, có thể tin tưởng được cần mất nhiều thời gian và bạn cần có năng lực lôi kéo người khác
- "Vì tôi không biết cách giải quyết nên có thể chỉ dạy cho tôi có được không" - sẵn sàng học hỏi từ người khác.
Kết luận
Tổng hợp các kiến thức quan trọng
Ngay cả khi bạn hỏi cách để trở nên chuyên nghiệp, nếu bạn không có những kiến thức cơ bản nhất thì bạn cũng không thể bàn luận với những chuyên gia hoặc tiếp nhận những kiến thức không chính xác. Sau đây là 1 số từ khoá bạn nên tìm hiểu:
- Khởi nghiệp, startup (Learn startup, phát triển khách hàng, thị trường, liên doanh tài chính)
- Kinh doanh(chiến lược Lanchester)
- Quản lý(dự án, các bên liên quan)
- Tài chính
- Điều động vốn(tiền trợ cấp, cho vay, đầu tư)
- Kế toán, tài chính(B/S、P/L、dòng tiền), thuế
- Kế toán(kinh phí, hạch toán, kế toán)
- Marketing(web, app, B2B)
- Kinh doanh
- Quảng cáo
- Các vấn đề pháp lý (đăng ký, luật thương mại, hợp đồng, bản quyền)
- Nhân sự (tuyển dụng, chế độ đánh giá nhân sự, tiền lương, quản lý chấm công, tạo ra các quy định nội bộ, sa thải)
- Các kiến thức trong ngành, xu hướng thị trường
Những điều nên biết
- Kỹ thuật thuyết trình
- Kỹ thuật đàm phán
- Hành chính
- Kiến thức cơ bản về design
- Chỗ nào đặt văn phòng thì tốt, thuê chỗ nào thì rẻ
- Những kiến thức được nói ở trên, hãy vừa học vừa làm, cập nhật những xu hướng của thị trường là một điều quan trọng (giống như hình ảnh vừa chạy marathon vừa học)
- Vì gần như không thể làm tất cả công việc một mình trong mấy năm, tôi nghĩ bạn cũng nên chia sẻ công việc cho người khác và học hỏi từ những thất bại của mình.
Phát triển khách hàng, marketing
Trong hầu hết các trường hợp kinh doanh thất bại, nguyên nhân là do sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu, không có thu nhập nên tiền vốn dần dần cạn kiệt. Vậy nên hãy biết phát triển thị trường và marketing đúng cách.
Kết bạn với các nhà khởi nghiệp, freelancer
Điều yên tâm nhất là khi khởi nghiệp, bạn nhận được lời khuyên quan trọng từ các nhà khởi nghiệp tiền bối, người hướng dẫn. Hiểu được những khó khăn của freelancer, nhà khởi nghiệp, và nếu có được những người bạn cùng đồng hành, cùng nỗ lực thì cũng giống như doanh nghiệp lấy lại được tinh thần vậy. Có rất nhiều thông tin không xuất hiện trong các thông báo nên tôi nghĩ thật tốt nếu có thể gặp nhau thường xuyên(nên lập 1 nhóm và tổ chức các buổi họp mặt định kỳ)
Hiểu người khác
Có bao nhiêu người có thể tập hợp được bạn bè, huy động được vốn, kinh doanh, biết nên bán cái gì, hiểu được người khác. Vậy nên, theo tôi việc nâng cao được những kỹ năng này là điều cực kỳ quan trọng. Tóm lại, dù là việc tìm kiếm bạn bè, được nhận công việc, được thanh toán tiền, điều động được vốn hay không cũng là nhờ vào 2 yếu tố đó là bạn có được tin tưởng hay không và bạn có tin tưởng người khác hay không. Con người khác với lập trình, có nhiều lúc hành động khác với những gì đã được nghĩ đã được viết. Để có thêm nhiều bạn bè, công việc tiền bạc thì việc trang bị các kiến thức, năng lực, khả năng hiểu người khác là điều cực kỳ quan trọng "Đắc nhân tâm" là một kiệt tác được viết từ năm 1937 chứa đựng những điều cơ bản để hiểu được người khác. Hãy thử đọc nó.
Những điều không được viết
Trong thực tế có rất nhiều câu chuyện nếu không gặp thì không thể nói ra. Đôi khi chỉ cần biết thông tin cũng đã có thể làm cho tình hình thay đổi. Vậy nên tôi rất thích những người biết thông tin không giữ bí mật mà đem chia sẻ nó cho người khác. Đồng thời tôi cũng muốn trở thành người chia sẻ thông tin cho những ai cần nó.
- Tình hình thị trường: chẳng hạn chỗ nào có thể kiếm được lợi nhuận, nhu cầu cần những nhân tài như thế nào…
- Công ty nào, doanh nghiệp đầu tư nào, dịch vụ nào đang có vấn đề (vì có khả năng bị kiện)
- Cách thức phán đoán: những người như thế nào thì có xu hướng nguy hiểm(vì tôi không muốn làm việc cùng)
- Cách thức phán đoán: nên nhận lời khuyên từ những người như thế nào
- Thông tin thích hợp: những người giới thiệu nhân sự như thế nào là tốt
- Thông tin về doanh nghiệp, về những người đang làm kinh doanh về lĩnh vực nào…
Những điều tôi muốn viết sau này
- Từ quan điểm của một lập trình viên, bạn muốn trở thành Freelancer hay làm việc cho công ty như thế nào?
- Phương pháp phán đoán: đánh giá công ty, phán đoán những điều kiện rủi ro
- Các sách tiếng Nhật và thông tin có ích về khởi nghiệp thưc tế mang tính cá nhân hầu như là không có(vậy nên tôi cũng đã thất bại rất nhiều lần). Tôi nghĩ rằng có rất nhiều thông tin có ích được viết bằng tiếng anh (có thể 1 lúc nào đó tôi sẽ chia sẻ 1 list các thông tin tiếng anh có ích)
Cảm tưởng
Vì có người quen muốn khởi nghiệp nên tạm thời tôi viết ra đây khá nhiều những điều mình đã nghĩ. Những điều tôi viết ra ở trên là những điều tôi đã hiểu ra trong 2, 3 năm làm việc. Để có thể hiểu và vận dụng được nó tôi nghĩ sẽ mất khoảng 5,6 năm.
Thật buồn khi phải nói rằng tất cả những công việc liên quan đến lập trình chỉ là một phần nhỏ trong kinh doanh. Nếu bạn có suy nghĩ trở thành Freelancer hoặc giám đốc thì tôi nghĩ đó là 1 điều tốt cho bạn. Trong giới kinh doanh, nếu bạn chỉ có kinh nghiệm về kỹ thuật thì bạn sẽ bị đánh giá là 1 người không hiểu về kinh doanh. Cũng giống như lập trình viên, nếu bạn không có bằng MBA, không có kinh nghiệm thực tế thì bạn sẽ không thể kinh doanh. Những chuyên gia về quản lý, marketing, kinh doanh phải là những người giỏi nhất ở lĩnh vực đó.Cũng giống như kỹ thuật, điểm quan trọng của kinh doanh là phải biết rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Nếu có bạn là nhà khởi nghiệp tôi nghĩ bạn sẽ có rất nhiều vấn đề được giải quyết, và tôi nghĩ điều đó là đúng. Nếu có những người bạn bù đắp cho những khuyết điểm của các kỹ thuật viên, tôi nghĩ hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên khá là khó để có thể tìm được 1 một nhóm chuyên gia đáng tin cậy từ thể loại này.
Nếu bạn muốn viết gì đó cho thế giới, hãy viết 1 cuốn sách(tham khảo Kindle, mã nguồn mở) Thực sự mà nói, nếu tôi có những thông tin và cuốn sách như thế trước khi khởi nghiệp thì tôi đã không gặp thất bại nhiều như vậy, đã không tiêu tốn quá nhiều tiền bạc và thời gian vô ích như vậy (nếu nói về tiền có lẽ tôi ra mất hàng trăm nghìn đến hàng triệu yên) Những thông tin này tôi nghĩ nó sẽ có ích đối với Freelancer, các doanh nhân khởi nghiệp, giảm đi sự vất vả, tiền bạc, tăng cơ hội thành công cho những ai đang muốn khởi nghiệp, kinh doanh độc lập. Nếu có thời gian, tôi dự định sẽ tổ chức các hoạt động liên quan đến việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các Freelancer, nhà khởi nghiệp như đã trình bày ở trên.
All rights reserved