Loạt bài về Scrum kì 2
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Trong kì 1 chúng ta đã nói về các khái niệm cơ bản của Scrum. Còn trong kì 2 này, chúng ta sẽ nói về các nhân sự cấu thành nên 1 Scrum team. Các dự án của chúng ta thường chia thành các team với PM, Tech Leader, BrSE, Dev, QA v.v. Vậy các nhân sự này đóng vai trò gì trong Scrum team?
Hãy cùng tìm hiểu nhé. (Bài viết có trích lại nguyên văn các định nghĩa. Bạn nên cố ghi nhớ các đoạn văn bản này, vừa giúp ôn thi tốt, vừa giúp nắm vững khái niệm hơn vì cố nhớ tiếng Anh và nghĩa của các từ sẽ khó khăn gấp đôi nhớ câu văn tiếng Việt).
Định nghĩa Scrum Team
Đơn vị cơ bản của Scrum là một đội ngũ gọi là Scrum Team. Scrum Team bao gồm:
- 1 Scrum Master ( Người quản lý Scrum)
- 1 Product Owner (Chủ sản phẩm)
- Các developers (những nhà phát triển)
Trong 1 Scrum Team không có team nhỏ hay thứ bậc. Đây là một đơn vị gắn kết những con người chuyên nghiệp, tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm, còn gọi là Product Goal. Các Scrum Team đều có đặc tính đa chức năng (cross functional), có nghĩa là toàn bộ thành viên có tất cả những kỹ năng cần thiết để tạo ra giá trị trong từng Sprint. Họ cũng biết cách tự quản lý, tức là trong nội bộ của họ quyết định ai làm gì, vào lúc nào và bằng cách nào. Một Scrum team đủ nhỏ để linh động, nhưng cũng đủ lớn để hoàn thành những công việc rõ ràng trong Sprint, thường sẽ là 10 người hay ít hơn. Nhìn chung, chúng tôi nhận ra rằng team có quy mô nhỏ hơn giao tiếp tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Nếu Scrum Team quá lớn, họ nên xem xét tổ chức lại thành nhiều Scrum team có tính gắn kết, mỗi team lại tập trung vào cùng một sản phẩm. Do đó, họ sẽ có chung một Product Goal, Product Backlog, Product Owner.
Scrum Team sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả mọi hoạt động liên quan đến sản phẩm từ hợp tác với những bên liên quan, xác nhận, bảo trì, vận hành, thí nghiệm, nghiên cứu và phát triển và bất cứ thứ gì có thể cần đến.Họ được cơ cấu và tiếp sức bởi cách tổ chức để có thể quản lý công việc của chính họ. Làm việc trong những Sprint với một nhịp độ bền vững sẽ giúp cải thiện sự tập trung và khả năng duy trì của Scrum Team. Toàn bộ Scrum Team chịu trách nhiệm cho việc tạo ra một sự gia tăng (Increment) có ý nghĩa và hữu dụng với mỗi Sprint. Scrum định nghĩa 3 trách nhiệm rõ ràng trong Scrum Team:
- Những nhà phát triển (Developers)
- Chủ sản phẩm (Product Owner)
- Người quản lý Scrum (Scrum Master)
Định nghĩa Developers (Những nhà phát triển)
Những nhà phát triển là những người cam kết tạo ra sự gia tăng hữu dụng mỗi Sprint trong bất kì lĩnh vực nào. Kĩ năng cần có ở những nhà phát triển thường rất rộng và sẽ khác nhau tùy vào lãnh vực công việc. Tuy nhiên họ thường sẽ chịu trách nhiệm:
● Tạo kế hoạch cho Sprint, Sprint Backlog;
● Nâng cao chất lượng bằng cách tuân thủ Định nghĩa Hoàn thành (Instilling quality by adhering to a Definition of Done);
● Điều chỉnh kế hoạch để có thể thích nghi mỗi ngày trong quá trình tiến đến Sprint Goal
● Chịu trách nhiệm với nhau như những người chuyên nghiệp.
Nguyên văn (các bạn nên nhớ luôn phần này để thi cho dễ):
● Creating a plan for the Sprint, the Sprint Backlog;
● Instilling quality by adhering to a Definition of Done;
● Adapting their plan each day toward the Sprint Goal; and,
● Holding each other accountable as professionals.
Định nghĩa Product Owner (chủ sản phẩm)
Product Owner chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm sinh ra từ công việc của Scrum Team. Cách thức hoàn thành việc này sẽ khác nhau tùy theo tổ chức, Scrum Teams và cá nhân. Product Owner cũng chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog một cách có hiệu quả, bao gồm:
● Phát triển vào trao đổi rõ ràng về Product Goal
● Tạo ra và trao đổi rõ ràng về các mục trong Product Backlog
● Đặt ra các mục trong Product Backlog
● Đảm bảo Product Backlog minh bạch, công khai và được thấu hiểu (bởi những bên liên quan)
● Developing and explicitly communicating the Product Goal;
● Creating and clearly communicating Product Backlog items;
● Ordering Product Backlog items; and,
● Ensuring that the Product Backlog is transparent, visible and understood.
Product Owner có thể làm những việc trên hay ủy quyền cho người khác. Nhưng thế nào đi nữa, người chịu trách nhiệm chính vẫn là Product Owner. Để Product Owner có thể thành công, toàn bộ tổ chức phải tôn trọng quyết định của họ. Những quyết định này sẽ được ghi rõ trong nội dung và sự sắp xếp của Product Backlog, và thông qua những sự tăng trưởng có thể kiểm tra được trong Sprint Review. Product Owner là 1 người không phải 1 hội đồng. Product Owner có thể đại diện cho những nhu cầu của nhiều stakeholders (nhà đầu tư/ bên liên quan) trong Product Backlog. Những ai muốn thay đổi Product Backlog có thể làm như thế thông qua việc thuyết phục Product Owner.
Scrum Master
Scrum Master là người chịu trách nhiệm cho việc thiết lập Scrum như đã định nghĩa trong Scrum Guide. Họ làm điều đó bằng cách giúp mọi người hiểu lý thuyết lẫn thực hành của Scrum (cả trong team Scrum và tổ chức). Scrum Master cũng chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của Scrum Team. Họ giúp Scrum Team cải thiện các phương thức hoạt động bên trong mô hình Scrum.
Scrum Master là những nhà lãnh đạo đích thực phục vụ cho Scrum Team lẫn tổ chức lớn hơn. Họ làm những việc như:
● Huấn luyện thành viên đội về việc tự quản lý và hoạt động xuyên chức năng
● Giúp Scrum Team tập trung vào việc tạo nên sự gia tăng có giá trị cao để đáp ứng Định nghĩa hoàn thành (Definition of Done);
● Xóa bỏ các trở ngại đối với quá trình của Scrum Team
● Đảm bảo các sự kiện Scrum diễn ra một cách tích cực, hiệu quả và gói gọn trong khung thời gian (timebox).
● Coaching the team members in self-management and cross-functionality;
● Helping the Scrum Team focus on creating high-value Increments that meet the Definition of Done;
● Causing the removal of impediments to the Scrum Team’s progress; and,
● Ensuring that all Scrum events take place and are positive, productive, and kept within the timebox.
Scrum Master hỗ trợ Product Owner bằng cách:
● Giúp họ tìm ra các kĩ thuật để định nghĩa Product Goal một cách hiệu quả và quản lý Product Backlog
● Giúp Scrum Team hiểu sự cần thiết của những đề mục Product Backlog rõ ràng và súc tích (concise)
● Giúp thiết lập kế hoạch sản xuất có tính kinh nghiệm cho một môi trường phức tạp
● Tạo điều kiện cho sự hợp tác của các bên liên quan khi được yêu cầu hoặc cần thiết.
Nguyên văn
● Helping find techniques for effective Product Goal definition and Product Backlog management;
● Helping the Scrum Team understand the need for clear and concise Product Backlog items;
● Helping establish empirical product planning for a complex environment; and,
● Facilitating stakeholder collaboration as requested or needed.
Scrum Master phục vụ cho tổ chức bằng cách:
● Dẫn dắt, đào tạo và huấn luyện tổ chức trong quá trình tiếp nhận cách làm việc của Scrum ;
● Lên kế hoạch và tư vấn cách thiết lập Scrum trong tổ chức
● Giúp nhân viên và các bên liên quan hiểu và ban hành cách triển khai mang tính kinh nghiệm cho những công việc phức tạp
● Gỡ bỏ rào cản giữa các bên liên quan và Scrum Team
Nguyên văn:
● Leading, training, and coaching the organization in its Scrum adoption;
● Planning and advising Scrum implementations within the organization;
● Helping employees and stakeholders understand and enact an empirical approach for complex work; and,
● Removing barriers between stakeholders and Scrum Teams.
Kết : để ghi nhớ tốt hơn nội dung bài, hãy thử bàn bạc cùng member team bạn xem ai đóng vai trò gì trong các vai trò của Scrum Team phía trên nhé.
All rights reserved