Là một tester, bạn đã có những kỹ năng mềm này chưa? - Soft skill for tester
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Bạn có thể là một tester tốt, nhưng bạn có những gì để trở thành một tester tuyệt vời?
Nói nôm na khi bạn làm bất kỳ một nghề nghiệp gì thì đều cần kết hợp 2 yếu tố:
Kỹ năng chuyên môn ( Hard skill) & Kỹ năng mềm ( Soft skill)
Hard skill and Soft skill for tester
Kỹ năng chuyên môn ( Hard skill) là điều kiện cần,
Kỹ năng mềm ( Soft skill) là điều kiện đủ.
Kỹ năng kỹ thuật có thể dạy một người làm thế nào để đáp ứng kỳ vọng của công việc, nhưng kỹ năng mềm dạy một người thành công hơn cả mong đợi. Những người sở hữu những kỹ năng mềm này không chỉ trở thành người kiểm thử tốt nhất, mà họ còn phát triển nhanh chóng trong sự nghiệp.
Dưới đây là 10 kỹ năng mềm mà mỗi kiểm thử viên cần trau dồi nhiều hơn nữa:
1. Kỹ năng giao tiếp
Communication
Đây là, kỹ năng mềm quan trọng nhất. Nếu bạn theo dõi xu hướng của ngành công nghiệp hiện nay, bạn biết rằng các nhóm thường bao gồm nhiều người đóng góp khác nhau và ở các địa điểm xa. Hơn bao giờ hết, nhu cầu đọc, viết và nói rõ ràng với nhau là rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Đó chính là sự giao tiếp.
Bạn nên học cách làm thế nào để hợp lý hóa suy nghĩ của mình, hãy cởi mở và sẵn sàng lên tiếng khi cần thiết, và theo cách nào đó mà những người đóng góp khác nhau cả kỹ thuật và phi kỹ thuật đều có thể hiểu được. Đối với nhiều người đây như là một món quà tự nhiên ông trời ban tặng cho họ, nhưng bất cứ ai cũng có thể phát triển kỹ năng này bằng cách tham dự các sự kiện trong ngành hoặc đọc blog và quan sát cách các chuyên gia truyền đạt ý tưởng của họ.
Đối với một người kiểm thử, cả giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản đều rất quan trọng. Giao tiếp bằng văn bản thông qua các tài liệu kiểm thử hoặc công cụ quản lý ticket. Giao tiếp bằng lời nói trong các cuộc họp, tranh luận về một vấn đề phức tạp hay các vấn đề cấp bách cần làm rõ ngay lập tức.
Giao tiếp khôn khéo trong công việc cũng tạo nên mối quan hệ tốt giữa bạn với đồng nghiệp, từ đó cũng phần nào giải quyết các vấn đề giữa các thành viên dễ dàng hơn.
2. Kỹ năng tổ chức, chủ động mang đến những hiệu quả bất ngờ
Organize
Tổ chức cho phép bạn chủ động và chủ động cho phép bạn nhận được kết quả. Khả năng xem xét phạm vi của một dự án, tổ chức và tự ưu tiên các hoạt động của bạn sẽ giúp bạn đáp ứng mục tiêu cuối cùng . Đó là một trong những thứ có giá trị nhất và cũng là một trong những thứ dễ học hỏi từ người khác nhất. Một người kiểm thử theo dõi công việc của họ một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy những người khác làm điều tương tự.
Vì vậy hãy học cách sắp xếp công việc theo một thứ tự ưu tiên hợp lý rồi làm theo thứ tự đó, chắc chắn hiệu quả công việc của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều. Đơn giản, bất cứ công việc gì làm theo lộ trình thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả hơn là làm theo tự phát. Và công việc của một kiểm thử viên cũng vậy. Có những ngày bạn cảm giác như mình loạn lên với đống task nhưng cuối cùng thì kết quả đạt được chẳng có gì. Vậy nên hãy bình tĩnh sắp xếp lại khối lượng công việc của mình, cái nào làm trước, cái nào làm sau ( thường thì dễ làm trước, khó làm sau). Bạn sẽ không cảm thấy overload và happy hơn khi làm việc ngay thôi.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Problem Solving
Xác định và nêu rõ các vấn đề mơ hồ của người dùng sẽ mang lại một kết quả cuối cùng tốt hơn. Khi bạn đang phát triển hoặc làm việc với các tính năng và chức năng mới, luôn có một khu vực "gray" - mơ hồ của tính năng hoặc điều này có đáp ứng mục đích của một yêu cầu cụ thể không? Một người kiểm thử phải xem bản thân mình là một người dùng cuối thông thái, với sự hiểu biết về những gì người dùng cuối muốn hoặc cách họ mong đợi một sản phẩm sẽ thực hiện. Không phải lúc nào cũng đơn giản như pass/ fail, nhưng biết được ý định và khả năng truyền đạt các khúc mắc, sửa lỗi tiềm ẩn và các tùy chọn đáp ứng nhu cầu hiển nhiên của người dùng cuối là chìa khóa để thành công.
Với một fresher như mình, khi gặp các vấn đề phức tạp thì tốt nhất nên tìm đến sự trợ giúp của leader hay những người có kình nghiệm hơn về lĩnh vực đó để có hướng giải quyết nhanh và hiệu quả nhất. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn cứ ôm một đống task bế tắc và bị trễ deadline thì thôi xong coi như... hậu quả thì không ai có thể đoán trước được.
4. Có sự đồng cảm và hiểu biết chiến lược kinh doanh của người dùng cuối
End User Empathy & Understanding of Business Strategy
Một người kiểm thử tuyệt vời có thể đi guốc trong bụng người dùng cuối và có khả năng nhìn thấy sản phẩm từ quan điểm của người dùng. Họ biết người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào và mong đợi nó sẽ hoạt động ra sao.
Họ cũng hiểu chiến lược kinh doanh tổng thể của nhà phát triển sản phẩm. Những người kiểm thử tuyệt vời luôn hỏi về lý do tại sao? Cái gì? Tại sao tính năng này được đưa ra? Tại sao điều này được thiết kế nhất định phải theo cách đó? Vấn đề mà sản phẩm này đang cố gắng giải quyết là gì? Mục tiêu kinh doanh của công ty thông qua sản phẩm này là gì? Đó, không chỉ làm việc trên quản điểm của một người kiểm thử mà còn cần làm việc trên quan điểm của người dùng cuối.
5. Khả năng thích nghi
Với việc kinh doanh liên tục thay đổi, bạn phải có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mình. Đối với các dự án, bạn phải đối mặt với sự thay đổi liên tục về các yêu cầu, nhân sự trong dự án, khách hàng của dự án,
6. Kỹ năng tổ chức cuộc họp và trao đổi
Theo quan điểm về lâu về dài, bạn phát triển kỹ năng này càng nhanh, bạn sẽ càng tiến bộ nhanh hơn trong sự nghiệp. Bạn phải có khả năng sắp xếp thông qua đầu vào của nhiều thành viên trong nhóm để đi đến các giải pháp tốt nhất không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà còn đạt được sự đồng thuận giữa các nhóm.
Tham gia các cuộc họp với mục tiêu rõ ràng cần phải đạt được. Trước khi bạn rời khỏi mỗi cuộc họp, hãy chắc chắn rằng bạn và nhóm của bạn rõ ràng về các bước tiếp theo, việc bàn giao sẩn phẩm và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về điều gì.
7. Luôn giữ một thái độ tích cực trong mọi tình huống
Great Attitude
Con người rất dễ sa vào trạng thái tiêu cực khi gặp một vấn đề khó hay một tình huống không mong đợi. Ví dụ bạn bắt một lỗi và bên khách hàng yêu cầu sửa chữa rồi kiểm tra bổ sung. Tệ hơn, dự án có thể thay đổi hoàn toàn dựa trên điều đó. Điều này có thể dễ dàng biến ngay cả thái độ tích cực nhất thành một thái độ tiêu cực. Một người kiểm thử tuyệt vời sẽ tiếp cận nó từ quan điểm tích cực và nói rằng may mắn là chúng ta đã bắt gặp vấn đề đó từ bây giờ, sản phẩm cuối cùng sẽ tốt hơn nhiều.
8. Kỹ năng học hỏi trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
Eagerness to Learn
Công nghệ thay đổi liên tục - đó là điều khiến công việc của chúng ta thêm thú vị. Nhưng điều đó có nghĩa là một người kiểm thử tuyệt vời phải cam kết không bao giờ ngừng học hỏi. Nó không dừng lại với mức độ của bạn. Các công cụ mới, chiến lược thực hiện mới, phương pháp và sản phẩm thử nghiệm mới, ngôn ngữ lập trình mới, luôn có thứ gì đó mới. Thật dễ dàng để cho phép bạn trở thành một chuyên gia về những gì bạn biết bây giờ, nhưng bạn phải theo kịp các xu hướng và luôn đi trước chúng. Bạn sẽ không bao giờ biết tất cả về mọi thứ, thay vào đó, học nhiều nhất có thể và phát triển như một người kiểm thử thực thụ.
9. Sở hữu giác quan thứ 6?
Tìm hiểu làm thế nào để chủ động nhìn vào các dự án với sự hiểu biết sâu sắc về các dự án trước đó của bạn. Bài học nào bạn đã học được từ trước đó sẽ giúp bạn phát hiện ra những lĩnh vực quan tâm tiềm năng trong công việc bạn đang làm bây giờ? Xây dựng một kho thông tin chuyên sâu khi dự án tiến triển.
Đây cũng là một cách giao tiếp hiệu quả. Khi một dự án mới bắt đầu, hãy biết cách phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và chia sẻ điều đó với các thành viên trong nhóm để tránh và ngăn chặn các vấn đề sớm nhất có thể.
10. Kỹ năng chia sẻ kiến thức và hướng dẫn cho người khác
Knowledge Sharing
Bạn là một người kiểm thử tuyệt vời - nhưng đưa nhóm của bạn đạt tiêu chuẩn tương tự sẽ là mục tiêu của bạn. Một người kiểm thử tuyệt vời luôn không hài lòng với việc cải thiện bản thân họ, họ muốn giúp đỡ và phát triển những người thử nghiệm khác khi sự nghiệp của họ tiến triển. Dành thời gian để giải thích những gì bạn đã học được trong những năm qua. Nếu ai đó trong nhóm của bạn có thể hưởng lợi từ những sai lầm của bạn, hãy chắc chắn chia sẻ chúng.
Trong khi danh sách này có vẻ quá nhiều, phát triển bất kỳ một trong những kỹ năng này thường trùng lặp với một kỹ năng khác nhưng hãy trau dồi từng thứ một, bạn sẽ nhận được lời khen ngợi từ nhóm, người giám sát và khách hàng của bạn.
All rights reserved