+1

Quản lý audio focus trong Android

Tổng quan

Trong Android, chúng ta có thể dễ dàng play một hoặc nhiều audio cùng một lúc. Điều này nghe có vẽ rất tuyệt vời đối với lập trình viên, tuy nhiên đối với user thì không. Việc có 2 hay nhiều audio cùng phát tại một thời điểm sẽ làm cho user cảm thấy không được thoải mái và không thể tập trung được vào audio họ thật sự cần nghe.

Để tránh điều này, Android cung cấp cho chúng ta một khái niệm về audio focus để có thể chỉ ra được rằng lúc nào, audio nào có quyền được play.

Việc này rất quan trọng đối với các ứng dụng sử dụng audio như là: ứng dụng phát nhạc, phát video, hay live stream.

Hành vi đúng của một ứng dụng có audio được khuyến nghị nên theo guidelines chung dưới đây:

  1. Gọi requestAudioFocus trước khi bắt đầu play, để verify rằng ứng dụng được AUDIOFOCUS_REQUEST_GRANTED. Việc này tốt nhất nên được thực hiện trong onPlay() callback của media session để đảm bảo rằng ứng dụng của chúng ta luôn được requestAudioFocus trước khi play.
  2. Khi ứng dụng khác có quyền audio thì nên stop hoặc pause playing, giảm hoặc tăng âm lượng phù hợp.
  3. Khi việc playback dừng, chúng ta nên huỷ bỏ audio focus.

Trên đây, mình đã giới thiệu tổng quan với các bạn về audio focus và hành vi đúng của một ứng dụng sử dụng audio là như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện một demo về audio focus.

Request audio focus

Trước khi thực hiện func này, chúng ta sẽ trao đổi về sự khác nhau của việc requestAudioFocus trong các phiên bản Android khác nhau:

  • Từ Android 2.2 (API level 8): Apps quản lý audio focus bằng việc gọi requestAudioFocus()abandonAudioFocus(). Bên cạnh đó, ứng dụng phải đăng kí AudioManager.OnAudioFocusChangeListener để nhận các callback và thay đổi mức audio phù hợp.
  • Từ Android 5.0 (API level 21): Audio apps nên dùng AudioAttributes để mô tả các kiểu audio của ứng dụng. Ví dụ, các apps play speech nên chỉ ra CONTENT_TYPE_SPEECH.
  • Từ Android 8.0 (API level 26) : requestAudioFocus() sẽ nhận thêm tham số AudioFocusRequest. AudioFocusRequest chứa thông tin về ngữ cảnh của audio và khả năng của ứng dụng. Hệ thống sẽ sử dụng thông tin này để quản lý audio focus gain và loss tự động.

Do demo của mình có minSdkVersion 23 cho nên mình sẽ chỉ thực hiện 2 case từ Android 5.0 và từ Android 8.0.

Trước tiên chúng ta cần lấy AudioManger thông qua Context::getSystemService.

private var audioManager: AudioManager? = null
    //...
    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)
        setContentView(R.layout.activity_main)
        audioManager = getSystemService(Context.AUDIO_SERVICE) as? AudioManager
        // ...
    }

Sau đó, chúng ta thực hiện requestAudioFocus() như sau:

 private fun requestAudioFocus(): Boolean {
        var res: Int?
        if (Build.VERSION.SDK_INT >= Build.VERSION_CODES.O) {
            audioFocusRequest?.let { res = audioManager?.requestAudioFocus(it) }
        }
        res = audioManager?.requestAudioFocus(
            audioFocusChangeListener,
            AudioManager.STREAM_MUSIC,
            AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN
        )
        return res == AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN
    }

Từ Android 8.0 chúng ta sẽ request audio focus với thêm một tham số nữa là audioFocusRequest, nó sẽ chứa luôn AudioManager.OnAudioFocusChangeListener . Còn dưới Android 8.0 và từ Android 5.0 trở lên, chúng ta chỉ cần chỉ ra các AudioAttributes (Ở đây mình khai báo là STREAM_MUSICAUDIOFOCUS_GAIN ) và sẽ truyền trực tiếp AudioManager.OnAudioFocusChangeListener vào đây.

AudioManager.OnAudioFocusChangeListener

AudioManager.OnAudioFocusChangeListener là một callback, được gọi khi audio focus type đã thay đổi.

 private var audioFocusChangeListener =
        AudioManager.OnAudioFocusChangeListener { focusChange ->
            when (focusChange) {
                AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN -> {
                    val message = "AUDIOFOCUS_GAIN"
                    toast(message)
                    Log.i(TAG, message)
                    isPlaying = true
                    updatePlayPause()
                }
                AudioManager.AUDIOFOCUS_LOSS -> {
                    val message = "AUDIOFOCUS_LOSS"
                    toast(message)
                    Log.i(TAG, message)
                    isPlaying = false
                    updatePlayPause()
                }
                AudioManager.AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT -> {
                    val message = "AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT"
                    toast(message)
                    Log.i(TAG, message)
                    isPlaying = false
                    updatePlayPause()
                }
                AudioManager.AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT_CAN_DUCK -> {
                    val message = "AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT_CAN_DUCK"
                    toast(message)
                    Log.i(TAG, message)
                    isPlaying = false
                    updatePlayPause()
                }
                AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN_TRANSIENT_EXCLUSIVE -> {
                    val message = "AUDIOFOCUS_GAIN_TRANSIENT_EXCLUSIVE"
                    toast(message)
                    Log.i(TAG, message)
                    isPlaying = true
                    updatePlayPause()
                }
            }
        }
  • AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN: Ở đây, app được được trả quyền phát video. Chúng ta có thể play audio hoặc tăng dần volume cho đến normal.
  • AudioManager.AUDIOFOCUS_LOSS: Có một ứng dụng khác cần quyền audio focus, chúng ta nên pause hoặc stop playing để nhường quyền cho app đó.
  • AudioManager.AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT: App sẽ mất audio focus một lúc. Chúng ta nên pause lại, cho đến khi app nhận được AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN.
  • AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT_CAN_DUCK: App có thể mất audio focus một lúc, nhưng không cần thiết phải pause, chúng ta có thể chỉ cần giảm âm lượng của app tại đây thôi.
  • AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN_TRANSIENT_EXCLUSIVE: Khi hết AUDIOFOCUS_LOSS_TRANSIENT_CAN_DUCK, chúng ta có thể tăng âm lượng cho đến normal ở đây.

AudioFocusRequest

AudioFocusRequest chứa thông tin về request audio focus được dùng từ Android 8.0 trở lên. Chúng ta có thể implement nó như bên dưới.

 private var audioFocusRequest: AudioFocusRequest? =
        if (Build.VERSION.SDK_INT >= Build.VERSION_CODES.O) {
            AudioFocusRequest.Builder(AudioManager.AUDIOFOCUS_GAIN).run {
                setAudioAttributes(AudioAttributes.Builder().run {
                    setUsage(AudioAttributes.USAGE_GAME)
                    setContentType(AudioAttributes.CONTENT_TYPE_MOVIE)
                    build()
                })
                setAcceptsDelayedFocusGain(true)
                setOnAudioFocusChangeListener(audioFocusChangeListener)
                build()
            }
        } else {
            null
        }

Huỷ bỏ audio focus

override fun onStop() {
        if (Build.VERSION.SDK_INT >= Build.VERSION_CODES.O) {
            audioFocusRequest?.let { audioManager?.abandonAudioFocusRequest(it) }
        } else {
            audioManager?.abandonAudioFocus(null)
        }
        isPlaying = false
        updatePlayPause()
        super.onStop()
    }

Đối với Android 8.0 trở lên, khi huỷ audio focus, chúng ta cần truyền AudioFocusRequest trước đó khi request cho audioManager?.abandonAudioFocus. Còn đối với version thấp hơn thì chúng ta chỉ cần audioManager?.abandonAudioFocus(null). Chúng ta nên huỷ audio focus khi playback đã đừng hoặc hoàn thành.

Kết luận

Trên đây, mình đã giới thiệu với các bạn cơ bản về quản lý audio focus và khi nào chúng ta nên dùng nó. Nếu có thắc mắc về bất cứ vấn đề gì trong bài viết, hãy comment phía dưới nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm demo của mình tại đây.

Tham khảo

  1. https://developer.android.com/guide/topics/media-apps/audio-focus

Happy coding!!!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí