+2

Những dự đoán về Top xu hướng Software Testing trong năm 2019

2018 đã trôi qua và là một năm thực sự quan trọng đối với Software testing: Forrrester đã tuyên bố rằng: "Đây là năm của Đế chế DevOps" và việc áp dụng mô hình Agile lên đến 97%. Nhưng đã bắt đầu có những thay đổi nhất định. Và việc chúng ta đang hướng tới năm 2019, chúng ta có thể hi vọng tiến tới những cột mốc quan trọng mới như là một số xu hướng Software testing sẽ chiếm lĩnh năm 2019. Với những suy nghĩ này, sau đây sẽ là những xu hướng Software testing chúng ta có thể mong đợi trong năm tới.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng nhiều một khái niệm mang tên DevOps. Sau đây là một số khái niệm sơ lược về DevOps: DevOps không phải là một công cụ, nó là một phương pháp tiếp cận và đó là một văn hóa với mục tiêu tối ưu hóa vòng đời phát triển phần mềm SDLC (Software Development Life Cycle) bằng cách đưa sự phát triển (development) và operation xích lại gần nhau hơn. Đó là một hệ tư tưởng hoàn toàn mới đã quét qua các tổ chức CNTT trên toàn thế giới, thúc đẩy các vòng đời dự án và làm gia tăng lợi nhuận. DevOps thúc đẩy sự hợp tác giữa các kỹ sư phát triển và bộ phận operation, tham gia với nhau trong toàn bộ vòng đời dịch vụ, từ thiết kế đến quá trình phát triển để hỗ trợ sản xuất.

"Dev" là một thuật ngữ dùng chung cho tất cả các nhà phát triển phần mềm trong khi "Ops" bao gồm các kỹ sư hệ thống, quản trị hệ thống, nhân viên operation, kỹ sư phát hành, DBA, kỹ sư mạng, chuyên gia bảo mật, và nhiều công việc phụ khác. Khi kết hợp, DevOps xóa đi khoảng cách giữa Development (phát triển) và Ops bằng cách giảm đi sự không chắc chắn của việc phát hành và thay đổi. Nó cũng làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến các giai đoạn khác nhau của việc quản lý phát hành, bao gồm: Build (xây dựng), (Deploy) triển khai, Test (kiểm thử), và Continuous Improvement (cải tiến liên tục).

Sự lan rộng của phong trào DevOps đã mang lại vô số cơ hội nghề nghiệp cho các kỹ năng khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà bạn có thể tìm thấy cho mình những công việc phù hợp.

1) Chất lượng phần mềm trở thành mục tiêu đa chức năng

Trong năm 2018, chúng ta đã thấy sự tăng trưởng số lượng lớn các công ty tạo ra các cộng đồng đa chức năng chéo nhằm đánh giá chất lượng phần mềm. Một trong những tổ chức dẫn đầu về vấn đề này là Global Payments (Thanh toán toàn cầu), nơi đã tạo ra một trung tâm QA đa chức năng xuất sắc nhằm tăng cường quan hệ đối tác và tham gia vào quá trình phân phối phần mềm. Global Payments đã thấy rằng, loại hình quan hệ đối tác này giúp đảm sự hợp tác và phối hợp liên tục, ngay cả trong vòng đời tăng tốc độ release.

Chúng ta có thể hi vọng rằng xu hướng này sẽ tiếp tục phát huy vào năm 2019 khi nó trở nên rõ ràng với các tổ chức, và các tổ chức sẽ nhận thức được rằng, đảm bảo chất lượng phần mềm chiếm một ghế rất quan trọng trong mô hình phát triển phần mềm. Đáng chú uý, để làm cho quản lý chất lượng phần mềm trở thành mục tiêu đa chức năng thì nó đem lại nhiều hơn một chiếc ghế cho QA teams; Nó đồng thời còn cho phép chúng ta điều hướng lãnh đạo các sáng kiến của các công ty, tổ chức để cải thiện cách thức phát triển, phân phối cũng như tiêu thụ phần mềm.

2) Từ Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng phần mềm) trở thành Quality Engineering (Kỹ thuật đảm bảo chất lượng phần mềm)

Cho đến nay, đảm bảo chất lượng phần mềm (QA) là phương pháp được lựa chọn trong thế giới kiểm thử phần mềm. Nhưng QA hiện là một lĩnh vực ngày một phức tạp, bao gồm nhiều kỹ năng và công nghệ. Từ automation test (test tự động) và DevOps đến Pipeline integration và nhu cầu nhúng chất lượng ngay từ đầu của mọi dự án phát triển phần mềm, QA đã phát triến ngoài phạm vi ban đầu.

Để theo kịp tốc độ tăng trưởng này, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi mạnh mẽ từ QA sang Kỹ thuật đảm bảo chất lượng phần mềm, với việc thời gian trôi qua thì sẽ tốt hơn nếu như chúng ta phản ánh được trách nhiệm của QA dưới chiếc ô Chất lượng phần mềm. Trong năm 2019 và hơn thế nữa, chúng ta có thể hi vọng rằng kỹ thuật quản lý chất lượng phần mềm sẽ mở ra một bước tiến lớn khi các kỹ thuật nhúng chất lownjg trong toàn bộ quá trình phát triển phần mềm và rộng hơn là tới các nhóm kỹ sư chất lượng sẽ phải cùng nhau cộng tác.

3) Các tổ chức dân chủ hoá Load Testing (Kiểm thử tải)

Load testing từng là một môn học rất cụ thể, nhưng việc xuất hiện các tools mới đã giúp việc thực hành các công cụ này dễ tiếp cận và trực quan hơn rất nhiều. Do đó, chúng ta hi vọng sẽ thấy nhiều tester từ nền tảng QA truyền thống sẽ tham gia vào Load testing trong năm 2019.

Trước đây, Load testing yêu cầu về phần cứng rất cụ thể mà các tester khó có thể có được. Và ngay cả khi các tester có những phần cứng này, họ thường phải lên lịch test trước nhiều tháng do có xung đột lịch trình xuất phát từ việc nhiều nhóm test chia sẻ một máy chủ. Sự phát triển của các nền tảng Load test dựa trên đám mây như Tricentis Flood đã thay đổi cục diện cuộc chơi hoàn toàn, vì các công cụ này không chỉ cung cấp một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có thể làm chủ, họ còn khiến các máy chủ có thể chạy cùng lúc, điều này đã loại bỏ vấn đề phải tạo schedule chạy trong nhiều tháng. Nhờ những tiến bộ này, chúng ta có thể thấy các chuyên gia đảm bảo chất lượng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia Load testing và thậm chí họ thực hiện một cách liên tục khi các team của họ DevOps ở mức độ cao hơn.

4) Gia tăng các cấp độ của Automation Test

Ngày một nhiều các team sử dụng mô hình Agile và DevOps, điều này dẫn tới việc họ cũng cần phải điều chỉnh các chiến lược test. Dẫn đầu trong số các sự hiệu chỉnh này là việc bổ sung Manutal testing cùng với Automation testing. Mặc dù chúng ta đã thấy có sự tiến triển vào đầu năm 2018, nhưng rất rõ ràng rằng Automation test sẽ tiếp tục phát triển với cương vị là một trong số những xu hướng dẫn đầu trong năm 2019.

Theo một nghiên cứu gần đây về xu hướng Automation test, 44% các tổ chức dự kiến sẽ tự động hoá 50% hoặc hơn cho toàn bộ việc test vào năm 2019. Các tổ chức đạt tới mức độ tự động hoá việc test nhận thấy rất nhiều lợi ích, bao gồm chu kỳ kiểm thử nhanh hơn, phạm vị kiểm thử được bao phủ và cải thiện cũng như khả năng tìm ra bug sớm hơn. Do đó, chúng ta hi vọng khi mức độ tự động hoá test tăng lên và các tổ chức gặt hái được những lợi ích này, họ sẽ tiếp tục tăng gấp đôi hiệu suất Automation test.

5) Xu hướng Kiểm thử liên tục

Việc kiểm thử liên tục không phải là mới, nhưng chúng ta sẽ thấy Kiểm thử liên tục sẽ trở thành xu hướng trong năm 2019 cùng với việc gia tăng các level của Automation test. Tỷ lệ tự động hoá phải vượt quá 85% để cho phép cho kiểm thử liên tục, và chúng ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp, tổ chức có thể đạt điều này trong năm tới.

Một khi các tổ chức tiến hành Kiểm thử liên tục, đó sẽ là một nơi tốt hơn rất nhiều cho việc kiểm soát mức độ rủi ro trong kinh doanh cho các ứng dụng phức tạp ngày nay. Cụ thể, việc kiểm thử liên tục sẽ cho phép các nhóm test cung cấp những phản hồi về rủi ro một cách nhanh chóng và trên một cơ sở chung, tất cả đều không gây nên sự tắc nghẽn. Loại kiểm thử bao phủ này sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng cuối cùng của phần mềm và cách các nhóm test và nhóm phát triển phần mềm cung cấp ra sản phẩm mới.

6) Phát triển phần mềm dựa trên hành vi sẽ chạm tới một ngưỡng mới

Một sảm phẩm đi kèm khác của việc tăng mức độ test tự động hoá sẽ là một bước tiến trưởng thành hơn để phát triển phần mềm hướng hành vi (BDD), cả hai phần này thường đi đôi với nhau.

Báo cáo thường niên của State of Agile lần thứ 12 cho thấy hiện tại chỉ có 16% các tổ chức sử dụng BDD, nhưng chúng ta cùng xem xem con số này sẽ tăng trưởng thế nào vào năm 2019. Bên cạnh sự thay đổi đó, chúng ta sẽ thấy các nhóm dần tiếp cận mô hình BDD. Mô hình này bao gồm 5 level: Nắm bắt việc hợp tác sử dụng mô hình BDD, triển khai các tools và framework BDD, kết nối các hệ thống phát triển và tự động, Tạo CI và tiêu chuẩn hợp tác hệ thống và báo cáo về những thành công của BDD.

7) Testing trên ống kính của Internet of Things (IoT)

Gartner dự đoán số lượng các thiết bị IoT trên toàn cầu sẽ đạt 20,4 tỷ thiết bị vào năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều thiết bị được kết nối và những kết nối này đều có rủi ro bảo mật nghiêm trọng. Chúng ta hiện đã thấy những lỗ hổng xuất hiện và năm 2019 phải năm mà các tester phải đẫn đầu xu hướng.

Trong những tháng tiếp theo, các nhóm test cần phải nhìn theo lăng kính của IoT nếu họ muốn duy trì lòng tin của End users. ba trong số các bước quan trọng nhất để thực hiện là giới thiệu Kiểm thử bảo mật liên tục, hãy cùng làm rõ việc chúng ta không cần phải test với mỗi bản release để cán các mốc thời gian tích cực và khai thác các dịch vụ ảo để cải thiện các chiến lược Automation test.

8) AI và Machine Learning tiếp tục tạo được sự chú ý

AI và Machine Learning đã là từ khoá thông dụng từ nhiều năm trở về trước, nhưng gần đây chúng ta bắt đầu thấy các ứng dụng thực tế chạm tới những từ khoá này. Năm 2019 sẽ tăng gấp đôi theo xu hướng này.

Trong năm tới, AI và Machine Learning sẽ ảnh hướng tới Software testing bằng cách cho phép tự động hoá nhiều hơn, tăng cường khả năng của các tester để đáp ứng nhu cầu về thời gian cũng như chất lượng giúp giữ cho các tab nghiệp vụ với mức độ phức tạp cao được kết nối. Chúng ta cũng có thể mong đợi xem nhiều case trong đó có AI và Machine Learning giúp tối ưu hoá việc phân tích nghiệp vụ.

9) Tầm quan trọng của khả năng thích ứng với các Tester

Khi các vòng đời phát triển phần mềm tiếp tục rút ngắn lại và các xu hướng mới phát triển và chiếm lĩnh thị trường, thì khả năng thích ứng cao sẽ là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với các Tester.

Với sự phát triển của DevOps, chúng ta đã thấy được rất nhiều lợi ích của các tester học code và chuyển từ Testing specialist thành Testing generalist. Những thay đổi này chỉ là bước đầu. Tuy nhiên khi QA tiếp cận các mục tiêu đa chức năng thì vai trò của nhóm QA truyền thống sẽ được mở rộng, các tester sẽ cần làm việc trong nhiều môi trường mới để có thể thành công. Và trên con đường ấy, khả năng thích ứng - sẵn sàng chấp nhận thay đổi và tích cực tìm hiểu về các lĩnh vực mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Điều này sẽ nâng cao các kỹ năng hàng đầu cho các tester.

10) Cơ hội tăng trưởng

Tất cả những dự đoán kể trên đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh rất rõ ràng về QA là một bộ phận phát triển nhanh chóng, hấp dẫn và cực kỳ quan trọng đối với Vòng đời phát triển và phân phối phần mềm. Khi DevOps lần đầu tiên được đưa ra, đã có những câu hỏi về có hay không việc các tester nắm giữ vị trí quan trọng trong tương lai. Tiến tới năm 2019, chúng ta hoàn toàn có thể nói chính xác điều ngược lại.

Trên thực tế, phỏng đoán rõ ràng nhất về tương lai của Software Testing rằng đây sẽ trở thành một phần vô cùng quan trọng. Chúng ta đã thấy QA đóng một vai trò lớn trong quá trình phát triển và phân phối phần mềm. Bởi vì, chúng ta sẽ ưu tiên xu hướng đa chức năng và xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục. Một trong những sản phẩm quan trọng nhất trong việc thay đổi đó là cơ hội phát triển to lớn của mọi người tham gia vào sự nghiệp QA. Sự tăng trưởng này không chỉ thúc đẩy sự nghiệp của các tester có kinh nghiệm mà còn thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này với những ai bắt đầu quyết định theo đuổi sự nghiệp QA trong tương lai.

Link tham khảo: https://www.qasymphony.com/blog/2019-software-testing-trends-top-predictions-year-ahead/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí