+12

Nâng cao hiệu suất làm việc trên dòng lệnh bằng One-Liners Command

Mở đầu

Linux đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, nó len lỏi vào hầu hết các hệ thống máy tính cũng như các thiết bị công nghệ thông dụng ngày nay. Điều đặc trưng đầu tiên khi người ta nhắc đến Linux là cách mà người ta sử dụng nó. Khác với hệ thống máy tính chạy hệ điều hành Windows chủ yếu dùng giao diện đồ họa, hay macOS dùng kết hợp cả đồ họa và dòng lệnh thì với Linux, phần lớn thời gian người ta làm việc sẽ là trên hệ thống dòng lệnh.

Mọi công việc cần xử lý trên Linux đều có thể thông qua hệ thống dòng lệnh để hoàn thành, từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp. Qua thời gian, để tránh việc phải gõ đi gõ lại các câu lệnh dài dòng và khó nhớ, con người bắt đầu chuyển qua sử dụng các file Shell Script để đẩy nhanh tốc độ công việc. Thường thì các file này sẽ có kích cỡ từ vài dòng đến vài trăm dòng. Tuy nhiên với những công việc đơn giản không nhất thiết phải viết vào file để thực thi. Và ngày nay người ta thường sẽ viết sẵn những cú pháp ngắn và kết hợp với alias để tạo thành một câu lệnh đơn giản hiệu quả. Những cú pháp này thường gọi là One-Liner.

Sau đây mình sẽ giới thiệu 1 số cú pháp sưu tầm và biên soạn để giúp cho công việc trên hệ thống dòng lệnh của người dùng Linux trở nên đơn giản hơn.

Các lệnh hữu ích

Lọc các tiến trình sử dụng nhiều bộ nhớ

Command: ps aux | awk '{if ($5 != 0 ) print $2,$4,$6,$11}' | sort -k2nr | head -n10

  • ps aux sẽ lấy ra tất cả tiến trình được tạo bởi người dùng hiện tại
  • awk sẽ in ra các giá trị tương ứng ở cột PID($2, id của tiến trình), %MEM($4, tỉ lệ bộ nhớ thực tế sử dụng), RSS($6, số byte bố nhớ thực tế sử dụng) và COMMAND($11, câu lệnh thực thi chính của tiến trình)
  • sort sẽ sắp xếp lại các dòng dữ liệu, -k2 tức là sắp xếp theo cột thứ 2 %MEM, -n là sắp xếp số học, -r là đảo ngược để lấy kết quả giảm dần
  • head -n10 để lấy 10 dòng đầu tiên, cũng là 10 tiến trình tiêu thụ nhiều bộ nhớ nhất.

Cú pháp lấy ra những câu lệnh thường xuyên được sử dụng nhất (với Bash Shell)

Command: cat ~/.bash_history | tr "\|\;" "\n" | sed -e "s/^ //g" | cut -d " " -f 1 | sort | uniq -c | sort -nr | head -n 15

  • Các câu lệnh đã gõ sẽ được lưu trữ trong file ~/.bash_history
  • uniq -c để đếm số lượng lệnh trùng lặp
  • cut để giới hạn các cột sẽ hiển thị
  • sort để sắp xếp các câu lệnh theo số lần sử dụng

Cú pháp dùng để xóa các dòng trống trong file

Command: sed -i '/^$/d'

Trước khi xóa file có rất nhiều dòng trống

Và sau khi xóa thì không còn dòng trống nào nữa

Đổi tên toàn bộ file trong thư mục để chuyển các space thành underscore

Thông thường khi thao tác với file mà tên có khoảng trắng thì sẽ bất tiện cho người dùng, cần chèn thêm dấu backsplash \ để sử dụng. Command: for i in *; do mv "$i" ${i// /_};done

Trước khi đổi tên, rất bất tiện khi thao tác

Sau khi đổi tên đã thao tác dễ dàng hơn

Cú pháp tắt nhanh một web server đang hoạt động

Command: pgrep -f tcp://[IP]:[PORT] | xargs kill -9

Server đang chạy

Kết hợp xargs và kill để đóng server

Lấy tên của dự án dựa vào github repository

Command: git remote get-url framgia | grep -o "\/[a-zA-Z0-9_\-]\+\.git" | sed -E "s/^\/|\.git$//g"

  • Lệnh git remote get-url để lấy ra url của repository
  • grep -o sẽ lấy ra đoạn text bắt đầu với splash / và kết thúc bởi .git
  • sed sẽ xóa ký tự /.git đi.

Ở đây mình có 2 remote repository, mình sẽ lấy ra tên của dự án dựa vào repository framgia

Kết quả như sau.

Dùng git xóa tất cả các file với tên cho trước ở cây thư mục hiện tại khỏi cached

Command: find . -name [file_name] -exec git rm --ignore-unmatch --cached {} +

Giả sử mình có các file với tên .keep dùng khi muốn push các thư mục rỗng lên github

Sau khi xử lý với lệnh trên, tất cả các file .keep sẽ được chuyển vào trạng thái untracked

Kết luận

Trên đây là một số lệnh One-liner mình sưu tầm và biên soạn được dùng để nâng cao hiệu suất làm việc trên dòng lệnh Linux. Cảm ơn mọi người đã đọc.

Tài liệu tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí