+6

Những mẹo nhỏ trong unity phần 1

tim-hieu-ve-phan-mem-thiet-ke-game-unity-3d.jpg

Chào các bạn! Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn 1 số mẹo nhỏ dùng trong unity. Những mẹo nhỏ này là những plugin, những thủ thuật nho nhỏ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc với unity giúp làm việc nhanh hơn, hi vọng có thể giúp các bạn có cái nhìn dễ chịu hơn với unity 😉

Ok! Ko nói nhiều nữa, chúng ta bắt đầu nhé 😉

1.Tạo dự án:

Optimize.jpg

Tạo dự án có thể nhiều bạn sẽ không để ý, vì nó không có nhiều thứ cần quan tâm, tuy nhiên, vì đặc thù của 1 dự án unity luôn khiến nó có dung lượng khá lớn, có thể lên tới vài GB một dự án.

Vì vậy khi làm việc với unity, lời khuyên cho các bạn là hãy luôn chú ý tới nơi chúng ta sẽ lưu dự án, thông thường mình sẽ để ổ C là ổ cài win, và ổ D hoặc F là ổ lưu dự án riêng, vì nếu ổ C thì dự án sẽ làm ổ C đầy và giảm tốc độ của toàn bộ máy tính 😉

2.Switch Platform:

unity-3d+Android+iOS.jpg

Ở mỗi dự án, các bạn sẽ cần biết đối tượng thiết bị mình hướng tới là gì, và chúng ta sẽ switch sang platform đó. Tuy nhiên, chúng ta thường không làm việc đó cho đến khi sản phẩm đã sẵn sàng để build ra chạy thử trên device, và việc đó sẽ trở thành cực hình với chúng ta khi lượng resource đủ lớn để unity chạy như rùa khi switch.

Vì vậy, chúng ta hãy luôn nhớ switch platform ngay từ khi khởi tạo dự án, điều này sẽ chỉ mất vài giây cuộc đời nhưng giúp chúng ta tận hưởng ngay thành quả khi dự án đã sẵn sàng build ra và test 😉

3.Chia cây thư mục và sử dụng tài nguyên:

432892_c79a_4.jpg

Có thể các bạn khi mới làm việc với unity sẽ thường tạo đối tượng và scripts ngay trong tab Project và không chia ra thành các thư mục, vì như vậy các bạn có thể nhìn thấy thứ mình cần ngay đó. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi chúng ta làm việc với 1 dự án siêu nhỏ, thường là project test 1 tính năng nào đó, còn với những dự án game dù là mini, chúng ta sẽ có số lượng cả resource và scripts khá nhiều. Và khi đó chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm scipts cũng như resource mình cần.

Và đáp án cho các bạn là:

  • Chúng ta cần chia cây thư mục theo đối tượng lớn nhất, đầu tiên đó là scene, chúng ta sẽ tạo thư mục cho scene, quản lý theo scene sẽ giúp chúng ta loại bỏ tất cả những thành phần của scene khác không liên quan. Các bạn đặt tên thư mục theo tên scene nhé 😉
  • Bên trong thư mục tên scene chúng ta sẽ tạo các thư mục bao gồm “Resources” và “Scripts”, việc tạo thư mục Resources sẽ giúp chúng ta có thể sử dụng các đối tượng trong Resources trực tiếp trong code.
  • Bên trong thư mục Scripts sẽ chỉ chứa các script thôi các bạn nhé, và bên trong Resources chúng ta sẽ tạo các thư mục con sau: “Prefabs”, “Textures”, “Materials”, “Animation”, ….
  • Ngoài ra, trong mỗi project chúng ta sẽ có những scripts hoặc resources dùng chung, vì vậy chúng ta có thêm 1 thư mục cùng hàng với thư mục tên scene đó là “Utility”, và cấu trúc bên trong tương tự như vậy 😉

.

4.Standard Assets

AirfixSprue.jpg

Trong qúa trình chúng ta phát triển game, sẽ có nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn vì thiếu model, thiếu effect, thiếu texture, hay material… và điều đó khiến chúng ta không thể phát triển tiếp hoặc hoàn thiện game của mình được.

Và giải pháp tạm thời nhưng cũng rất tuyệt đó là chúng ta hãy nhớ tới những gói standard assets do chính unity cung cấp cho chúng ta. Những model hay texture, hay particle trong gói đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong những bước đầu của dự án, và có thể là cuối dự án khi chúng ta thiếu đi thành phần nào đó mà không có thời gian phát triển 😉

Hôm nay mình sẽ chỉ giới thiệu tới các bạn 4 thủ thuật nhỏ này, các bạn hãy luôn nhớ những điều cơ bản nhưng rất cần thiết này nhé, bài tiếp theo mình sẽ mang tới nhiều plugin và thủ thuật cho các bạn hơn! Hi vọng được các bạn ủng hộ 😉


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí