+1

Pokénomics: Đằng sau sự thành công của Pokémon Go

_Bỗng một ngày bước chân ra khỏi nhà, bạn tự hỏi tại sao xung quanh có nhiều người đi lang thang, giơ cao điện thoại, nhìn chằm chằm vào màn hình và trượt lên trượt xuống ngón tay một cách kỳ lạ. Có lẽ họ đang chơi Pokémon Go đó. Và nếu như chính bạn cũng đang chơi trò này, có gì lạ đâu, bạn cũng chỉ là 1 trong 75 triệu người đang mê mẩn trò chơi thực tế ảo gây nghiện này thôi! _

Trò chơi tích hợp vị trí, kết hợp thế giới thật và ảo trên điện thoại thông minh này đã mang lại thành công cực kỳ lớn chỉ sau 1 đêm, giới thiệu tới công chúng 1 thể loại game mới. Sự phổ biến nhanh chóng và tiềm năng thương mại của Pokémon Go thực sự đáng kinh ngạc, để lại nhiều tranh luận về việc tại sao Pokémon Go lại có thể thành công tới như vậy?

Tuyệt chiêu thu hút người dùng

Pokémon Go cho phép người sử dụng chơi và tương tác dưới hình ảnh thế giới thực. Mặc dù không phải là game thực tế ảo (AR) đầu tiên, tuy nhiên Pokémon Go đã tạo dấu ấn trên thị trường cho dòng game này. Để chơi game, người chơi bước ra ngoài thế giới thực, gặp gỡ và tương tác với những người chơi khác. Đây chính là yếu tố quyết định thành công của trò chơi này.

poke1.jpg

Trong những năm 90 và đầu những năm 2000, Pokémon đã xuất hiện tràn ngập trên những tấm thiệp, phim ảnh và trò chơi. Cộng đồng fan hâm mộ của Pokémon khá lớn, vì thế, tạo nên 1 trò chơi với những nhân vật có trong Pokémon sẽ thu hút nhóm đối tượng này. Sở hữu số lượng người hâm mộ bất kể tuổi tác, giới tính, quốc gia, dòng game này đã thu hút 1 thị trường lớn, từ trẻ nhỏ đến người lớn tham gia chơi.

poke2.jpg

Bên cạnh đó, việc phát hành game cũng có trình tự theo khu vực. Việc làm này sẽ giúp nhà sản xuất lấy được feedback từ người dùng, sửa lỗi nếu có, giảm những vấn đề mà người chơi có thể gặp phải.

Kể từ khi ra mắt, đội ngũ phát triển và thử nghiệm game Pokémon Go đã liên tục tung ra bản cập nhật để sửa lỗi, tăng tốc độ tải, giảm tỉ lệ crash và cải thiện tín hiệu GPS. Luôn luôn có những cải tiến được áp dụng, mỗi người dùng mới sẽ có trải nghiệm đầu tiên tốt hơn so với trước và đặc biệt có nhiều khả năng chơi lâu dài hơn.

poke3.jpg

"Game này chính là công cụ để phát triển cuộc sống thực tế một cách lành mạnh. Phần thưởng mà người chơi đạt được là việc đi ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống, chứ không phải tiêu diệt được một ông trùm nào đó trong màn cuối của game", John Hanke, Giám đốc điều hành của Niantic, nhà phát triển Pokémon Go cho biết.

Gặt lợi nhuận khổng lồ

Trong ba ngày sau khi Pokémon Go bùng nổ trên thị trường, cổ phiếu của Nintendo tăng vọt 53%. Trò chơi nổi tiếng này là thành quả của sự hợp tác giữa Niantic Labs và The Pokémon Company - công ty mà Nintendo sở hữu 32% cổ phần. Theo đó, định giá Niantic Labs trên thị trường hiện tại đã tăng lên 3.65 triệu USD. Người ta đặt ra câu hỏi, trò chơi này có thể thực sự kiếm tiền hay không? Hoàn toàn có thể!

poke4.jpg

Đầu tiên, lợi nhuận này có thể đến từ in-app purchase. Mặc dù Pokémon Go cho phép download và sử dụng miễn phí, tuy nhiên, người dùng có thể mua thêm item, như Pokeball, dùng để bắt và đựng Pokémon. Riêng tại thị trường Mỹ ở mảng iOS, ứng dụng này đã thu về 1.6 triệu USD/ngày vào trung tuần tháng 7. Tuy nhiên, điều khiến các nhà đầu tư thích thú với Pokémon Go nằm ở chỗ, trò chơi này kết hợp được thế giới ảo và thật.

Những địa điểm trên bản đồ Pokémon đều là những địa điểm thật, đó có thể là trường học, khu thương mại, hiệu sách, quán cafe…. Chính vì lẽ đó, nếu biết tận dụng, những nhà đầu tư có thể thu hút số lượng lớn người chơi đến thăm những địa điểm thực đó. Có một số nước còn tăng Pokémon hiếm để thu hút khách du lịch qua bắt Pokémon.

poke5.jpg

Liệu mọi người sẽ chơi Pokémon Go mãi mãi? Tất nhiên là không, nhưng nếu chúng ta xem xét nó trên phương diện nền tảng cho game thực tế ảo thay vì chỉ là một trò chơi đơn thuần, thì điều này sẽ khả thi. Trái ngược với hầu hết các trò chơi bị giới hạn bởi màn hình và internet, Pokémon Go đã giới thiệu thành công một cách chơi game mới để tương tác với thế giới xung quanh, thể hiện được tiềm năng xây dựng các mối quan hệ. Và nếu ngày nào Nintendo còn sở hữu các nhân vật hoạt hình nổi tiếng khác, chẳng hạn như Mario và Zelda, các nhân vật tiềm năng có thể sử dụng cho các trò chơi AR tương tự, có lẽ tới ngày đó, những nhà đầu tư vẫn chưa muốn bán tháo cổ phiếu Nintendo đi đâu…!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí