Những mẹo nhỏ trong unity phần 3
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Chào các bạn!
Như đã hứa ở phần trước, hôm nay mình xin giới thiệu tiếp tới các bạn 1 số mẹo nhỏ dùng trong unity. Những mẹo nhỏ này là những plugin, những thủ thuật nho nhỏ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc với unity giúp làm việc nhanh hơn, hi vọng có thể giúp các bạn có cái nhìn dễ chịu hơn với unity
Các bạn có thể theo dõi lại phần 1 tại đây:
https://viblo.asia/dao.dinh.cuong/posts/XQZGxZQKkwA
Các bạn có thể theo dõi lại phần 2 tại đây:
https://viblo.asia/dao.dinh.cuong/posts/xQMkJLZWGam
Ok! Ko nói nhiều nữa, chúng ta bắt đầu nhé
9. DoTween (HoTween V2):
Nghe tới tween hẳn các bạn sẽ thấy quen quen, ở bài trước mình có nhắc tới Itween, vậy tại sao mình lại giới thiệu DoTween ở bài này?
Với Itween bạn sẽ bị giới hạn khá nhiều ở việc tạo effect cho đối tượng UI trong Unity (từ Unity 4.6), bởi Itween chỉ làm việc với GameObject và Transform, nhưng nó lại không làm việc với RecTransform, và đó chính là lý do các bạn cần tới DoTween cho những trường hợp các bạn cần tạo effect với UI nhiều hơn, hoặc những game 2d đơn giản làm nhanh.
Thật ra nếu các bạn có điều kiện hoặc “bằng một cách nào đó” có được bản pro của DoTween thì nó thật sự giúp ích rất rất nhiều cho các bạn trong việc tạo effect cho các Menu, game2d… dễ như ăn kẹo
10. Smart Localization:
Việc tạo ra 1 game, hay app với khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ luôn là thứ giúp chúng ta tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn bao giờ hết, và tất nhiên đi theo đó cũng là doanh thu tăng theo cấp số nhân!
Việc tạo ra 1 class Multilanguage thì không khó, nhưng việc quản lý những bộ ngôn ngữ với hàng nghìn đoạn text, và rất nhiều ngôn ngữ khác nhau thì thật sự là ác mộng!
Smart Localization sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó 1 cách vô cùng ngọt ngào! Bạn có hệ thống UI, hệ thống Search, Sort, Comment, và có thể thêm vô vàn ngôn ngữ mới bạn muốn. Đó chính là lý do bạn hãy luôn nhớ import Smart Localization vào project khi dự án đó phục vụ cho nhiều thị trường
11. Google Play OBB Downloader:
Với sự tiện dụng của Unity, thì cũng đi kèm với đó là sự cồng kềnh của nó. Bạn sẽ có ngay 1 file apk 8MB trong khi project của bạn ko làm gì khác ngoài hiện cái ảnh splash screen của Unity và 1 màn hình đen.
Điều đó thật sự tệ khi chúng ta đang có mục tiêu làm những game thật lớn vì khi đó file apk sẽ vô cùng lớn, nhìn thấy cái file đó hẳn sẽ là 1 rào cản khiến người dùng muốn tải game của chúng ta về.
Giải pháp được đưa ra từ phía google đó là họ cho phép chúng ta up 2 loại file cho 1 bản ứng dụng, 1 file cài đặt, và 1 file data. Nhưng câu hỏi đặt ra là như vậy thì người dùng vẫn phải download nhiều thôi! Đúng, nhưng việc 1 ai đó đang download game của bạn từ store rồi mất kết nối hay ko muốn đợi thêm nữa họ sẽ chỉ có sự lựa chọn là cancel dù đã download được 99%. Với giải pháp của google bạn sẽ có thể resume download data bất cứ khi nào người dùng muốn! quá tuyệt phải ko nào
Hãy nhớ, nếu app của bạn có size lớn, google thì khuyến cáo là khoảng từ 100MB, thì hãy nhớ tới Google Play OBB Downloader nhé .
12. Fire & Spell Effects:
Việc làm game luôn có sự đồng hành giữa coder và effecter, effecter sẽ là người tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn hơn cho game, khiến người dùng sẽ ấn tượng với game của bạn hơn ngay cả khi mới nhìn qua screenshot cháy nổ tung trời!
Tuy nhiên, việc muốn làm ra những game mang màu sắc cá nhân ko thích làm cùng ông nào, hay ko muốn chia tiền các thứ các thứ, thì những gói effect miến phí là vô cùng quý quá =))))
Fire & Spell Effects là một trong những gói effect miễn phí đó! Bạn có thể làm được kha khá game với gói effect này, và nó cũng là cái nhìn rất thú vị cho những bạn mới tiếp cận với Unity có thể thích thú hơn với những màn cháy nổ vô cùng tuyệt vời mà tích hợp vào game vô cùng dễ dàng
Hôm nay mình sẽ chỉ giới thiệu tới các bạn 4 thủ thuật nhỏ này, các bạn hãy luôn nhớ những điều cơ bản nhưng rất cần thiết này nhé, bài tiếp theo mình sẽ mang tới nhiều plugin và thủ thuật cho các bạn hơn! Hi vọng được các bạn ủng hộ
All rights reserved