0

Làm thế nào để có một công việc như một UX/Product design

Một vài gợi ý từ các giám đốc tuyển dụng

Bài viết được dịch từ bài chia sẻ của Magda và Maciek- hai nhà quản lý đội Product Design ở K2 digital agency. Một trong số những trách nhiệm quan trọng của họ là tuyển dụng những nhà thiết kế mới trong suốt 10 năm qua. Ở bài viết này Magda và Maciek muốn chia sẻ một vài lời khuyên cho những ai đang tìm kiếm một công việc mới ở vị trí UX/Product designer.Nó có thể sẽ có ích nếu bạn đang ứng tuyển cho công việc tại bất cứ tổ chức nào. Bài viết này về cơ bản được tóm tắt từ những gì Magda và Maciek đã trình bày tại hội thảo UX Ba Lan 2018 tại Warsaw. Bài viết sẽ đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi:

  • Quy trình tuyển dụng sẽ như thế nào?
  • Yếu tố nào mà những nhà tuyển dụng đang mong muốn tìm kiếm nhất?
  • Kỹ năng cần thiết cho một nhà thiết kế UX/Product là gì?
  • Làm thể nào để chuẩn bị một CV và portfolio để được mời đến phỏng vấn? (Hãy nghĩ về điều này như tối ưu hóa chuyển đổi).
  • Làm thế nào để tiếp cận cuộc phỏng vấn và bài test thiết kế?
  • Làm thế nào để chọn đúng công ty để ứng tuyển?

1. Quy trình tuyển dụng sẽ như thế nào?

Ở hầu hết các công ty, quy trình này trông gần giống nhau với các biến thể nhẹ. Dưới đây là quy trình tuyển dụng của Google:

  1. Sàng lọc qua điện thoại
  2. Sàng lọc Portfolio
  3. Bài kiểm tra design
  4. Phỏng vấn trực tiếp
  5. Kiểm tra tính phù hợp với team
  6. Gửi offer
    Lẽ tự nhiên Google là một công ty rất lớn với nhiều văn phòng khắp thế giới, nhưng với những trường hợp khác, công ty nhỏ hơn thì vẫn luôn có những bước quan trọng giống nhau. Các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra CV và portfolio của bạn để quyết định có mời bạn đến phỏng vấn hay không. Nếu họ không chắc chắn về bạn sau buổi phỏng vấn nhưng đánh giá bạn là một ứng viên tiềm năng, họ có thể đưa bạn một bài kiểm tra- thử thách cho bạn giải quyết. Sau đó bạn sẽ nhận được thư offer. Bạn có thể chấp nhận hoặc thương lượng tiếp. Tại một số công ty ở giai đoạn đầu của quy trình, bạn sẽ chỉ tiếp xúc với nhân viên nhân sự, không phải người quản lý thiết kế, vì vậy bạn cần cân nhắc điều đó.

2. Yếu tố nào mà nhà tuyển dụng mong chờ nhất?

Hay nói cách khác, câu trả lời là trả lời cho câu hỏi cơ bản: Ứng viên này có phù hợp với văn hoá công ty, team và dự án? Tuyển dụng thực chất chính là đi tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất cho công ty. Các công ty không thực sự tìm kiếm người "giỏi nhất", họ tìm kiếm người "phù hợp nhất". Bạn có thể là một nhà thiết kế đáng ngạc nhiên nhất, nhưng kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy hay tính cách của bạn không phù hợp với những gì công ty cần, họ sẽ không thuê bạn. Và từ góc độ kinh doanh thuần tuý: công ty phải chắc chắn được rằng bạn có thể mang tới nhiều giá trị hơn chi phí họ đã bỏ ra.

Chúng ta dành gần như thời gian của cả nửa đời ở chỗ làm, vì vậy điều quan trọng là chúng ta nghĩ giống nhau và chúng ta thích làm việc cùng nhau. Nó thực sự có lợi cho cả hai bên, các công ty và ứng cử viên, để tìm hiểu xem họ có phù hợp hay không. Và bạn cũng không cần phải cảm thấy tự ái: nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn khá ngầu, nhưng đồng thời không cần thiết phải phù hợp với công ty vào lúc này. That’s all.

3. The skills of a UX/Product Designer

Thật ngạc nhiên là việc tuyển dụng UXers không quá khó như mấy năm trước đây. Tại sao? Bời vì UX hiện tại là một đề tài khá hot, rất nhiều người tự gọi bản thân là UX Designers,bất kể kỹ năng hoặc kinh nghiệm của họ.

Những gì chúng ta có ngay bây giờ là những gì chúng ta gọi là phân phối - không bình- thường trên thị trường việc làm:

  • Có khá nhiều UI/UX Designer - cựu graphic designer , những người ứng tuyển vào vị trí công việc UX chỉ với portfolio trên dribbble. Xin đừng làm như vậy. Không có thứ nào giống như "thiết kế UI/UX". Chúng là những ngành học khác nhau với các bộ kỹ năng khác nhau, và khá hiếm để gặp một người thực sự giỏi cả hai. Chưa kể, để bạn có thể "làm mọi thứ" như thế trong các dự án nghiêm túc, bạn sẽ cần phải làm việc ít nhất 16 giờ mỗi ngày! Vào thập niên 60 Bill Bernbach tại DDB đã bắt đầu một cuộc cách mạng trong tuyển dụng đội ngũ sáng tạo cho ngành quảng cáo với các Giám đốc nghệ thuật và Copywriter. Ông đã nhận ra hai con người ở hai vị trí đó là những cách nghĩ và làm việc khác nhau mà cùng nhau có thể tạo nên một tổng thể tốt hơn. Quan điểm đó cũng đúng với các nhà thiết kế UX và UI. Tại K2 Agency, họ tách rõ công việc của Ux/Product designer và UI/Graphic designer. Một số người đang ứng tuyển cho cả hai, điều đó đối với nhà tuyển dụng là một tín hiệu cho thấy họ không thực sự biết họ là ai, họ không quan tâm, hoặc thực sự tuyệt vọng.
  • Có khá nhiều Nhà tư tưởng thiết kế hoặc Nhà thiết kế dịch vụ - những người chuyên thực hiện các hội thảo hoặc nghiên cứu thiết kế, nhưng không thực sự có kinh nghiệm trong việc thiết kế bất cứ điều gì chi tiết (và đặc biệt là kỹ thuật số). Không có gì sai với điều đó, nhưng chúng tôi không tìm kiếm những người như vậy.
  • …Và không có nhiều UX Designer thực sự, những người thực sự giỏi trong việc thiết kế các sản phẩm kỹ thuật số từ chiến lược, khái niệm đến thực hiện.

Các kỹ năng và trách nhiệm của UX/Digital Product Designer theo nhà tuyển dụng là gì? Ngắn gọn là:

  • Thiết kế các tương tác, quy trình và UI (“Sketch” hay bất cứ công cụ làm wireframe và prototype nào đó).
  • Thiết kế cấu trúc thông tin (“Excel”) và xác định tính năng / nội dung.
  • Thu thập các yêu cầu và tiến hành hội thảo.
  • Tạo ra các chiến lược cho sản phẩm và concept.
  • Bán công việc cho khách hàng hoặc sếp của bạn (khả năng giải thích và bảo vệ công việc của bạn, chuẩn bị bài thuyết trình)
  • Lập kế hoạch và định hình quá trình thiết kế.

Hai yếu tố đầu tiên là nền tảng cho tất cả. Bản thân thiết kế thường là phần dễ nhất của công việc, nhưng để thực hiện đúng cách, bạn cần nắm vững lý thuyết, ít nhất vài năm kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức tốt về giao diện người dùng và mô hình kinh doanh. Bạn nên tập trung vào những điều này khi còn là junior. Khi bạn trưởng thành một cách chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy mình ngày càng giao tiếp nhiều hơn với khách hàng và làm hội thảo hoặc thuyết trình, thay vì chỉ đứng trước công cụ thiết kế yêu thích của bạn. Senior designers cần phải xuất sắc trong việc tạo ra các khái niệm, bán công việc của họ và đặc biệt là lập kế hoạch, lập ngân sách, lập kế hoạch và lãnh đạo quá trình thiết kế. Bạn càng có thâm niên, phạm vi công việc và quan điểm của bạn càng lớn. Nhưng bạn vẫn cần hiểu các chi tiết nhỏ và quan tâm đến chúng.

Irene Pereyra đã nói: “Một nhà thiết kế UX giỏi là siêu logic và có thể tranh luận với bất kỳ khách hàng nào và loại bỏ mọi nghi ngờ hoặc mơ hồ về cấu trúc hay chức năng”.

Kinh nghiệm trong nghiên cứu người dùng (định tính hoặc định lượng) không hẳn là điều bắt buộc đối với một nhà thiết kế, nhưng chắc chắn, đó là một điểm cộng nếu có. Hãy nhớ: "phù hợp" là tất cả, vậy nên hãy trung thực về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, đừng cố đóng một vai mà bạn không thực sự như vậy. (Bạn có thể tham khảo khoá học của Interaction Design Foundation để nâng cao kỹ năng ux của mình)

4. Chuẩn bị CV và Portfolio như thế nào

Đó là những tài liệu rất quan trọng. Làm cho chúng ngắn gọn và chính xác, dễ nhìn, dễ đọc, dễ quét và thân thiện với các nhà tuyển dụng, những người phải xem hàng tá tài liệu như thế. Một CV tốt là:

  • Không dài hơn 1 trang.
  • Có phần giới thiệu ngắn về bản thân.
  • Có danh sách rõ ràng kinh nghiệm và vai trò của bạn ở mỗi vị trí.
  • Một bức ảnh cá nhân không quá cần thiết nhưng cũng sẽ tốt cho việc dễ ghi nhớ về bạn.

Đừng cung cấp quá nhiều chỗ cho mô tả về học vấn của bạn - nó không quá quan trọng. Những UXers giỏi đến từ nhiều ngành khác nhau: tâm lý học, thiết kế, nghệ thuật, báo chí, kiến trúc, kinh doanh, công nghệ. Cũng đừng cố biến CV của bạn như 1 tác phẩm nghệ thuật- đặc biệt nếu bạn không có nhiều tài năng của một graphic designer (và với vị trí UXer bạn không cần đến nó). Đừng cố gắng thể hiện kỹ năng của bạn trên các biểu đồ với tỷ lệ phần trăm - hầu như mọi người đều làm điều đó, nhưng điều đó thật ngu ngốc và hoàn toàn vô dụng đối với các nhà tuyển dụng.

Một trang, một phông chữ có thể đọc được, văn bản màu đen trên nền trắng và một bức ảnh đẹp của bạn là đủ. Thông thường, các nhà thiết kế tốt nhất có CV đơn giản nhất.

Mẫu CV dưới đây là thiết kế phổ biến nhất trên Behance. Nó đã được sao chép một tỷ lần. Nó không thực sự khủng khiếp, nhưng cũng không tuyệt lắm. Rất may nó ngắn, nhưng hình thức rõ ràng được chú trọng hơn chức năng.

Bản CV thể hiện rất nhiều thứ về bạn. Một vài thứ dưới đây có thể mang lại sự nghi ngờ và cản trở.

  • Sinh viên vĩnh cửu - quá coi trọng bằng cấp và không có kinh nghiệm làm việc nghiêm túc trong khi ứng viên đã hơn 30 tuổi.
  • Sinh ra làm chủ- Công việc đầu tiên của ứng viên sau khi tốt nghiệp là Giám đốc sáng tạo, thứ hai là CEO, anh ấy nêu bật các kỹ năng của mình trong việc quản lý nhân viên, trong khi ứng tuyển vào vị trí không phải quản lý.
  • Freelancer trọn đời - một ứng cử viên luôn làm việc một mình và từ xa có lẽ không phải là một người làm nhóm tuyệt vời.

Và việc trích dẫn câu nói cuả Steve Job trong CV không phải là điểm cộng.

Tiếp theo là Portfolio của bạn, nó còn quan trong hơn là CV. Mỗi nhà thiết kế tìm kiếm một công việc nên có. Vâng, thậm chí, các nhà thiết kế junior, và đặc biệt là họ. Là một UXer junior, bạn có thể thực hiện một số dự án cho bản thân hoặc bạn bè của mình, phi lợi nhuận hoặc phục vụ cộng đồng. Các ứng cử viên trẻ với những dự án như vậy luôn được ưu tiên hơn những người không có nó - nó cho thấy sự cống hiến của bạn để thực hành và học hỏi. Portfolio có thể có nhiều hình thức và hình dạng- điều đó không vấn đề gì. Tạo một bản PDF hay 1 trang web, hồ sơ trên Behance, gì cũng đc (nhưng Dribbble không phải là một lựa chọn tốt cho một UX Designer).

Vậy những thông tin gì là quan trọng trong portfolio?

  • Hiển thị một phần sản phẩm của quy trình của bạn (wireframe, sitemap web, v.v.) và hiệu ứng cuối cùng (màn hình hoặc liên kết).
  • Một đoạn miêu tả ngắn vai trò của bạn tại mỗi dự án, thử thách và cách giải quyết.
  • Đừng bao gồm các bức ảnh của một bức tường đầy giấy note hậu trường hoặc các buổi workshop của bạn với khách hàng- nó không mang lại sự giao tiếp và không đáng quan tâm.
  • Hãy chắc chắn rằng portfolio của bạn có đầy đủ các dự án phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng thực sự không quan tâm tới kỹ năng của bạn ở mảng minh hoạ, design logo hay thiết kết nội thất trong khi đang tìm kiếm một UXer.

Nếu bạn là một nhà thiết kế dày dạn với một CV tốt và vì một số lý do pháp lý, bạn không thể gửi portfolio của mình, nhưng bạn có thể hiển thị nó tại buổi phỏng vấn, điều đó rất ổn và dễ hiểu. Lý tưởng nhất là portfolio của bạn phải trực tuyến: bao gồm một liên kết đến trang web của bạn, Behance, Dropbox hoặc Google Drive. Không gửi tệp qua e-mail với size trên 35 MB. Hầu hết các công ty cung cấp không gian hạn chế cho hộp thư. Gửi các tập tin nặng thông qua e-mail là một cách tồi. Nhà tuyển dụng sẽ xoá nó ngay lập tức, bạn không muốn như vậy chứ? (Ngoài ra: một CV có trọng lượng 3 MB được tạo bằng Photoshop với các liên kết không thể click chỉ thể hiện sự bất cẩn của bạn). Một UX Portfolio tốt thậm chí còn có thể tạo bằng Excel (hay trên Google Docs) như tweet này

5. Buổi phỏng vấn và bài kiểm tra

Nếu bạn đi được đến bước này là mọi chuyện đang khá trôi chảy đó. Tại buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường muốn nghe:

  • Lịch sử nghề nghiệp của bạn là gì?
  • Bạn đã làm những gì? Chỉ ra vài dự án trong portfolio của bạn và mô tả vai trò của bạn trong mỗi dự án một cách ngắn gọn.
  • Một ngày của bạn tại nơi làm việc thường trông như thế nào? và bạn làm gì?
  • Bạn làm việc với ai và như thế nào?.
  • Những điều quan trọng nhất mà bạn tập trung vào là gì?.
  • Bạn thích làm gì và điều gì bạn nghĩ rằng thật phí thời gian làm nó?
  • Mức lương mong muốn của bạn?
  • Khi nào bạn có thể bắt đầu công việc?

Đừng nói rằng bạn thích và sẵn sàng làm mọi thứ: thể hiện một vài quan điểm của bạn. Đừng cố gắng giáo dục các nhà quản lý tuyển dụng về UX. Họ có thể đã làm điều đó trước khi bạn đủ tuổi để uống đồ uống có cồn. Đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt.

Những người tuyển dụng của bạn có lẽ sẽ mệt mỏi và làm việc quá sức (đó là lý do tại sao họ lại tuyển người mới!). Hãy xem xét điều đó và tử tế với họ. Hãy nhìn vào văn phòng - đây có phải là nơi bạn muốn làm việc? Cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt thông tin về công ty trước khi bạn tới buổi phỏng vấn, search Google về nhà tuyển dụng của bạn.

Không bao giờ nói dối về lịch sử công việc của bạn, luôn luôn thành thật. Cộng đồng các nhà thiết kế kỹ thuật số và manager ở mỗi quốc gia khá nhỏ: mọi người có thể biết nhau, trao đổi ý kiến, và sự thật sẽ luôn luôn xuất hiện, sớm hay muộn. Bạn sẽ không muốn bị xem như một người không đáng tin. Quan điểm của cuộc phỏng vấn là làm cho mỗi chúng ta chắc chắn rằng chúng ta thích nhau và chúng ta nghĩ giống nhau, không gây ấn tượng với nhau bằng sự sáng chói của chúng ta. Nhà tuyển dụng của bạn thực sự muốn yêu bạn và thuê bạn, và chỉ cần kết thúc với tất cả những thứ ngớ ngẩn này.

Một số nhà quản lý tuyển dụng thích đưa ra một thách thức thiết kế cho các ứng viên tại buổi phỏng vấn, để được giải quyết ngay trước mặt họ trong thời gian thực. Nó rất vô nghĩa, gây căng thẳng đáng kinh ngạc cho các ứng viên và không liên quan đến công việc thực sự. Tuy nhiên, thay vào đó có thể cung cấp cho ứng viên một nhiệm vụ phải làm sau buổi phỏng vấn. Tại K2 Agency, nó rất đơn giản, và luôn là 1 tuần để giải quyết vấn đề. Nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn một bản tóm tắt ngắn để thiết kế một hoặc hai màn hình. Làm thế nào để bạn tiếp cận dự án là tùy thuộc vào bạn, nó rất cởi mở. Những gì họ đánh giá là cả khái niệm đằng sau công việc và bản thân công việc.

6. Làm sao để chọn đúng công ty?

Trên đây là tất cả về quy trình tuyển dụng, tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi quan trọng nữa. Làm thế nào để chọn đúng công ty để ứng tuyển?

Hãy tự hỏi: bạn có thích các dự án trong quá khứ mà công ty đã làm, và bạn có muốn tham gia vào chúng không? Bạn có thích ông chủ mới tiềm năng của bạn? Họ có được biết đến trong cộng đồng không? Bạn có thể học được điều gì từ họ? Bạn có thích văn phòng không? Là công ty mở về các quy trình và phương pháp của mình? Có minh bạch không? Có phải nó chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của mình và hỗ trợ cộng đồng thiết kế? Bạn có thích văn hóa công ty không?

Là một UXer, bạn thường có thể làm việc tại:

  • Agency, software house, Công ty chuyên tư vấn , hay design studio, những nơi làm các dự án cho khách hàng của họ;
  • Một công ty lớn (thường không chuyên về digital), làm việc với các dự án cho khách hàng hoặc nội bộ
  • Startup, tạo ra sản phẩm của riêng bạn.

Hãy nghĩ loại công việc và môi trường làm việc phù hợp với bạn hơn? Mỗi tùy chọn này có thể có một số lợi thế và bất lợi cho bạn.


Tại một Agency, bạn sẽ có cơ hội làm việc với nhiều khách hàng khác nhau từ các ngành công nghiệp khác nhau. Bạn sẽ học được rất nhiều, thường tạo ra những thứ hoàn toàn mới từ đầu, làm việc trong môi trường có nhịp độ rất nhanh. Bầu không khí sẽ thân mật và thoải mái, và bạn sẽ được làm việc với một số đồng nghiệp rất có kinh nghiệm, nhưng cũng với nhiều người rất trẻ, điều đó thật tuyệt. Nhưng bạn sẽ luôn luôn được giao dịch với các khách hàng, những người sẽ luôn luôn có quyết định cuối cùng khi nói đến các dự án của họ. Chúng tôi nghĩ rằng một Agency là nơi tốt nhất để học hỏi cho các nhà thiết kế trẻ.


Tại một công ty lớn, tốc độ làm việc thường sẽ chậm hơn. Bạn sẽ làm việc trên những thứ đã tồn tại, hiếm khi trên một cái gì đó hoàn toàn mới. Nhưng bạn có thể tập trung sâu vào chỉ một chủ đề. Sẽ có nhiều thứ bậc hơn, bạn sẽ làm việc trong các nhóm lớn hơn, đôi khi bạn có thể cảm thấy như chỉ là một bánh răng trong một cỗ máy lớn, và bạn có thể thấy mình chiến đấu chống lại quan liêu và các quy trình đã được thiết lập. Văn hóa sẽ trang trọng và truyền thống hơn, nhưng bạn có thể sẽ kiếm được nhiều hơn.


Với startup, công việc có thể rất điên cuồng và có lẽ bạn sẽ thấy mình đội nhiều chiếc mũ khác nhau, làm việc với một nhóm nhỏ, rất tận tâm. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội hợp tác tạo ra một cái gì đó thực sự mới và cảm thấy thực sự có trách nhiệm cho một thành công hay thất bại của công ty bạn. Đó là điều dành cho các nhà thiết kế có kinh nghiệm hơn, thường bạn có thể là nhà thiết kế duy nhất trên tàu và bạn nên thực sự tin vào sứ mệnh của công ty bạn

Và công ty nào là tốt nhất để tham gia nếu bạn nhận được nhiều ưu đãi cùng một lúc?

Bạn có thể muốn chọn công ty đơn giản sẽ cung cấp cho bạn mức lương tốt hơn vào lúc này. Nó có thể hiểu được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể thương lượng tiền, bây giờ hoặc sau này. Nhưng bạn không thể thay đổi ông chủ của mình, văn hóa và dự án của công ty, trừ khi bạn thay đổi công việc. Vì vậy, hãy chọn một cách khôn ngoan. Bầu không khí tốt, người tốt, dự án tuyệt vời, cân bằng cuộc sống công việc, phát triển cá nhân, v.v. quan trọng hơn nhiều so với chỉ một vài đô la.

Cảm ơn Maciej Lipiec đã chia sẻ.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí