+12

Một vài kinh nghiệm làm việc với React

Chào mọi người, lần này mình xin nối tiếp chủ đề "vở sạch chữ đẹp" như những tiết học trước. Bài viết lần này mình xin chia sẻ vài kinh nghiệm viết code React mà mình đã đúc kết qua một vài dự án.

1. Cách tổ chức component

Cách đặt tên component và kiểu file

Tên component nên đặt theo chuẩn PascalCase Header.jsx

// bad
import reservationCard from './ReservationCard';

// good
import ReservationCard from './ReservationCard';

// bad
const ReservationItem = <ReservationCard />;

// good
const reservationItem = <ReservationCard />;

Tên component cần đề cập đúng mục đích của nó, phải rõ ràng và duy nhất trong ứng dụng, để dễ tìm thấy hơn và tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra.

Một vài ví dụ về tên và mục đích component:

Header.jsx // component Header
PageAbout.jsx // component chứa page About 
Sidebar.jsx // component Sidebar 

Tổ chức component

Giả sử bạn muốn tổ chức một cấu trúc component bạn có thể tham khảo path đơn giản sau:

components/
|
|– header/          // component Header
|   |– index.jsx
|   |– styled.scss
|
|– PageAbout/
|   |– index.jsx    // component PageAbout
|   |– partials     // folder sub components
|   |   |– PageAboutAdmin
|   |   |   |– index.js
|   |   |   |– styled.scss
|   |   |
|   |   |– PageAboutSubUser
|   |   |   |– index.js
|   |   |   |– styled.scss
|

Cách import component

// good
import Header from 'Header';
import Header from 'PageAbout/partials/PageAboutAdmin';

// bad
import Header from 'Header/index';
import Header from 'PageAbout/partials/PageAboutAdmin/index';

Giữ component gọn nhất có thể

Thông thường, một file chứa duy nhất 1 component và export default. Cũng có thể 1 file chứa nhiều component. Tuy nhiên chúng ta nên viết 1 file với 1 component, chỉ định nghĩa nhiều component trong 1 file khi đó là định nghĩa những thứ liên quan tới common như Button, Image...

2. Stateless và Stateful

Một React component thường có hai loại: component kiểu class hoặc component kiểu function. Sự khác biệt giữa hai loại trên có thể thấy rõ ràng từ tên của chúng.

// Stateful
class Hello extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
  }

  render() {
    return <div>Hello {props}</div>;
  }
}

// Stateless
const Hello = ({name}) => <div>Hello, {name}!</div>;

Chọn cái nào

JavaScript khác với những ngôn ngữ như C/C++, Java, PHP... vì nó không phải là ngôn ngữ hướng đối tượng, mà là ngôn ngữ chức năng (function languge). Chính vì vậy React ở bản nâng cấp đầu năm vừa qua đã bỏ cách viết class (stateful) để hướng người dùng trở về đúng với mục đích của nó.

Đoạn này mình chỉ chém gió theo suy nghĩ của mình thôi nhé

React từ phiên bản 16.8 khi chúng ta cài boilerplate template create react app xong sẽ thấy code ví dụ ở file App.js được viết theo kiểu function (stateless). Ở bản cập nhật này, React cũng đã đưa ra rất nhiều cải tiến, với tên React Hooks.

Câu trả lời thì rõ ràng rồi, nên chọn cách viết Stateless để định nghĩa component.

3. Thời buổi này phải dùng tool

Để làm anh hùng bàn phím, ngoài việc gõ 10 ngón là chưa đủ, mình chỉ là thằng mổ cò nhưng mình viết code rất nhanh, một phần do mình gõ nhanh nhưng phần lớn là dùng những extends xịn sò mà có thể bạn chưa biết.

Ở bài trước mình đã chia sẻ nhiều extension về bắt lỗi "vở sạch chữ đẹp" bài này mình chỉ chia sẻ những extension support cho chức năng nhé

Tổng kết

Trên đây là một vài chia sẻ của mình để làm việc với project React. Hi vọng sẽ giúp bạn dễ quán lỷ source và code sạch đẹp hơn. Nếu bạn có đóng góp gì hãy nhiệt tình để lại bên dưới nhé.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí