+8

Sự khác biệt giữa Chuyên Nghiệp và Nghiệp Dư

Tiếp theo chủ đề liên quan đến Productivity, hôm nay tôi xin dịch tiếp 1 bài viết có thể sẽ giúp các bạn cải thiện được bản thân để từ Nghiệp Dư tiến lên Chuyên Nghiệp.

Các bài viết cũ cùng chủ đề:

Bạn sử dụng 48 quả cà chua như thế nào trong ngày ?

Phương pháp Ivy Lee: lời khuyên cho công việc thường nhật để đạt được năng suất cực đại

Ảo tưởng Multitasking


Tôi bắt đầu nhận ra, một phần là từ những thất bại của bản thân, có một kỹ năng đáng giá giúp bạn có thể vượt trội trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống.

Đó là kỹ năng gì, và làm cách nào để có thể rèn luyện nó, hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.

8h sáng mỗi ngày

Mùa hè trước, tôi có nói chuyện với Todd Henry. Todd là một tác gia thành công, có khả năng duy trì được công việc với kết quả tuyệt vời. Trái lại, sự thiếu ổn định lại luôn khiến công việc của tôi bị đặt trong tình trạng đáng nghi ngại.

Tôi bắt đầu giải thích với Todd:

- Này Todd, cậu nghĩ sao về việc chỉ viết bài khi cảm thấy có hứng? Tôi cảm thấy tôi có thể phát huy hết khả năng của mình khi có động lực, nhưng chả mấy khi tôi có được điều đó. Nếu tôi cố để viết bất kỳ lúc nào, thì kết quả công việc cũng ko cao.

Todd trả lời:

- Hay đấy chứ. Tôi cũng chỉ viết khi tôi thấy có hứng thôi. Hàng ngày, tôi đều có hứng lúc 8 giờ sáng.

Sự khác nhau giữa Chuyên Nghiệp và Nghiệp Dư

Dù bạn đang cố gắng ở bất kỳ lĩnh vực gì, nếu bạn chỉ làm việc khi có động lực thì bạn sẽ không bao giờ có đủ sự ổn định để trở thành một người Chuyên Nghiệp.

Khả năng thể hiện mình hàng ngày, bám sát kế hoạch và hoàn thành công việc - kể cả khi ko cảm thấy thích thú - mới là điều bạn cần để trở nên giỏi hơn. Tôi đã trải nghiệm nhận định này với chính bản thân mình.

Khi tôi ko ngừng việc tập luyện, tôi cảm thấy rất sung sức. Khi tôi viết sách hàng tuần, tôi trở thành 1 tác gia tốt hơn. Khi tôi du lịch và sử dụng máy ảnh hàng ngày, tôi có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn.

Nghe thật đơn giản, nhưng tại sao việc duy trì lại khó khăn đến vậy?

Sự vất vả để trở thành Chuyên Nghiệp

Tiếp cận mục tiêu của bản thân - bất chấp là điều gì - với một thái độ Chuyên Nghiệp đều không hề dễ dàng. Trên thực tế, việc đó rất khó khăn.

Một lý do mà ai cũng nhận thấy, đó là chúng ta ko hề kiên định trong hầu hết thời gian. Ai cũng có những mục tiêu muốn đạt được, cũng có những giấc mơ muốn hoàn thành, tuy nhiên lại chỉ thi thoảng mới làm việc hướng tới điều đó - vào lúc có động lực hoặc là lúc cuộc sống cho phép.

Tôi chắc chắn rằng nếu bạn đặt 1 bản kế hoạch cho mọi hoạt động và bám sát nó, sẽ có ngày bạn cảm thấy muốn từ bỏ. Khi bạn bắt đầu kinh doanh, sẽ có ngày bạn không muốn làm nữa. Khi bạn tập gym, sẽ có những bài tập bạn ko muốn hoàn thành. Hay đã đến lúc phải viết sách mà bạn lại chả muốn viết gì cả. Tuy nhiên, vượt qua được sự khó khăn và chán nản đó, bạn mới trở thành một người Chuyên Nghiệp.

Chuyên Nghiệp giữ vững kế hoạch, Nghiệp Dư để dòng đời xô đẩy. Chuyên Nghiệp biết điều gì là quan trọng và làm việc có mục đích, còn Nghiệp Dư dễ dàng bị cuốn vào 1 cuộc sống luôn vội vàng.

Bắt đầu làm những công việc quan trọng không bao giờ khiến bạn phải hối tiếc

Nhiều người nghĩ rằng tôi đang ủng hộ việc trở thành 1 người nghiện công việc. "Chuyên Nghiệp làm nhiều hơn mọi người, và đó là lý do họ giỏi". Thực tế không hoàn toàn như vậy.

Trở thành 1 người Chuyên Nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn phải cam kết với những gì bạn thấy quan trọng, chứ ko chỉ đơn thuần là nói bạn biết nó quan trọng. Không phải là vì bạn muốn làm nhiều hơn, mà bởi vì mục tiêu đủ quan trọng để bạn ko chỉ thực hiện nó khi thoải mái. Trở thành Chuyên Nghiệp, tức là bạn phải đưa những công việc ưu tiên vào thực tế.

Có rất nhiều bài gym tôi ko muốn hoàn thành, nhưng tôi ko nuối tiếc khi tập chúng. Có rất nhiều bài viết tôi ko muốn đụng vào, nhưng tôi ko nuối tiếc khi hoàn thành đúng kỳ hạn. Có rất nhiều ngày tôi chỉ muốn nghỉ ngơi, nhưng tôi ko nuối tiếc khi bắt tay thực hiện những điều tôi thấy quan trọng.

Chuyên Nghiệp ko phải là nghiện công việc, mà là 1 người có khả năng kiểm soát tốt thời gian cho những điều cần thiết - kể cả khi ko thích thú - thay vì đóng vai trò là nạn nhân để cuộc sống cuốn đi.

Làm thế nào để trở thành người Chuyên Nghiệp

Không dễ dàng, nhưng cũng ko quá phức tạp như mọi người nghĩ. Có tất cả 3 bước như sau:

1. Quyết định mình muốn giỏi điều gì

Nếu bạn biết bạn muốn gì, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi, thì ngay cả những người thông minh, nhanh nhạy và tài năng, cũng chả biết rõ mình đang làm việc vì cái gì.

2. Lên kế hoạch cho mọi hành động

Một khi bạn biết bạn muốn gì, hãy lên kế hoạch để hành động.

Cần lưu ý rằng ko nên đặt kế hoạch dựa trên kết quả của hành động. Đừng lên kế hoạch theo số kg bạn muốn giảm hàng tuần, hay số tiền bạn muốn kiếm được. "Giảm 5kg 1 tuần" không phải là hành động để bạn thực hiện, "Chống đẩy 3 hiệp mỗi ngày" mới đúng là thứ bạn cần quan tâm.

Lên kế hoạch theo hành động mình làm, chứ ko theo kết quả mình muốn.

3. Bám sát kế hoạch hàng tuần

Đừng để ý đến việc duy trì trong 1 tháng, hay 1 năm thì khó khăn tới đâu. Hãy thực hiện mọi thứ hàng tuần, cố gắng đừng để bị phân tâm trong 7 ngày sắp tới.

Lên kế hoạch ko giúp bạn trở thành Chuyên Nghiệp, thực hiện theo kế hoạch mới khiến bạn lột xác. Trong 1 tuần, hãy làm những điều mà bạn muốn làm, đừng để các vấn đề của cuộc sống xen vào. Và vào tuần tới, lại tiếp tục như vậy.

schedule


Source: The Difference Between Professionals and Amateurs


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí