Tìm Hiểu Về Stablecoins
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Hiện nay ứng dụng nổi bật nhất kể đến của công nghệ blockchain chính là lĩnh vực cryptocurrencies (tiền điện tử). Nó được triển vọng có thể thay thế được các hệ thống thanh toán truyền thống đang tồn tại. Nhưng hiện tại giá trị của hầu hết các đồng cryptocurrenceis, đặc biệt là Bitcoin thì luôn dao động theo từng ngày. Từ vấn đề này thì Stablecoins đã được ra đời
Stablecoins là một loại cryptocurrencies có mức giá ổn định, giá trị thị trường của stablecoins thường được neo vào giá trị của một loại tài sản cố định, như USD hoặc vàng. Đồng loại này phải có tính hướng tới global - toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
Các stablecoins thông thường sẽ cố định giá trị của mình theo giá USD ( 1 stablecoin = 1 USD) hoặc một số đồng mạnh khác như EUR, JPY, CNY,... hay một chỉ số giá trị tiêu dùng nào đó.
Tại sao phải sử dụng stablecoins?
Stablecoins thì không chịu sự biến động giá vô cùng lớn như các đồng cryptocurrencies khác. Như ví dụng vào năm 2010 một lập trình viên mua pizza với 10,000 bitcoin (~30$). Nhưng đến thời điểm viết bài thì giá trị của hóa đơn đó đã lên đến 94M$ - Tất cả điều này đều đến từ sự biến động giá quá lớn của bitcoin. Điều này làm các doanh nghiệp nghi ngờ về khả năng thanh toán của crypto. Điển hình là Microsoft lần đầu tiên cho phép thanh toán bằng bitcoin vào năm 2014 nhưng phải dừng lại ngay sau đó do sự biến động giá quá lớn.
Stablecoins thì lại khác chúng vẫn tận dụng được những lợi ích của cryptocurrencies - là transparency, security, immutability, digital wallets, fast transactions, low fees, và privacy. Nhưng vẫn không làm mất đi sự đảm bảo giá trị tài sản như các đồng tiền fiat truyền thống(USD hay EUR).
Nếu ai còn chưa biết tiền fiat là gì thì có thể hiểu đơn giản nó chính là tiền của một quốc giao nào đó. Dịch ra tiếng việt nó là tiền "định pháp", được xây dựng bởi chính phủ. Như tiền fiat của Việt Nam chính là đồng VNĐ, của Mỹ là USD...
Điều này có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cá nhân cần thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng và an toàn. Từ những lao động nhập cư cần gửi tiền về cho gia đình, đến những doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm một giải pháp thanh toán rẻ và hiệu quả cho các giao dịch đi nước ngoài. Tất cả các trường hợp này thì họ đều không cần lo lắng về chuyện tài sản của mình có thể đột ngột giảm giá trị giống như bitcon
Ngoài ra đối với thị trường cryptocurrencies thì stablecoins hiện cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó có thể là nơi chú ẩn cả các trader khi thị trường có dấu hiệu biến động. Họ có thể nhanh chóng chuyển tài sản của mình sang stablecoin để bảo toàn tài sản chỉ trong vài phút, mà không cần phài thanh khoản ra tiền fiat (vì nhiều giao dịch trên cryptocurrencies thì không cho phép sử dụng tiền fiat hoặc sẽ mất một khoản phí lớn khi chuyển về fiat)
Các loại Stablecoins
Có 4 loại stablecoins chính
Loại 1: Stablecoin fiat-collateralized - thế chấp bằng tiền fiat
Stablecoins loại này có thể hiểu rất đơn giản là nó sẽ neo vào giá trị của các đồng tiền fiat như USD, EUR hoặc GBP. Nó sẽ được quy đổi theo tỷ lệ 1:1, có nghĩa là một đơn vị của crypto sẽ tương ứng với 1 đơn vị của tiền thật (ví dụ 1 USDT <=> 1USD). Vì vậy mỗi stablecoin tồn tại thì sẽ có một tài sản với lọai tiền tệ tương ứng được lưu trong tài khoản ngân hàng để lưu trữ.
Khi ai đó muốn đổi stablecoin lấy tiền mặt thì bên phát hành sẽ phải lấy tiền fiat từ tài khoản ngân hàng ra đưa cho người rút sau đó tiêu hủy lượng stablecoin đó đi để đảm bảo lượng stablecoin và lượng tiền lưu trữ luôn tương đương nhau.
Stablecoin loại này sẽ đứng vững trước bất kì biến động nào của thị trường Crypto, bởi vì tất cả chúng đều được đảm bảo bởi lượng tiền fiat đang được dự trữ và cho dù thị trường Crypto có sụp đổ thì Stablecoin này cũng miễn nhiễm. Đổi lại thì người dùng sẽ cần tin tưởng vào một trung tâm lưu trữ tài sản tập trung, nó thì đi ngược lại ưu điểm phân tán của blockchain. Hơn nữa nếu muốn chuyển đổi stablecoin sang tiền fiat thì người dùng phải thực hiện các bước kiểm tra danh tính, gửi email xác thực,... Sẽ mất thời gian và tốn kém.
Các Stablecoins loại này: USDT, TUSD, LBXPeg...
Loại 2: Stablecoin commodity-collateralized - thế chấp bằng hàng hóa
Các stablecoins commodity-collateralized thì giá trị sẽ được neo vào các tài sản dạng hàng hóa có thể hoán đổi cho nhau như các kim loại quý. Hàng hóa được phổ biến nhất được thế chấp là vàng - tuy nhiên cũng có những loại stablecoins sử dụng cho dầu mỏ, bất động sản và các kim loại quý khác. Những người nắm giữ stablecoin loại này về cơ bản nắm giữ một tài sản hữu hình nhưng có giá trị thực tế - điều mà hầu hết các cryptocurrencies không có. Những loại tài sản này còn có tiềm năng tăng giá trị theo thời gian, điều này lại càng khuyến khích người dùng nắm giữ và sử dụng loại coins này.
Trong một số trường hợp các loại tài sản rất khó để có thể sở hữu như kim loại quý hiếm hay thậm chí là các bất động sản ở Thụy Sĩ chẳng hản. Những loại tài sản này thường chỉ dành cho những người giàu có, nhưng stablecoin mở ra khả năng đầu tư cho các tầng lớp thấp hơn trên toàn cầu.
Digix Gold (DGX): là token ERC-20( được xây dựng trên mạng Ethereum) nó được định giá bởi vàng, trong đó 1 DGX đại diện cho 1 gram vàng. Vàng ở đây được lưu trữ trong một kho ở Singapore và được kiểm toán 3 tháng một lần để đảm bảo tính minh bạch. Những người nắmm giữ DGX thậm chí có thể đổi lấy vàng thật - chỉ cần họ đến kho lưu trữ vàng ở Singapore.
Tiberius Coin (TCX): được định giá không phải một mà bởi sự kết hợp của 7 kim loại quý thường được sử dụng trong phần cứng của các thiết bị công nghệ. Ý tưởng là khi các kim loại này ngày càng được sử dụng để chết tạo các đồ công nghệ như pin mặt trời hay xe điện. TCX coin sẽ tăng giá trị theo giá trị của các kim loại này.
SwissRealCoin (SRC): Là một ví dụ về một danh mục đầu tư của bất động sản ở Thụy Sĩ. Chủ sở hữu token thậm chí có thể bỏ phiếu dân chủ về các lựa chọn đầu tư.
Loại 3: Stablecoin crypto-collateralized - thế chấp bằng crypto
Đây là các stablecoins dựa trên các đồng cryptocurrencies khác. Điều này cho phép các đồng loại này kế thừa tính decentralized hơn là các đồng sử dụng tiền fiat. Để giảm rủi ro biến động giá thì các stablecoin này thường được thế chấp với một giá trị rất cao nhằm làm biến sự dao động về giá trở lên không đáng kể.
Ví dụ: bạn gửi vào lượng ETH tương ứng 1000$ và nhận lại được 500 stablecoin với giá trị 1$/coin. Số stablecoin bạn nhận đã được thế chấp là 200%( 1000$ đối lấy 500$). Cho dù giá Ether có giảm 25% thì stablecoin của bạn vẫn đang được thế chấp bằng lượng Ether có giá trị 750$, vậy mỗi stablecoin vẫn giữ nguyên mức giá ~1$. Và hãy nhớ là ta đang quy đổi 1 stablecoin lấy lượng ETH tương ứng chứ không phải chuyển luôn ra tiền fiat như loại stablecoin fiat nha. Và nếu giá của tiền cryptocurrency giảm đủ thấp các stablecoin sẽ tự động được thanh lý.
Các stablecoins crypto-collateralized thì thường hỗ trợ thanh khoản bằng nhiều loại tiền crypto nhằm phân phối rủi ro. Ví dụ điển hình nhất và đầy hứa hẹn của một stablecoin crypto-collateralized đó là DAI. Được tạo bởi MakerDAO, Dai là một stablecoin có mệnh giá được quy đổi tương đương với USD nhưng thực chất là dựa vào lượng ETH bị khóa trong smart contract.
Loại 4: Stablecoin non-collateralized - không thế chấp
Stablecoin non-collateralized thì không thế chấp trên một loại tài sản nào cả, nghe có vẻ đi ngược lại với định nghĩa của stablecoin. Thì như trước kia đồng đô la mỹ từng được thế chấp bằng vàng, nhưng điều này đã kết thúc từ nhiều thập kỷ và đô la vẫn hoàn toàn ổn định vì mọi người tin vào giá trị của nó. Một ý tưởng tương tự được áp dụng vào stablecoins non-collateralized. Để duy trì sự ổn định các stablecoin này sử dụng cơ chế co giãn cung cầu. Khi nhu cầu tăng, stablecoin mới sẽ được tạo ra để giảm giá thị trường, ngược lại khi giá quá thấp thì nó sẽ bị mua lại để giảm nguồn cung làm tăng giá lên. Theo như lý thuyết giá của các đồng loại này sẽ luôn ổn định vì chúng được điều khiển bởi cung cầu thị trường.
Tuy nhiên stablecoin non-collateralized đòi hỏi sự tăng trưởng sử dụng liên tục để thành công. Vì sẽ có trường hợp xảy ra sự cố, không có tài sản thế chấp để thanh khoản ra tiền thật và lúc đó mọi người sẽ bị mất tiền.
Một ví dụ về stablecoin loại này là Basis sử dụng thuật toán bình ổn giá thông qua cung cầu. Nó tự gọi mình là một stable cryptocurrency với một thuật toán ngân hàng trung ưng.
Lợi ích mà stablecoin mang lại cho Cryptocurrencies
Bitcoin và Ethereum là 2 Cryptocurrencies phổ biến nhất thời điểm hiện tại, nhưng giá của chúng biến động liên tục hàng ngày. Sự biến động của Cryptocurrencies có thể tốt cho những nhà đầu tư và trader, nhưng trong dài hạn nó sẽ cản trở sự đón nhận của thế giới đối với loại tiền tệ mới này.
Các tổ chức và cá nhân sẽ không muốn đánh đổi những lợi ích của cryptocurrencies mang lại để lấy sự biến động quá lớn. Người lao động không thể nhận lương bằng Cryptocurrencies khi số tiền lương mình nhận được hôm nay đã mất đi 10–20% giá trị vào ngày hôm sau. Mỗi người lại có cái nhìn khác nhau về sự rủi ro có người co đó là cơ hội, có người lại coi đó là sự không an toàn.
Ý tưởng về stablecoin đã tồn tại từ rất lâu, rất nhiều Cryptocurrencies hiện tại chưa tìm được sự kết nối giữa sáng tạo và đón nhận, nguyên nhân chính đến từ việc định giá. Chính vì vậy stablecoin được coi như như giải pháp giúp giải quyết vấn đề này.
Hạn chế
Mặc dù stablecoin có nhiều ưu điểm, nhưng chúng cũng có những hạn chế.
Như Tether(USDT) chẳng hạn, chưa bao giờ họ cung cấp một kiểm toán minh bạch cho dự trữ của mình, rất nhiều người nghi ngờ Tether chỉ nắm giữ một phần nhỏ USD mà họ tuyên bố có. Để giải quyết vấn đề tin cậy này, stablecoin nên cung cấp các giải pháp kiểm toán thường xuyên từ bên thứ ba để đảm bảo tính minh bạch. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng họ đáng tin cậy và có mức độ uy tín cao.
Các stablecoin fiat-collateralized cũng bị hạn chế bởi tất cả các quy định đi kèm với đồng tiền fiat quy đổi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chuyển đổi. Điều này sẽ làm giảm độ thanh khoản hơn so với cryptocurrencies thông thường. Đặc biệt đối với các commodity-collateralized, ví dụ bạn muốn có được một thỏi vàng thật thì có thể phải mất nhiều tháng và một chuyến đi đắt đỏ đến kho vàng đó. Ngoài ra không thể không nhắc đến nguy cơ tài sản cơ sở sụp đổ về giá trị. Như ngày thứ tư đen tối ( Black Wednesday) ở Anh, hay cuộc khủng hoảng đồng Rúp năm 1998 xảy ra ở Nga. Nếu một sự kiện như vậy xảy ra với tiền fiat nó cũng sẽ là một thảm họa đối với stablecoin.
Các stablecoin crypto-collateralized thì cũng đi kèm với các vấn đề của riêng nó. Việc bị ràng buộc với các loại cryptocurrencie khác làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn so với các stablecoin fiat-collateralized hoặc commodity-collateralized. Khi chúng được gắn với sự ổn định của một loại cryptocurrency cụ thể, điều này có nghĩa nếu loại tiền cryptocurrency đó giảm sâu thì cuối cùng stablecoin cũng không tránh khỏi kết cục tương tự.
Kết luận
Mong qua bài viết này các bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết và cơ bản nhất về stablecoin. Rất vui và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Nguồn:
https://www.cbinsights.com/research/report/what-are-stablecoins/#what
https://vnbit.net/tim-hieu-cac-loai-stable-coin-dang-luu-hanh-tren-thi-truong-tien-dien-tu/
All rights reserved