[ThaoVTP] Dịch bài viết về một phụ nữ Nhật đi lên làm kỹ sư IT từ con số 0
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 9 năm
Cuộc đời kỹ sư “ích kỷ” của bà mẹ đơn thân
1. Lời mở đầu
Tôi đang băn khoăn tiềm kiếm chiến lược cho sự nghiệp tương lai của bản thân. Với tôi, một người chỉ biết ngoại ngữ, không biết về kỹ thuật lại đang làm việc trong lĩnh vực IT thì quả thật có rất nhiều hạn chế và khó khăn. Đọc bài chia sẻ sau của một nữ kỹ sư người Nhật, tôi bỗng có cái nhìn lạc quan hơn cho nghiệp tương lai của mình nên muốn chia sẻ với các bạn.
2. Nội dung chia sẻ của chị Tanaka
Tôi cần thời gian để nuôi dạy con cái. Tôi cũng cần tiền. Vậy bà mẹ 2 con phải làm sao để đáp ứng những mong muốn này? “Tại sao phải làm việc?” Các bạn nghĩ sao về câu hỏi này? Có lẽ sẽ có người trả lời như sau. -“ Vì tiền. Để nuôi sống gia đình mà phải chịu đựng làm những việc mình không thích.”
- “Để làm những việc mà mình thích. Nếu là công việc mà mình thích thì dù thu nhập có thấp cũng được.”
- “Vì nhu cầu cá nhân. Muốn đi công tác đó đây, làm công việc linh hoạt về thời gian.”
Tuy nhiên, phải chẳng là không nghĩ đến nghi vấn gì. Phải chăng là không được mong muốn tất cả từ nhu cầu cá nhân đến thu nhập cao, đến làm việc mình thích. Nếu nhằm vào cái nào đó thì phải chăng sẽ phải từ bỏ cái gì đó.
Có một kỹ sư đã có được tất cả những mong muốn này. Đó là Tanaka Haruka (51 tuổi), một nữ kỹ sư đảm nhận cả vai trò của một người chồng một mình nuôi dạy 2 người con. Chị ấy đã sử dụng triệt để cơ chế phái cử công tác (Onsite) để thực hiện cách làm việc của riêng mình.
Nuôi nâng hai con nhỏ ―― Bắt đầu từ kiến thức IT là con số 0
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Tanaka làm tổng đài viên tại một công ty truyền thông ở quê nhà Osaka. Sau khi kết hôn, sinh con thì chị nghỉ việc, toàn tâm toàn ý vào việc nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên, sau 4 năm, một bước ngoặt không ngờ đã đến với chị Tanaka. Vì chồng mất, chị phải đảm nhận cả vai trò của người chồng, nuôi dạy hai con nên buộc chị phải quay lại làm việc. Đó là vào năm 1994.
Đầu tiên, chị làm tổng đài viên trực điện thoại của một nhà cung cấp máy tính lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Khi đó là thời kỳ chuyển từ Windows 3.1 sang Windows 95. Là thời kỳ mà PC được phổ cập một cách bùng phát đến từng cá nhân, nhu cầu call center để giải quyết các thắc mắc từ end user – đối tượng sử dụng PC tăng cao nhanh chóng. Mặc dù không có kiến thức IT nhưng chị đã chọn công việc đó vì nghĩ là mình có thể làm được vì liên quan đến nghiệp vụ tổng đài mà chị đã làm khi còn độc thân.
Ở nơi làm việc, có nhân viên khác làm nhiều nghề khác ngoài tổng đài viên điện thoại. Chị Tanaka quan sát mọi người xung quanh và thấy rằng những người biết và sử dụng kiến thức IT sẽ có mức lương cao hơn người không biết IT. Chị nói: “Mình cần tiền để nuôi con. Nếu vậy, thì phải am hiểu lĩnh vực IT và mình đã quyết tâm để làm việc tốt hơn nữa.”
Và từ đây, chị Tanaka bắt đầu cuộc sống của một kỹ sư.
Chị Tanaka hoàn toàn không có kiến thức về IT đã bắt đầu từ việc học các kiến thức cơ bản của IT rồi từng bước chuyển vị trí từ tổng đài viên chỉ hướng dẫn đến tổng đài viên có kỹ thuật như helpdesk (người ở bàn trợ giúp) rồi hỗ trợ khách hàng.
Khi đó, chỉ vẫn chỉ là nhân viên bán thời gian (part-time).
Nào lên Tokyo! ―― Chọn cách làm việc onsite để tập trung vào con cái
Vào năm 1995, khi đã có kiến thức cơ bản của IT thì chị Tanaka đã thay đổi nơi làm việc, chuyển đến làm việc ở bộ phận Network của công ty mạng truyền thông lớn. Chị chuyển từ nhân viên part-time sang nhân viên chính thức, thông qua công việc, chị đã trang bị thêm kỹ năng IT mới và cũng được phó thác các công việc mang tính chuyên môn.
Nhờ việc được đảm nhận nhiều công việc ở nơi làm việc mới mà chị Tanaka được tăng lương. Và mục tiêu tiếp theo của chị là “Tokyo”. Cùng với việc con cái lớn lên, chị phải nghĩ về việc học lên cho các con. Chị nói “Tôi đã nghĩ rằng những người đến Tokyo thì sẽ có rất nhiều lựa chọn cho công việc.”
Vậy, để làm việc ở Tokyo thì phải làm sao đây? Sau khi trao đổi với nhân viên ở công ty mẹ ở Tokyo thì chị được biết có lựa chọn là làm việc như nhân viên phái cử (onsite).
Đây chính là cơ duyên để bắt đầu đi onsite.
Khi lũ trẻ còn nhỏ thì chắc chắn có thể nghỉ thứ 7, chủ nhật và không quá gò bó về mặt thời gian, chị rất biết ơn điều đó, chị không lo lắng gì khi đi onsite. Chị nhớ lại “Cách làm việc đó phù hợp với lối sống khi đó”.
Tuy nhiên, có nhiều người có kỹ năng tốt hơn chị cũng làm việc ở công ty đó. Và chị Tanaka lo lắng liệu mình có bị bỏ rơi lại không? Vì vậy, một mặt làm việc để đảm bảo cuộc sống, chị học mọi thứ nào là network rồi security, các hệ ngôn ngữ và lấy các chứng chỉ như Beginner system adminstrator test, CCNA, ... Và trong số đó, chị tìm thấy “Network” làm lĩnh vực chuyên môn của mình, nhờ đó lương của chị tăng lên từng chút một.
Tôi muốn có thêm thu nhập――Thay đổi cách làm việc để phù hợp với sự trưởng thành của con cái.
Lương một giờ khởi điểm khi làm việc tại Tokyo là 1800 Yên (Khoảng 318 nghìn VND) Nếu một mình chị thôi thì có lẽ lương như vậy là đủ nhưng để cho các con học cấp 3 rồi đại học thì như vậy không đủ. Vì vậy, chị Tanaka nghĩ mình phải tăng kỹ năng lên (skill up) và lấy đó làm vũ khí để đàm phán tăng lương.
Để nâng cao giá trị của bản thân vào thời điểm chấm dứt hợp đồng cũ, chuyển sang hợp đồng mới, chị Tanaka đã cố gắng rất nhiều. Sau giờ làm, chị đến trường học, từ những kiến thức cơ bản như nền tảng ITIL, .com Master ☆☆, ... đến các chứng chỉ cao hơn về quản lý server của Microsoft, PMP, ... Tất nhiên, chị không hề xao nhẵng vai trò làm mẹ của hai đứa con. Chị nói “ Tôi đã cố gắng để nâng cao kỹ năng và nghề nghiệp chỉ với quyết tâm không muốn bắt con cái suy nghĩ gò bó.”
Cơ hội để nhân viên đàm phán lương là rất hiếm hoi. Tuy nhiên, nội dung công việc được giao khi đi onsite chính là lý do để thay đổi mức lương. Chị Tanaka đã phát huy tối đa các chứng chỉ đã lấy được và các kiến thức đã học, mở rộng phạm vi công việc nên thu nhập được tăng lên.
Lương theo giờ cao nhất có thời điểm là 6500 Yên (Tương đương khoảng 1 triệu 150 nghìn VND). Do đó, độ khó của công việc tăng lên, chị làm đủ các lĩnh vực từ quản lý team 50 người đến thiết kế, cấu trúc hệ thống call center rồi đảm nhận kế hoạch doanh nghiệp. Chị tiếp tục làm việc, vượt qua cả sức tưởng tượng của mọi người như training cho project manager và nhân viên công ty của nơi chị đến onsite.
Chị tâm sự “Có khi tôi tổng hợp tài liệu kế hoạch của project hàng tỷ yên rồi có khi cùng tham gia meeting do sếp của công ty nơi tôi onsite nhờ vả. Chỉ có mình tôi mới có thể trả lời tất cả câu hỏi về dự án. (Cười)”.
Sau đó, chị Tanaka thành người làm việc tự do (freelance), chị thành lập công ty đảm nhận các công việc từ cấu trúc hệ thống và thiết lập dự án rồi làm. Chị bồi hồi nhớ lại thời gian đó “ Khi đấy tôi mang bộ mặt như thế này này” và chị làm bộ cau mày, đùa cợt. Công việc khi đó vất vả nhưng tôi đã có thể làm việc và nuôi hai con tốt nghiệp đại học.
Và, đã đến lúc tôi làm việc vì mình.
Tôi muốn làm các công việc thú vị――Cách làm việc sống “Ích kỷ”
Khi đứa con út của chị Tanaka tốt nghiệp đại học thì chị cũng là lúc kết thúc việc nuôi nấng lo toan cho con cái, cũng lúc đó chị từ bỏ freelance và lại làm việc onsite. Chị cho biết ”Freelance tốn quá nhiều thời gian vào các việc ngoài kỹ thuật nên để chuyên tâm vào kỹ thuật tôi đã quay lại làm việc phái cử”.
Nếu là Freelance thì một mình mình sẽ phải làm tất cả nhưng nếu là onsite thì công ty phái cử sẽ làm cho mình những việc kinh doanh và tính toán tiền bạc. Khám sức khỏe và chế độ phúc lợi thì có thể sử dụng theo công ty phái cử nên chị không cảm thấy bất tiện gì. Chị Tanaka nói rằng công việc mà mình cho rằng thú vị sẽ hơn tất thảy mọi thứ, và có thể chọn công việc mình muốn làm là những điểm thu hút của onsite. “Tôi muốn làm công việc thú vị. Do vậy, tôi chọn cách làm việc onsite.”
Sau khi quay lại làm nhân viên onsite, làm qua quản lý dự án cấu trúc, thiết kế hệ thống thì hiện tại chị đang đảm nhận mảng tư vấn và lên kế hoạch cho dự án chuyển đổi hệ thống của tập đoàn thương mại. Chị Tanaka bảo vui vì có thể thử rất nhiều thứ và chị cười vui như trẻ em được nhận đồ chơi vậy.
Chị đã tận dụng rất nhiều công ty phái cử nhưng sau khi quay lại làm onsite thì sử dụng tuyển dụng nhân sự (Recruit staffing) nhiều. Chị cho biết : “Đảm nhận mảng tuyển dụng nhân sự giúp tôi được góp mặt ở nơi làm việc thường xuyên, được giao tiếp phù hợp với mình nên tôi có thể thỏa mái làm việc. Hiện tại, tôi lấy việc mình muốn làm là công việc nên mỗi lần chọn công việc kế tiếp tôi lại thêm yêu cầu này yêu cầu kia nhưng tôi luôn được hỗ trợ tận tình. Tôi thật sự biết ơn vì điều này.”
Thời kỳ con nhỏ chị phải chọn cách làm việc có thể vừa đảm đương việc nhà, rồi khi cần tiền để học tiếp thì chị chọn công việc có thu nhập nhiều và hiện tại khi không phải nuôi nấng con cái nữa thì chị chọn công việc thâm nhập vào lĩnh vực mà mình muốn làm. Chị Tanaka đã thực hiện cách làm việc “ích kỷ” sử dụng onsite phù hợp với thay đổi phong cách sống.
“Ích kỷ” của chị Tanaka ở đây không phải là cách cư xử ích kỷ, tự tiện theo ý mình mà là đáp lại với mong muốn muốn làm của bản thân “ích kỷ” cố gắng nỗ lực, không hối tiếc để làm điều đó. Cách thức để đáp ứng sự “ích kỷ” đó là cách làm việc onsite. “Onsite vốn dĩ là cơ chế để thành chuyên gia (specialist). Có thể lựa chọn công việc bằng cách học thêm kỹ năng và kiến thức mới. Ngoài ra, nếu đạt đến mức tối đa sẽ có thể làm việc to lớn như một nhân vật không thể thiếu được ở công ty.”
3. Lời kết
Từ câu chuyện trên, tôi thấy có lẽ không có gì là muộn để bắt đầu học một cái gì đó mới, không có gì là không thể học được. Điều quan trọng bản thân mỗi chúng ta hãy suy nghĩ xem mình muốn làm gì, mình cần làm gì để đạt được mong muốn đó. Và tại mỗi thời điểm hãy biết chọn cách làm, cách sống phù hợp nhất với mình. Trong đại dương kiến thức mênh mông, hãy tìm cho mình một tảng băng kiến thức vững chắc về một mảng nào đó, giúp mình đứng vững, vươn xa được đến những chân trời mình mong muốn.
Nguồn bài viết tiếng nhật về chị Tanaka: http://www.atmarkit.co.jp/ait/articles/1505/25/news005.html
All rights reserved