Probuilder - Maya thu nhỏ - phần 1
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Chào tất cả các bạn!
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi tháng chúng ta lại gặp nhau ở 1 chủ đề mới, và hôm nay mình xin mang tới 1 thứ vô cùng mới mẻ cho anh em dev, đó chính là design 3d với dev thì có khó không?
Cá nhân mình nghĩ, thì việc lập trình viên tiếp cận với mĩ thuật chắc không nhiều, có chăng thì cũng chỉ ở mức paint hay photoshop là cũng căng lắm rồi. Việc tiếp cận với 1 công cụ 3d như Maya, 3dMax hẳn là ngay cả với những người làm designer cũng đã vô vàn khó khăn chứ chưa nói tới những người ngoại đạo làm dev như chúng ta.
Vậy chủ đề hôm nay có gì thú vị với dev khi lại đề cập tới công cụ làm 3d?
Chúng ta có thể gọi nó là "sức mạnh trong tầm tay" hay "hổ mọc thêm cánh " =)))))
Gió máy vậy thôi, giờ thì quay lại thức tế, để coi chúng ta có gì với Probuilder, plugin của unity mà mình có cơ hội trải nghiệm trong thời gian gần đây nhé
-
Trước hết bạn sẽ hỏi tôi, Probuilder là gì? Đó chính là 1 plugin được viết cho Unity, tức là các bạn chỉ việc import nó vào unity là dùng được.
-
Vậy Probuilder dùng để làm gì? Nó là bộ công cụ giúp các bạn tạo ra khối/đối tượng/môi trường 3D từ những hình khối cơ bản nhất.
-
Vì sao chúng ta nên biết Probuilder khi chúng ta đang là dev? Đối với designer 3d, thì họ dùng Maya, dùng 3DMax,... để tạo ra các đối tượng/khối/môi trường 3d, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể yêu cầu designer tạo cho mình thứ gì đó thật nhanh, bởi họ không phải lúc nào cũng rảnh, hoặc họ bị ốm, hoặc thứ bạn yêu cầu là không có độ ưu tiên cao, hoặc bạn đang là 1 nhà phát triển game độc lập.
-
Nhưng thiết kế 3d thì rất khó, làm sao chúng ta làm được? Đúng vậy, thiết kế 3d thì rất khó, cần độ tỉ mỉ và chi tiết cao, tuy nhiên, Probuilder đã thu nhỏ tối đa những gì có thể của Maya, và làm mọi thức trực quan nhất cho thể để ngay cả 1 lập trình viên như bạn và tôi cũng có thể sử dụng được. Yên tâm nhé
Ok, vậy là đủ thuyết phục rồi nhé! giờ để coi nó có gì và dễ dùng tới đâu nào
1. Cài đặt Probuilder:
/ Các bạn vào Asset Store của Unity => gõ vào ô tìm kiếm từ khóa "Probuilder" => lựa chọn phiên bản cơ bản(miễn phí) hoặc phiên bản nâng cao(95$)=> ấn nút download=> import=>và dùng
2. Giao diện làm việc:
/ Giao diện làm việc chính của Probuilder có 2 kiểu chính, đó là các Icon, và Text, tùy theo thói quen của bạn, mình thường sử dụng Icon vì nó trực quan và dễ hình dung ra tính năng của nó. Bạn có khá nhiều giao diện làm việc tùy theo mỗi hành động bạn đang làm với đối tượng bạn lựa chọn. Ngoải ra bạn có 1 menu để bạn có thêm các tính năng mở rộng hơn nữa.
3. Cách thức tương tác với khối 3D:
/ Bạn có 4 cách thức tương tác với khối 3D chính: - Tương tác dạng khối: Với cách tương tác này bạn có thể dịch chuyển khối, thay đổi kích thước khối, hoặc xoay góc của khối. - Tương tác dạng Vertices: Các bạn sẽ tương tác với khối theo từng vertices một, cách tương tác này giúp bạn thay đổi khối 1 cách chi tiết nhất có thể, và theo mình nghĩ nó cũng vô cùng mạnh giúp bạn thỏa sức tạo ra những gì bạn muốn. - Tương tác dạng Edges: Đây là cách các bạn làm việc với các cạnh của khối, nó giúp chúng ta làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn khi cần làm việc theo bố cục nhất định. - Tương tác dạng Faces: Faces là cách làm việc với các mặt của khối, bạn không cần phải chọn từng vertices hay chọn từng edges, mà 1 click đã giúp bạn toàn quyền điều khiển 1 mặt của khối, nó hỗ trợ bạn trong những thao tác không cần tới độ chi tiết cao.
4. Tổng kết:
/ Qua bài viết này mình hi vọng có thể phần nào đã giúp các bạn có cái nhìn sơ bộ về Probuilder, một công cụ giúp lập trình game trên Unity nhanh hơn, và cũng giúp lập trình viên có khả năng tự lập hơn trong quá trình làm việc, không còn phải quá phụ thuộc vào designer nữa! Ở bài tiếp theo mình sẽ đi vào chi tiết cách chúng ta làm việc ra sao với Probuilder nhé
P/s: Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, chúng ta cũng chỉ có thể làm tới mức trong khả năng tưởng tượng của mình, còn để đạt tới cảnh giới của designer, thì các bạn cần nhiều năm tu luyện trên núi nhé ;)
All rights reserved