+20

Javascript và những câu hỏi khó - part 3

Part 1: https://viblo.asia/p/javascript-va-nhung-cau-hoi-kho-E375zgyjKGW

Part 2: https://viblo.asia/p/javascript-va-nhung-cau-hoi-kho-part-2-63vKjwjxZ2R

Hi vọng các bạn sẽ có thêm những trải nghiệm mới mẻ với JavaScript 😎

Trên đời vốn chỉ có 2 loại ngôn ngữ lập trình: loại bị nhiều người chê và loại không ai thèm dùng.


64. Output là gì?

const value = { number: 10 };

const multiply = (x = { ...value }) => {
  console.log((x.number *= 2));
};

multiply();
multiply();
multiply(value);
multiply(value);
  • A: 20, 40, 80, 160
  • B: 20, 40, 20, 40
  • C: 20, 20, 20, 40
  • D: NaN, NaN, 20, 40
Đáp án: C

Trong ES6 thì chúng ta có thể khởi tạo tham số với giá trị mặc định. Giá trị của tham số sẽ là giá trị mặc định nếu ta không truyền gì vào hàm, hoặc khi giá trị truyền vào là "undefined". Trong trường hợp này, ta dùng spread operator (toán tử mở rộng) để biến value thành một object mới, do đó x sẽ có giá trị mặc định là { number: 10 }.

Chú ý một điều là đối số sẽ được xét giá trị tại call time! Có nghĩa là mỗi khi chúng ta gọi hàm, một object mới sẽ được tạo ra. Chúng ta gọi hàm multiply hai lần mà không truyền vào đối số nào cả: x sẽ nhận giá trị mặc định { number: 10 }. Sau đó chúng ta sẽ ghi ra giá trị là 20.

Lần gọi thứ ba chúng ta truyền vào một đối số: chính là value. Toán tử *= chính là cách viết gọn của x.number = x.number * 2: chúng ta thay đổi giá trị của x.number, và ghi ra giá trị 20.

Tại lần gọi thứ tư, chúng ta truyền vào value một lần nữa. x.number trước đó đã bị thay đổi thành 20, nên x.number *= 2 sẽ ghi ra 40.


65. Output là gì?

[1, 2, 3, 4].reduce((x, y) => console.log(x, y));
  • A: 1 23 36 4
  • B: 1 22 33 4
  • C: 1 undefined2 undefined3 undefined4 undefined
  • D: 1 2undefined 3undefined 4
Đáp án: D

Đối số đầu tiên của hàm reduce chính là accumulator (tổng tích lũy), trong trường hợp này là x. Đối số thứ 2 chính là giá trị hiện tại, tức y. Với hàm reduce, ta sẽ gọi callback trên mỗi phần tử của mảng, cứ vậy cho tới khi ra đến một giá trị cuối cùng.

Trong trường hợp này, chúng ta không trả về bất cứ giá trị nào cả, mà đơn thuần chỉ là ghi ra giá trị của tổng tích lũygiá trị hiện tại mà thôi.

Giá trị của tổng tích lũy chính là giá trị được hàm callback trả về tại vòng lặp trước đó. Nếu ta không đặt giá trị khởi tạo cho đối số trong hàm reduce, thì tổng tích lũy sẽ chính bằng giá trị đầu tiên tại lời gọi đầu tiên.

Trong lời gọi đầu tiên, tổng tích lũy (x) là 1, và giá trị hiện tại (y) là 2. Chúng ta không trả về giá trị cho hàm callback, mà đơn thuần chỉ ghi chúng ta, vậy nên 12 được ghi ra.

Nếu ta không trả về giá trị trong một function, thì nó sẽ mặc định trả về là undefined. Do đó trong lời gọi tiếp theo tổng tích lũy sẽ là undefined, và giá trị hiện tại là 3. undefined3 sẽ được ghi ra.

Tiếp tục như vậy, trong lời gọi thứ tư thì tổng tích lũy sẽ vẫn là undefined, giá trị hiện tại là 4. undefined4 sẽ được ghi ra.


66. Với cách nào chúng ta có thể kế thừa Dog class?

class Dog {
  constructor(name) {
    this.name = name;
  }
};

class Labrador extends Dog {
  // 1 
  constructor(name, size) {
    this.size = size;
  }
  // 2
  constructor(name, size) {
    super(name);
    this.size = size;
  }
  // 3
  constructor(size) {
    super(name);
    this.size = size;
  }
  // 4 
  constructor(name, size) {
    this.name = name;
    this.size = size;
  }

};
  • A: 1
  • B: 2
  • C: 3
  • D: 4
Đáp án: B

Trong class dẫn xuất, ta không thể truy cập từ khóa this trước khi gọi super. Nếu bạn chạy thử, nó sẽ throw ra một ReferenceError, do đó 1 và 4 sẽ throw ra reference error.

Với việc gọi super, chúng ta đã gọi hàm constructor của class cha với tham số truyền vào. Trong trường hợp này, class cha nhận name làm đối số trong constructor, do đó chúng cần đưa name vào hàm super.

Labrador class nhận vào hai đối số, name vì nó kế thừa Dog, và size - một thuộc tính của Labrador class. Cả hai đều cần thiết để đưa vào trong constructor của class Labrador, do đó cách khởi tạo đúng là 2


67. Output là gì?

// index.js
console.log('running index.js');
import { sum } from './sum.js';
console.log(sum(1, 2));

// sum.js
console.log('running sum.js');
export const sum = (a, b) => a + b;
  • A: running index.js, running sum.js, 3
  • B: running sum.js, running index.js, 3
  • C: running sum.js, 3, running index.js
  • D: running index.js, undefined, running sum.js
Đáp án: B

Với import, tất cả các module import vào đều sẽ được pre-parsed (đánh giá trước). Có nghĩa là những module được import vào sẽ được chạy trước, còn code trong file sẽ chạy sau.

Đó chính là điều khác biệt giữa require() trong CommonJS và import! Với require(), ta có thể load các dependencies tại bất cứ khi nào ta cần. Nếu ta sử dụng require thay thế cho import thì running index.js, running sum.js, 3 sẽ được ghi ra.


68. Output là gì?

console.log(Number(2) === Number(2))
console.log(Boolean(false) === Boolean(false))
console.log(Symbol('foo') === Symbol('foo'))****
  • A: true, true, false
  • B: false, true, false
  • C: true, false, true
  • D: true, true, true
Đáp án: A

Mỗi Symbol là một thứ hoàn toàn khác biệt. Giá trị truyền vào làm đối số trong Symbol chỉ đơn thuần là phần giải thích cho Symbol đó mà thôi, và nó không liên quan gì tới giá trị của Symbol đó cả. Chúng ta kiểm tra tính bằng nhau của hai Symbol hoàn toàn khác biệt: Symbol('foo') thứ nhất, và Symbol('foo') thứ hai. Mỗi giá trị đều là riêng biệt và duy nhất, nên Symbol('foo') === Symbol('foo') sẽ trả về false.


69. Output là gì?

const name = "Lydia Hallie"
console.log(name.padStart(13))
console.log(name.padStart(2))
  • A: "Lydia Hallie", "Lydia Hallie"
  • B: " Lydia Hallie", " Lydia Hallie" ("[13x whitespace]Lydia Hallie", "[2x whitespace]Lydia Hallie")
  • C: " Lydia Hallie", "Lydia Hallie" ("[1x whitespace]Lydia Hallie", "Lydia Hallie")
  • D: "Lydia Hallie", "Lyd",
Đáp án: C

Với hàm padStart chúng ta có thể thêm vào khoảng trắng đằng trước mỗi chuỗi. Giá trị đưa vào trong hàm là tổng độ dài của chuỗi sau khi thêm vào khoảng trắng. Chuỗi "Lydia Hallie" có độ dài là 12 nên name.padStart(13) sẽ thêm vào một khoảng trắng đằng trước chuỗi.

Nếu đối số truyền vào cho hàm padStart nhỏ hơn độ dài của chuỗi, không có khoảng trắng nào được thêm vào.


70. Output là gì?

console.log("🥑" + "💻");
  • A: "🥑💻"
  • B: 257548
  • C: A string containing their code points
  • D: Error
Đáp án: A

Với phép toán +, ta có thể nối các xâu chuỗi. Trong trường hợp này, ta nối chuỗi "🥑" với chuỗi "💻", kết quả tạo ra "🥑💻".


71. Làm thế nào có thể ghi ra giá trị giống như trong comment khi console.log?

function* startGame() {
  const answer = yield "Do you love JavaScript?";
  if (answer !== "Yes") {
    return "Oh wow... Guess we're gone here";
  }
  return "JavaScript loves you back ❤️";
}

const game = startGame();
console.log(/* 1 */); // Do you love JavaScript?
console.log(/* 2 */); // JavaScript loves you back ❤️
  • A: game.next("Yes").valuegame.next().value
  • B: game.next.value("Yes")game.next.value()
  • C: game.next().valuegame.next("Yes").value
  • D: game.next.value()game.next.value("Yes")
Đáp án: C

Một generator sẽ "tạm dừng" khi nhìn thấy từ khóa yield. Đầu tiên ra sẽ đưa ra chuỗi "Do you love JavaScript?", bằng cách gọi game.next().value.

Chương trình sẽ chạy từng dòng, cho tới khi nó tìm thấy từ khóa yield. Có một từ khóa yield tại dòng đầu tiên của hàm: chương trình sẽ dừng tại đâ! Điều đó có nghĩa là biến answer chưa hề được định nghĩa!

Khi ta gọi game.next("Yes").value, yield trước đó sẽ được thay thế bởi giá trị được truyền vào hàm next(), trong trường hợp này là"Yes". Theo đó giá trị của biến answer giờ sẽ là "Yes". Điều kiện if sẽ trả về false, và JavaScript loves you back ❤️ sẽ được ghi ra.



72. Output là gì?

console.log(String.raw`Hello\nworld`);
  • A: Hello world!
  • B: Hello
         world
  • C: Hello\nworld
  • D: Hello\n
         world
Đáp án: C

String.raw trả về chuỗi nguyên bản, các ký tự (\n, \v, \t etc.) sẽ vẫn là nguyên bản và không biến thành xuống dòng hay khoảng trắng! Nếu ta không để là chuỗi nguyên bản, sẽ có trường hợp xảy ra lỗi không mong muốn, ví dụ với đường dẫn:

const path = `C:\Documents\Projects\table.html`

Sẽ cho ta chuỗi là:

"C:DocumentsProjects able.html"

Với String.raw, nó sẽ trả về là:

C:\Documents\Projects\table.html

Do đó, trong trường hợp này Hello\nworld sẽ được ghi ra.


73. Output là gì?

async function getData() {
  return await Promise.resolve("I made it!");
}

const data = getData();
console.log(data);
  • A: "I made it!"
  • B: Promise {<resolved>: "I made it!"}
  • C: Promise {<pending>}
  • D: undefined
Đáp án: C

Một hàm async luôn luôn trả về một promise. await sẽ chờ cho tới khi promise đó được hoàn thành: một pending promise sẽ được trả về khi ta gọi getData() bằng cách gán nó cho biến data.

Nếu ta muốn truy cập giá trị đã hoàn thành của promise, trong trường hợp này là "I made it", ta có thể sử dụng hàm .then() ngay sau data như sau:

data.then(res => console.log(res))

Khi này nó sẽ ghi ra "I made it!"


74. Output là gì?

function addToList(item, list) {
  return list.push(item);
}

const result = addToList("apple", ["banana"]);
console.log(result);
  • A: ['apple', 'banana']
  • B: 2
  • C: true
  • D: undefined
Đáp án: B

Hàm .push() trả về độ dài của mảng mới! Trước đó, mảng chỉ hồm một phần tử là "banana" và có độ dài là 1. Sau khi thêm chuỗi "apple" vào mảng, mảng lúc này có hai chuỗi và có độ dài là 2. Do đó hàm addToList sẽ trả về 2.

Hàm push sẽ thay đổi chính bản thân mảng truyền vào. Do đó nếu chúng ta muốn trả về mảng thay vì chỉ trả về độ dài, chúng ta nên trả về trực tiếp mảng list sau khi đã thêm item vào đó.


75. Output là gì?

const box = { x: 10, y: 20 };

Object.freeze(box);

const shape = box;
shape.x = 100;

console.log(shape);
  • A: { x: 100, y: 20 }
  • B: { x: 10, y: 20 }
  • C: { x: 100 }
  • D: ReferenceError
Đáp án: B

Object.freeze khiến cho chúng ta không thể thêm vào, xóa đi hay thay đổi bất kì thuộc tính nào của object (trừ phi giá trị của thuộc tính lại chính là một object khác).

Khi chúng ta tạo ra biến shape và set cho nó giá trị bằng với một object đã được đóng băng là box, thì shape cũng sẽ trỏ tới một object đã được đóng băng. Ta có thể check một object có đang bị đóng băng hay không bằng Object.isFrozen. Trong trường hợp này, Object.isFrozen(shape) trả về true, vì shape đang trỏ tới một object bị đóng băng.

Do đó, cộng với việc x không phải là object, ta sẽ không thể thay đổi giá trị của x. x sẽ vẫn là 10, và { x: 10, y: 20 } được ghi ra.


76. Output là gì?

const { name: myName } = { name: "Lydia" };

console.log(name);
  • A: "Lydia"
  • B: "myName"
  • C: undefined
  • D: ReferenceError
Đáp án: D

Khi ta tiến hành unpack giá trị name từ object ở phía bên phải, ta đã gán giá trị "Lydia" của nó cho biến có tên là myName.

Với cú pháp { name: myName }, chúng ta muốn khai báo một biến myName với giá trị là giá trị của thuộc tính name trong object phía bên phải.

Do name chưa được định nghĩa, nên ghi log ra, nó sẽ throw ra một ReferenceError.


77. Đây có phải là một pure function không?

function sum(a, b) {
  return a + b;
}
  • A: Yes
  • B: No
Đáp án: A

Một hàm được gọi là pure function khi nó luôn luôn trả về một giá trị giống nhau, nếu đối số đưa vào là giống nhau.

Hàm sum luôn trả về giá trị giống nhau. Nếu ta đưa vào 12, nó sẽ luôn trả về 3. Nếu ta đưa vào 510, nó luôn trả về 15. Cứ như vậy, đây là một pure function.


78. Output là gì?

const add = () => {
  const cache = {};
  return num => {
    if (num in cache) {
      return `From cache! ${cache[num]}`;
    } else {
      const result = num + 10;
      cache[num] = result;
      return `Calculated! ${result}`;
    }
  };
};

const addFunction = add();
console.log(addFunction(10));
console.log(addFunction(10));
console.log(addFunction(5 * 2));
  • A: Calculated! 20 Calculated! 20 Calculated! 20
  • B: Calculated! 20 From cache! 20 Calculated! 20
  • C: Calculated! 20 From cache! 20 From cache! 20
  • D: Calculated! 20 From cache! 20 Error
Đáp án: C

Hàm add chính là một hàm memoized (hàm có nhớ). Với việc có nhớ, chúng ta có thể cache lại kết quả của function để tăng tốc độ tính toán lên. Trong trường hợp này, chúng ta tạo ra một cache object để lưu trữ những kết quả tính toán trước đó.

Mỗi lần chúng ta gọi hàm addFunction với đối số giống nhau, đầu tiên nó sẽ check xem đối số đó có tồn tại trong cache hay không. Nếu có, giá trị trong cache sẽ được trả về luôn, tiết kiệm thời gian tính toán. Còn nếu không thì nó sẽ tiến hành tính toán kết quả và tiếp tục lưu vào cache.

Chúng ta gọi hàm addFunction ba lần với cùng một đối số: trong lần gọi đầu tiên, giá trị của num10 và chưa có mặt trong cache. Do đó num in cache trả về false, và sẽ chạy vào else block: Calculated! 20 sẽ được ghi ra, và 10 sẽ được đưa vào cạche. cache khi này sẽ là { 10: 20 }.

Tại lần gọi thứ hai, cache object đã có giá trị 10. num in cache trả về true, và 'From cache! 20' được ghi ra.

Tại lần gọi thứ ba, ta đưa vào 5 * 2, tức 10 vào hàm. Tiếp tục giống như trên, 'From cache! 20' sẽ được ghi ra.


79. Output là gì?

const myLifeSummedUp = ["☕", "💻", "🍷", "🍫"]

for (let item in myLifeSummedUp) {
  console.log(item)
}

for (let item of myLifeSummedUp) {
  console.log(item)
}
  • A: 0 1 2 3"☕" "💻" "🍷" "🍫"
  • B: "☕" "💻" "🍷" "🍫""☕" "💻" "🍷" "🍫"
  • C: "☕" "💻" "🍷" "🍫"0 1 2 3
  • D: 0 1 2 3{0: "☕", 1: "💻", 2: "🍷", 3: "🍫"}
Đáp án: A

Với vòng lặp for-in, chúng ta có thể duyệt qua các thuộc tính enumerable của object. Với mảng, thuộc tính enumerable chính là các "key" của mảng, hay chính là các index của mảng đó. Ta có thể coi mảng như là:

{0: "☕", 1: "💻", 2: "🍷", 3: "🍫"}

Do đó 0 1 2 3 được ghi ra.

Với vòng lặp for-of, chúng ta sẽ duyệt qua các phần tử của một iterable. Một mảng chính là một iterable. Khi chúng ta duyệt qua mảng, biến "item" chính là phần tử mà nó đang duyệt qua, do đó "☕" "💻" "🍷" "🍫" được ghi ra.


80. Output là gì?

const list = [1 + 2, 1 * 2, 1 / 2]
console.log(list)
  • A: ["1 + 2", "1 * 2", "1 / 2"]
  • B: ["12", 2, 0.5]
  • C: [3, 2, 0.5]
  • D: [1, 1, 1]
Đáp án: C

Mảng có thể nhận bất cứ giá trị nào. Số, chuỗi, objects, mảng khác, null, boolean, undefined, và nhiều dạng biểu thức nữa như ngày tháng, hàm, và các tính toán.

Giá trị của phần tử chính là giá trị trả về. 1 + 2 trả về 3, 1 * 2 trả về 2, và 1 / 2 trả về 0.5.


81. Output là gì?

function sayHi(name) {
  return `Hi there, ${name}`
}

console.log(sayHi())
  • A: Hi there,
  • B: Hi there, undefined
  • C: Hi there, null
  • D: ReferenceError
Đáp án: B

Mặc định, đối số sẽ có giá trị là undefined, trừ phi ta gán giá trị cho nó khi đưa vào hàm. Trong trường hợp này, ta không đưa vào giá trị nào cho đối số name cả. Do đó name sẽ là undefined và được ghi ra.

Với cú pháp ES6, ta có thể thay đổi giá trị mặc định undefined bằng một giá trị mặc định khác. Ví dụ:

function sayHi(name = "Lydia") { ... }

Trong trường hợp này, nếu ta không đưa giá trị nào vào hoặc đưa vào undefined, name cũng sẽ nhận giá trị mặc định là Lydia.


82. Output là gì?

var status = "😎"

setTimeout(() => {
  const status = "😍"

  const data = {
    status: "🥑",
    getStatus() {
      return this.status
    }
  }

  console.log(data.getStatus())
  console.log(data.getStatus.call(this))
}, 0)
  • A: "🥑""😍"
  • B: "🥑""😎"
  • C: "😍""😎"
  • D: "😎""😎"
Đáp án: B

Giá trị của this phụ thuộc vào vị trí mà nó được gọi. Trong một phương thức, ví dụ getStatus, this trỏ tới object chứa phương thức đó. Phương thức này thuộc data object, do đó this trỏ tới data object. Khi chúng ta gọi this.status thì thuộc tính status của data sẽ được ghi ra, chính là "🥑".

Với phương thức call, chúng ta thay đổi tham chiếu mà this trỏ tới. Trong hàm, từ khóa this trỏ tới object chứa hàm đó. Chúng ta khai báo hàm setTimeout trong global object, do đó bên trong hàm setTimeout thì this sẽ trỏ tới global object. Tại biến global object, có một biến status với giá trị "😎". Do đó khi gọi this.status, "😎" sẽ được ghi ra.


83. Output là gì?

const person = {
  name: "Lydia",
  age: 21
}

let city = person.city
city = "Amsterdam"

console.log(person)
  • A: { name: "Lydia", age: 21 }
  • B: { name: "Lydia", age: 21, city: "Amsterdam" }
  • C: { name: "Lydia", age: 21, city: undefined }
  • D: "Amsterdam"
Đáp án: A

Chúng ta set biến city bằng với giá trị của thuộc tính city của object person. Nhưng object này không có thuộc tính nào là city cả, nên giá trị của biến city sẽ là undefined.

Chú ý là chúng ta không tham chiếu tới bản thân object person! Chúng ta chỉ đơn giản là set giá trị của biến city bằng với giá trị của thuộc tính city trong object person mà thôi.

Sau đó chúng ta set biến city bằng với chuỗi "Amsterdam". Điều này không hề ảnh hưởng gì tới object person vì không có tham chiếu nào ở đây cả.

Do đó khi ghi object person ra, Tất cả các thuộc tính vẫn như cũ không hề thay đổi gì cả.



All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí