0

Quy trình phát triển và kiểm thử phần mềm

Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu tổng quan và 1 cách đầy đủ kiến thức về quy trình phát triển phần mềm và các nguyên tắc kiểm thử phần mềm

1. Quy trình phát triển phần mềm (SDLC)

Bước 1: Lập kế hoạch và phân tích yêu cầu ( nhiệm vụ BA) Trước khi bắt đầu xây dựng phần mềm, BA sẽ tiến hành thu thập thông tin yêu cầu khách hàng, sau đó tiền hành nghiên cứu thị trường để xác định những chức năng mà phần mềm cần có. Sau đó, BA sẽ làm việc với khách hàng để đưa ra các thông số kỹ thuật và yêu cầu chi tiết về sản phẩm phần mềm. Tất cả thông tin này sẽ được tổng hợp thành một tài liệu được gọi là tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm - Software Requirement Specication. Tài liệu gồm các yêu cầu về chức năng, giao diện hiệu suất,... Ngoài ra, còn có cả bản phác thảo về thành phần,... Ở giai đoạn này, người quản lý và các nhà phát triển phần mềm sẽ thống nhất việc lựa chọn kiểu mô hình phát triển phần mềm nào.

Bước 2: Thiết kế phần mềm( Deginer, Developer) Kết quả của giai đoạn này là các đặc điểm kỹ thuật thiết kế, bao gồm các chie định về thiết kế kiến trúc, yêu cầu hệ thống cũn như đại diện code,...cho phép cả nhóm phát triển theo dõi toàn bộ quá trình phát triển phần mềm

Bước 3: Phát triển phần mềm( Developer) Bắt đầu viết code và triển khai các thông số thiết kế đã đưa ra

Bước 4: Kiểm thử phần mềm( Tester) Các tester sẽ tào ra các tình huoongs kiểm thử( test case và tiến hành kiểm thử. Sau khi kiểm thử, tester sẽ cập nhập các lỗi cào công cụ quản ký và thông báo các bug cho Developer.

Bước 5: Triển khai và phát hành sản phẩm Triển khai trên Production environment: môi trường thật, dữ liệu thật, chạy với người dùng thật và cung cấp hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng.

Bước 6: Bảo trì

2. Quy trình kiểm thử phần mềm (STLC)

Bước 1: Phân tích yêu cầu ( Requirement Analysis) :

Các tester sẽ phân tích tài liệu Prorotype: tài liệu đặc tả yêu cầu

Yêu cầu được chia làm 2 dạng:

  • Functional( chức năng): mô tả tính năng
  • Non-Functional: ( phi chức năng): mô tả hiệu năng

Bước 2: Lập kế hoạch kiểm thử

Lập kế hoạch kiểm thử để kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng yêu cầu hay không. Kế hoạch kiểm thử dự án bao gồm:

  • Phạm vi kiểm thử, hướng tiếp cận, quy trình kiểm thử, tài nguyên và nhân lực test.
  • Chức năng/ module cần được kiểm tra: các công cut và môi trường kiểm thử cần có
  • Ai test chức năng nào? Khi nào bắt đầu thực hiện viết và hoàn thành testcase? Khi nào kết thúc?

Bước 3: Phát triển kịch bản kiểm thử

Xây dựng Testcase dựa trên yêu cầu phầ mềm. Template của Testcase thường có 5 mục đích: ID, mục đích kiểm thử, các bước thực hiện, kết quả mong đợi và kết quả thực tế Các Tester trong cùng 1 team sẽ Review cheos testcase của nhau tránh bỏ sót những trường hợp test quan trọng.

Bước 4: Thiết lập môi trường kiểm thử

Thiết lập môi trường kiểm thử là 1 hoạt động độc lập và có thể được bắt đầu cùng với các giai đoạn phát triển kịch bản kiểm thử. Môi trường kiểm thử sẽ do developer tạo ra để deploy sản phẩm đã được hoàn thiện về lập trình.

Bước 5: Thực hiện kiểm thử

Khi Developer đã code và đưa ra sản phẩm lên môi trường kiểm thử -> Tester sẽ thực hiện dựa trên Test Case đã viết. Trong quá trình test, nếu phát hiện ra bug( lỗi) thì tester sẽ log(vieets0 lên các tool quản lý lỗi. Bug của lập trình viên nào sẽ giao lại cho người đấy xử lý. Khi nào developer fixbug xong, tester sẽ nhận lại và tiến hành kiểm thử.

Bước 6: Đóng kiểm thử

Tester chuẩn bị báo cáo kết thúc kiểm thử, tổng hợp lại các chỉ số trong quá trình test. Cả team phát triển sẽ ngồi họp để đánh giá toàn bộ các tiêu trí xác định kiểm thử đủ hay chưa Những tiêu chí này khác nhau tùy theo từng dự án, thường bao gồm:

  • Số lượng test case tối đa được thực thi Pased
  • tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định
  • Dealine được chốt từ giai đoạn lmf kế hoạch kiểm thử.

Quy trình kiểm thử phần mềm thường chỉ được kết thúc khi sản phẩm được bàn giao cho khách hàng. Ngoài ra, hoạt động kiểm có thể kế thúc trong các trường hợp sau:

  • Khi 2 dự án bị hủy bỏ
  • Khi các mục tiêu chính đã hoàn toàn
  • Khi việc bảo trì hoặc cập nhập đã hoàn thành.

3. 7 Nguyên tắc kiểm thử

Ở bài này tôi chỉ giới thiệu các bạn 7 nguyên tắc , ở các bài sau tôi sẽ nói rõ hơn về 7 nguyên tắc này và áp dụng như nào trong kiểm thử. 7 nguyên tắc cơ bản của kiểm thử phần mềm sau:

  1. Kiểm thử chứng minh sự hiện diện của lỗi

  2. Kiểm thử toàn bộ là không thể

  3. Kiểm thử càng sớm càng tốt

  4. Lỗi thường được phân bố tập trung

  5. Nghịch lý thuốc trừ sâu

  6. Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh

  7. Quan niệm sai lầm về việc “hết lỗi”

Tham khảo:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí