+33

Javascript và những câu hỏi khó - part 2

Các bạn có thể xem part 1 tại đây: https://viblo.asia/p/javascript-va-nhung-cau-hoi-kho-E375zgyjKGW

Hi vọng các bạn sẽ có thêm những trải nghiệm mới mẻ với JavaScript  😎

Trên đời vốn chỉ có 2 loại ngôn ngữ lập trình: loại bị nhiều người chê và loại không ai thèm dùng.


44. Output là gì?

function* generator(i) {
  yield i;
  yield i * 2;
}

const gen = generator(10);

console.log(gen.next().value);
console.log(gen.next().value);
  • A: [0, 10], [10, 20]
  • B: 20, 20
  • C: 10, 20
  • D: 0, 10 and 10, 20

Đáp án: C

Một hàm bình thường không thể bị dừng giữa chừng khi được gọi. Tuy nhiên một generator thì khác, nó có thể "dừng lại" được, và sau đó nó sẽ tiếp tục từ vị trí nó dừng lại. Mỗi khi một generator gặp một từ khóa yield, nó sẽ sinh ra giá trị ngay phía sau nó. Chú ý là generator không trả về giá trị, nó sinh ra giá trị.

Đầu tiên, chúng ta khởi tạo generator với giá trị i10. Generator được gọi bằng cách sử dụng phương thức next(). Khi lần đầu gọi thì i vẫn là 10. Khi nó bắt gặp từ khóa yield: nó sẽ sinh ra giá trị i. Generator sẽ được "tạm dừng" tại đây, và ghi ra giá trị 10.

Sau đó chung ta tiếp tục gọi generator bằng cách sử dụng tiếp phương thức next(). Nó sẽ bắt đầu từ vị trí nó tạm dừng lúc trước, khi i vẫn đang là 10. Và khi nó bắt gặp từ khóa yield, nó sẽ sinh ra giá trị i * 2. i10, nên nó sẽ sinh ra 10 * 2, tức 20. Vậy kết quả cuối cùng là 10, 20.


45. Giá trị trả về là gì?

const firstPromise = new Promise((res, rej) => {
  setTimeout(res, 500, "one");
});

const secondPromise = new Promise((res, rej) => {
  setTimeout(res, 100, "two");
});

Promise.race([firstPromise, secondPromise]).then(res => console.log(res));
  • A: "one"
  • B: "two"
  • C: "two" "one"
  • D: "one" "two"

Đáp án: B

Khi chúng ta đưa các promise vào trong một hàm Promise.race, nó sẽ chỉ resolves hay rejects promise đầu tiên được resolves/rejects. Với hàm setTimeout, chúng ta đưa vào một khoảng thời gian: 500 mili giây cho promise đầu tiên (firstPromise), và 100 mili giây cho promise thứ hai (secondPromise). Nó có nghĩa là secondPromise sẽ hoàn thành trước và trả về giá trị 'two'. res khi này sẽ nhận giá trị 'two' và được in ra console.


46. Output là gì?

let person = { name: "Lydia" };
const members = [person];
person = null;

console.log(members);
  • A: null
  • B: [null]
  • C: [{}]
  • D: [{ name: "Lydia" }]

Đáp án: D

Đầu tiên, chúng ta khai báo một biến person là một object có thuộc tính name.

Sau đó chúng ta khai báo một biến members. Ta set giá trị đầu tiên của mảng là giá trị của biến person. Khi sử dụng gán bằng, object sẽ được tham chiếu tới object mà nó được gán. Khi ta gán tham chiếu từ một biến sang biến khác, ta tạo ra một bản sao của tham chiếu đó. (nên nhớ rằng đó vẫn là 2 tham chiếu hoàn toàn khác nhau!)

Sau đó ta set giá trị của person bằng null.

Chúng ta chỉ đơn thuần là thay đổi giá trị của biến person mà thôi, chứ không phải giá trị của phần tử đầu tiên ở trong mảng, vì chúng ta có một tham chiếu khác đến object đó. Phần tử đầu tiên của mảng members vẫn giữ tham chiêu đến object gốc. Do vậy, khi chúng ta in ra mảng members, phần tử đầu tiên sẽ vẫn in ra giá trị của objet gốc.


47. Output là gì?

const person = {
  name: "Lydia",
  age: 21
};

for (const item in person) {
  console.log(item);
}
  • A: { name: "Lydia" }, { age: 21 }
  • B: "name", "age"
  • C: "Lydia", 21
  • D: ["name", "Lydia"], ["age", 21]

Đáp án: B

Với vòng lặp for-in chúng ta sẽ lặp qua tất cả các keys của object, trong trường hợp này là nameage. Về cơ bản, object keys là string (nếu nó không phải là Symbol). Tại mỗi vòng lặp, giá trị của item chính là giá trị của key hiện tại trong vòng lặp. Đầu tiên, itemname, và được in ra. Vòng lặp sau, itemage, và được in ra.


48. Output là gì?

console.log(3 + 4 + "5");
  • A: "345"
  • B: "75"
  • C: 12
  • D: "12"

Đáp án: B

Compiler sẽ đánh giá biểu thức dựa trên độ ưu tiên giữa các phép toán trong biểu thức đó, từ đó nó sẽ tính toán hoặc trái-sang-phải hoặc phải-qua-trái. Ở đây chúng ta chỉ có một phép toán mà thôi, phép cộng: +. Với phép cộng, tính toán sẽ là từ trái-qua-phải.

Giá trị 3 + 4 được tính toán trước. Kết quả là 7.

7 + '5' sẽ ra kết quả là "75" bởi xuất hiện ép kiểu tại đây. JavaScript sẽ convert 7 sang dạng string, bạn có thể xem thêm tại câu hỏi 15. Và sau đó 2 string sẽ được nối lại với nhau bởi phép toán cộng +. Kết quả "7" + "5" sẽ là "75".


49. What's the value of num?

const num = parseInt("7*6", 10);
  • A: 42
  • B: "42"
  • C: 7
  • D: NaN

Đáp án: C

Chỉ có số đầu tiên trong chuỗi kí tự được trả về. Hệ cơ số là hệ thập phân_ (đối số thứ 2 trong hàm chính là cơ số: hệ thập phân, hệ 16, hệ 8, hệ nhị phân, vv.), Hàm parseInt sẽ kiểm tra xem các ký tự trong chuỗi có đảm bảo hợp lệ hay không. Một khi chúng tìm ra ký tự không phải là ký tự hợp lệ trong hệ cơ số, nó dừng lại và bỏ qua các ký tự phía sau.

* không phải là một số. Vậy nên nó sẽ chỉ convert ký tự "7" sang hệ thập phân là 7. num sẽ có giá trị là 7.


50. Output là gì?

[1, 2, 3].map(num => {
  if (typeof num === "number") return;
  return num * 2;
});
  • A: []
  • B: [null, null, null]
  • C: [undefined, undefined, undefined]
  • D: [ 3 x empty ]

Đáp án: C

Khi ta tiến hành map một mảng, giá trị của num sẽ chính là giá trị của phần tử hiện giờ trong vòng lặp. Trong trường hợp này, các phần tử đều là dạng số, tức là typeof num === "number" sẽ là true. Hàm map sẽ tạo ra một mảng mởi từ các giá trị của mảng ban đầu.

Tuy nhiên chúng ta không hề trả về giá trị nào cả. Khi đó, hàm số sẽ mặc định trả về undefined. Do đó qua mỗi vòng lặp, ta lại nhận được thêm một giá trị undefined nữa.


51. Output là gì?

function getInfo(member, year) {
  member.name = "Lydia";
  year = "1998";
}

const person = { name: "Sarah" };
const birthYear = "1997";

getInfo(person, birthYear);

console.log(person, birthYear);
  • A: { name: "Lydia" }, "1997"
  • B: { name: "Sarah" }, "1998"
  • C: { name: "Lydia" }, "1998"
  • D: { name: "Sarah" }, "1997"

Đáp án: A

Đối số sẽ được đưa vào hàm dạng tham trị, trừ phi nó là object, khi đó nó sẽ được đưa vào hàm dạng tham chiếu. birthYear là dạng giá trị, vì nó là string chứ không phải object. Khi chúng ta đưa vào dạng giá trị, một bản sao của giá trị đó sẽ được tạo ra (xem thêm câu 46).

birthYear trỏ đến giá trị là "1997". Đối số year cũng sẽ rỏ đến giá trị "1997", nhưng giá trị này chỉ là một bản sao của giá trị mà birthYear trỏ tới mà thôi, hai giá trị đó hoàn toàn khác nhau. Do đó khi ta thay đổi giá trị year bằng "1998", chúng ta chỉ thay đổi giá trị của year mà thôi. birthYear sẽ vẫn giữ giá trị là "1997".

person là một object. Biến member có một tham chiếu tới cùng object mà person trỏ tới. Khi chúng ta thay đổi một thuộc tính của object mà member trỏ tới, giá trị của person cũng sẽ tự động thay đổi theo, vì chúng có chung tham chiếu. name của person khi này sẽ có giá trị mới là "Lydia".


52. Output là gì?

function greeting() {
  throw "Hello world!";
}

function sayHi() {
  try {
    const data = greeting();
    console.log("It worked!", data);
  } catch (e) {
    console.log("Oh no an error!", e);
  }
}

sayHi();
  • A: "It worked! Hello world!"
  • B: "Oh no an error: undefined
  • C: SyntaxError: can only throw Error objects
  • D: "Oh no an error: Hello world!

Đáp án: D

Với lệnh throw, chúng ta có thể tạo ra các errors tùy ý. Với câu lệnh đó, chúng ta có thể throw các exception. Một exeption có thể là một chuỗi, một số, một boolean hoặc một object. Trong trường hợp này thì nó là chuỗi 'Hello world'.

Với lệnh catch chúng ta có thể xử lý những exeption được throw ra khi thực hiện try. Một exeption đã được throw ra: chuỗi 'Hello world'. e chính là chuỗi đó và chúng ta sẽ in ra. Kết quả là 'Oh an error: Hello world'.


53. Output là gì?

function Car() {
  this.make = "Lamborghini";
  return { make: "Maserati" };
}

const myCar = new Car();
console.log(myCar.make);
  • A: "Lamborghini"
  • B: "Maserati"
  • C: ReferenceError
  • D: TypeError

Đáp án: B

Khi chúng ta trả về một thuộc tính, giá trị của thuộc tính bằng với giá trị đã được trả về bởi lệnh return, chứ không phải giá trị được set trong constructor. Chúng ta trả về giá trị là "Maserati", do đó myCar.make sẽ là "Maserati".


54. Output là gì?

(() => {
  let x = (y = 10);
})();

console.log(typeof x);
console.log(typeof y);
  • A: "undefined", "number"
  • B: "number", "number"
  • C: "object", "number"
  • D: "number", "undefined"

Đáp án: A

let x = y = 10; chính là cách viết ngắn gọn của:

y = 10;
let x = y;

Khi ta set y bằng 10, thực tế chúng ta đã sử dụng biến global y (window nếu là trên browser, global nếu là môi trường Node).Trên browser, window.y sẽ là 10.

Sau đó, chúng ta khai báo giá trị của x với giá trị của y, tức 10. Tuy nhiên khi ta khai báo với từ khóa let biến x sẽ chỉ tồn tại trong block scoped; hay trong trường hợp này là hàm thực hiện ngay lập tức (immediately-invoked function - IIFE). Khi ta sử dụng phép toán typeof, x hoàn toàn chưa được định nghĩa: vì x lúc này nằm bên ngoài block nó được định nghĩa lúc trước. Nghĩa là xundefined. Do đó console.log(typeof x) trả về "undefined".

Tuy nhiên với y thì khác, ta đã có giá trị của y khi set y bằng 10. Giá trị đó có thể truy cập được từ bất kì đâu bởi chúng là biến global. y được định nghĩa với kiểu là "number". Do đó console.log(typeof y) trả về "number".


<a name=20190629></a>55. Output là gì?

class Dog {
  constructor(name) {
    this.name = name;
  }
}

Dog.prototype.bark = function() {
  console.log(`Woof I am ${this.name}`);
};

const pet = new Dog("Mara");

pet.bark();

delete Dog.prototype.bark;

pet.bark();
  • A: "Woof I am Mara", TypeError
  • B: "Woof I am Mara","Woof I am Mara"
  • C: "Woof I am Mara", undefined
  • D: TypeError, TypeError

Đáp án: A

Chúng ta có thể xóa các thuộc tính khỏe object bằng từ khóa delete, kể cả với prototype. Khi chúng ta xóa một thuộc tính trên prototype, nó sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong chuỗi prototype. Trong trường hợp này, hàm bark sẽ bị vô hiệu hóa ngay sau khi chúng ta thực hiện hàm xóa delete Dog.prototype.bark, tất nhiên ta vẫn có thể truy cập vào nó nhưng giá trị sẽ là undefined.

Khi chúng ta chạy một thứ không phải là hàm, nó sẽ bắn ra một TypeError. Trong trường hợp này là TypeError: pet.bark is not a function, vì bản thân thuộc tính pet.barkundefined.


56. Output là gì?

const set = new Set([1, 1, 2, 3, 4]);

console.log(set);
  • A: [1, 1, 2, 3, 4]
  • B: [1, 2, 3, 4]
  • C: {1, 1, 2, 3, 4}
  • D: {1, 2, 3, 4}

Đáp án: D

Set là một tập hơp các giá trị không trùng nhau.

Chúng ta đưa đầu vào là một mảng [1, 1, 2, 3, 4] với giá trị 1 bị trùng. Giá trị trùng đó sẽ bị loại bỏ. Kết quả là {1, 2, 3, 4}.


57. Output là gì?

// counter.js
let counter = 10;
export default counter;
// index.js
import myCounter from "./counter";

myCounter += 1;

console.log(myCounter);
  • A: 10
  • B: 11
  • C: Error
  • D: NaN

Đáp án: C

Một module khi được import sẽ là read-only: chúng ta sẽ không thể chỉnh sửa module đó, chỉ có bản thân module đó có thể chỉnh sửa giá trị của nó mà thôi.

Khi ta thay đổi giá trị cuả myCounter, nó sẽ throw ra một lỗi: myCounterread-only và không thể thay đổi.


58. Output là gì?

const name = "Lydia";
age = 21;

console.log(delete name);
console.log(delete age);
  • A: false, true
  • B: "Lydia", 21
  • C: true, true
  • D: undefined, undefined

Đáp án: A

Phép toán delete sẽ trả về một giá trị boolean: true nếu xóa thành công, false nếu thất bại. Tuy nhiên, nếu biến được khai báo với các từ khóa var, const hay let thì nó sẽ không thể bị xóa bởi phép toán delete.

Biến name được khai báo với từ khóa const, nên nó sẽ không thể bị xóa và trả về false. Khi ta set age bằng 21, thực tế là ta đang sử dụng biến global age. Ta có thể xóa sử dụng phép toán delete, khi này delete age trả về true.


59. Output là gì?

const numbers = [1, 2, 3, 4, 5];
const [y] = numbers;

console.log(y);
  • A: [[1, 2, 3, 4, 5]]
  • B: [1, 2, 3, 4, 5]
  • C: 1
  • D: [1]

Đáp án: C

Chúng ta có thể unpack các giá trị từ mảng hoặc thuộc tính từ objects bằng phương pháp destructuring. Ví dụ:

[a, b] = [1, 2];

Giá trị của a sẽ là 1, b sẽ là 2. Thực tế, câu hỏi của chúng ta đơn giản là:

[y] = [1, 2, 3, 4, 5];

Có nghĩa là y chính là giá trị đầu tiên trong mảng, tức số 1. Do đó khi ta in ra y thì sẽ là1.


60. Output là gì?

const user = { name: "Lydia", age: 21 };
const admin = { admin: true, ...user };

console.log(admin);
  • A: { admin: true, user: { name: "Lydia", age: 21 } }
  • B: { admin: true, name: "Lydia", age: 21 }
  • C: { admin: true, user: ["Lydia", 21] }
  • D: { admin: true }

Đáp án: B

Ta có thể kết hợp 2 object sử dụng phép toán spread operator .... Nó cho phép ta tạo ra bản sao của từng cặp key/values trong từng object và nối chúng lại với nhau thành một object mới. Trong trường hợp này chúng ta tạo ra các bản sao của các cặp key/value của object user object, và nối chúng vào object admin. admin object khi này sẽ trở thành { admin: true, name: "Lydia", age: 21 }.


61. Output là gì?

const person = { name: "Lydia" };

Object.defineProperty(person, "age", { value: 21 });

console.log(person);
console.log(Object.keys(person));
  • A: { name: "Lydia", age: 21 }, ["name", "age"]
  • B: { name: "Lydia", age: 21 }, ["name"]
  • C: { name: "Lydia"}, ["name", "age"]
  • D: { name: "Lydia"}, ["age"]

Đáp án: B

Với phương thức defineProperty, chúng ta có thể thêm các thuộc tính mới, cũng như sửa các thuộc tính sẵn có của object. Khi chúng ta thêm thuộc tính vào object bằng defineProperty, chúng sẽ mặc định là thuộc tính not enumerable. Phương thức Object.keys sẽ trả về tất cả các thuộc tính enumerable của object, trong trường hợp này thì chỉ có "name" mà thôi.

Thêm nữa, các thuộc tính được thêm bởi defineProperty là mặc định không thể thay đổi được. Tất nhiên ta có thể override các điều đó bằng các thuộc tính như writable, configurableenumerable. Tức là defineProperty là một cách rất mềm dẻo để tạo ra và điều chỉnh thuộc tính của object.


62. Output là gì?

const settings = {
  username: "lydiahallie",
  level: 19,
  health: 90
};

const data = JSON.stringify(settings, ["level", "health"]);
console.log(data);
  • A: "{"level":19, "health":90}"
  • B: "{"username": "lydiahallie"}"
  • C: "["level", "health"]"
  • D: "{"username": "lydiahallie", "level":19, "health":90}"

Đáp án: A

Đối số thứ hai của JSON.stringifyreplacer. Replacer Có thể là một hàm hoặc một mảng, nó sẽ quy định xem giá trị nào sẽ được chuỗi hóa ra sao.

Nếu replacer là một mảng, chỉ có các thuộc tính có tên trong mảng được convert thành chuỗi JSON. Trong trường hợp này, chỉ có các thuộc tính "level""health" được đưa vào, "username" bị loại bỏ. data giờ sẽ là "{"level":19, "health":90}".

Nếu replacer là function, hàm này sẽ được gọi trên từng thuộc tính của object được chuỗi hóa. Giá trị trả về sẽ là giá trị được đưa vào chuỗi JSON. Nếu trả về undefined, thuộc tính này sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi.


63. Output là gì?

let num = 10;

const increaseNumber = () => num++;
const increasePassedNumber = number => number++;

const num1 = increaseNumber();
const num2 = increasePassedNumber(num1);

console.log(num1);
console.log(num2);
  • A: 10, 10
  • B: 10, 11
  • C: 11, 11
  • D: 11, 12

Đáp án: A

Phép toán ++ sẽ trả về trước giá trị của toán hạng, sau đó tăng giá trị của toán hạng lên. Giá trị của num110, vì increaseNumber sẽ trả về giá trị của num, đang là 10, và sau đó mới tăng giá trị của num lên.

num2 cũng là 10, vì chúng ta đưa num1 vào increasePassedNumber. number bằng 10(tức giá trị của num1). Cũng giống như trên, phép toán ++ sẽ trả về trước giá trị của toán hạng, sau đó tăng giá trị của toán hạng lên. Giá trị của number10, do đó num2 cũng sẽ là 10.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.