JavaScript: async/await, những keyword giúp chúng ta code bất đồng bộ dễ hơn bao giờ hết
This post hasn't been updated for 3 years
Bài viết gốc: https://manhhomienbienthuy.github.io/2018/07/17/javascript-asyncawait.html (đã xin phép tác giả )
Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng Promise để code bất đồng bộ dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những cách nâng cao hơn nữa để code bất đồng bộ trong JavaScript. Đó chính là sử dụng async
và await
, những keyword mới được giới thiệu từ ECMAScript 2017 (ES8).
Cách hoạt động của async/await
dựa trên generator, vì vậy, để hiểu được async/await
, chúng ta cần hiểu về generator trước đã.
Bài viết tập trung chủ yếu vào code bất đồng bộ với
async/await
nên những gì trình bày về generator ở đây chỉ ở mức sơ khai. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, mời các bạn tìm đọc các bài viết chuyên sâu hơn về chủ đề này.
Generator
Generator của JavaScript được giới thiệu kể từ ECMAScript 2015 (ES6). Tôi đã từng làm việc với ngôn ngữ Python và thấy rằng, generator của JavaScript cũng có ý tưởng tương tự như generator của Python.
Trong JavaScript, để định nghĩa một generator, chúng ta cần định nghĩa chúng là một function*
(keyword function
và tiếp theo là dấu sao *
, có thể thêm dấu space tuỳ vào phong cách của mỗi người). Khi gặp định nghĩa này, chúng ta sẽ thu được một generator (thuộc lớp GeneratorFunction
) thay vì một hàm thông thường. (Cú pháp có chặt chẽ hơn Python đôi chút).
function* generator(i) {
yield i;
yield i + 10;
}
Chúng ta cũng có thể sử dụng cú pháp generator expression để định nghĩa:
const generator = function* (i) {
yield i;
yield i + 10;
}
Một lưu ý nhỏ là lớp GeneratorFunction
không phải đối tượng chúng ta có thể truy cập được nên không thể dùng nó để tạo ra một generator được mà phải dùng cú pháp như trên.
Cách sử dụng generator rất đơn giản thôi:
var gen = generator(10);
console.log(gen.next().value);
console.log(gen.next().value);
// Kết quả:
// 10
// 20
Cách thức hoạt động
Khi gọi một hàm generator, thì nội hàm đó sẽ không được thực thi ngay, mà một đối tượng iterator sẽ được trả về. Khi phương thức next
của iterator đó được gọi (vòng lặp for..of
cũng gọi đến phương thức này), nội dung của hàm generator mới được thực thi, và nó sẽ "tạm dừng" khi gặp lệnh yield
. Những gì tiếp sau lệnh yield
sẽ là giá trị được trả về của phương thức next
.
Phương thức next
trả về kết quả là một đối tượng là giá trị được yield
và một trạng thái biểu thị generator đã yield
giá trị cuối cùng hay chưa (giá trị done
là true
hoặc false
). Nếu chưa, chúng ta có thể tiếp tục gọi next
và hàm generator đang bị tạm dừng sẽ tiếp tục chạy cho đến khi gặp yield
tiếp theo (hoặc hàm kết thúc).
Ngoài ra, generator có thể sử dụng yield*
để yield
một generator khác. Hàm generator cũng có thể dùng return
. Nếu một giá trị được return
thì nó cũng tương tự yield
sẽ là giá trị trả về của next
, đồng thời hàm sẽ kết thúc tại đó.
Một generator đã kết thúc (done
) thì dù chúng ta có tiếp tục gọi next
, nó sẽ không thực thi thêm bất cứ một đoạn code nào của generator đó nữa. Ngoài ra, nếu có exception xảy ra, thì generator cũng bị kết thúc sớm (generator done
nhưng giá trị sẽ là undefined
).
Bằng cách hoạt động như vậy, generator chỉ thực hiện tính toán và yield
các giá trị khi cần thiết. Vì vậy, nó rất thích hợp để thực hiện những tính toán mất nhiều thời gian và bộ nhớ, ví dụ như một mảng vô hạn chẳng hạn.
Một số ví dụ
Một generator thông thường
function* foo() {
let index = 0;
while (true)
yield index++;
}
const bar = foo();
console.log(bar.next());
// {value: 0, done: false}
console.log(bar.next());
// {value: 1, done: false}
console.log(bar.next());
// {value: 2, done: false}
console.log(bar.next());
// {value: 3, done: false}
console.log(bar.next());
// {value: 4, done: false}
Generator sử dụng expression
const foo = function* () {
yield 10;
yield 20;
};
const bar = foo();
console.log(bar.next());
// {value: 10, done: false}
console.log(bar.next())
// {value: 20, done: false}
console.log(bar.next())
// {value: undefined, done: false}
Gọi generator khác với yield*
function* foo(i) {
yield i + 1;
yield i + 2;
yield i + 3;
}
function* bar(i) {
yield i;
yield* foo(i);
yield i + 10;
}
const fooBar = bar(10);
console.log(fooBar.next());
// {value: 10, done: false}
console.log(fooBar.next());
// {value: 11, done: false}
console.log(fooBar.next());
// {value: 12, done: false}
console.log(fooBar.next());
// {value: 13, done: false}
console.log(fooBar.next());
// {value: 20, done: false}
console.log(fooBar.next())
// {value: undefined, done: true}
Truyền tham số cho generator
Phương thức next
có thể nhận tham số để thay đổi trạng thái hiện tại của generator. Giá trị được truyền vào cho next
được coi là kết quả được trả về của lệnh yield
cuối cùng trước khi generator bị tạm dừng (bình thường lệnh này sẽ không trả về gì cả).
function* logGenerator() {
console.log(0);
console.log(1, yield);
console.log(2, yield);
console.log(3, yield);
}
const logger = logGenerator();
logger.next();
// 0
logger.next('pretzel');
// 1 pretzel
logger.next('california');
// 2 california
logger.next('mayonnaise');
// 3 mayonnaise
Trong ví dụ dưới, chúng ta có thể sử dụng next(true)
để reset chuỗi lại từ đầu:
function* foo() {
let index = 0;
while (true) {
const result = yield index++;
if (result) {
index = 0;
}
}
}
const bar = foo();
console.log(bar.next())
// {value: 0, done: false}
console.log(bar.next())
// {value: 1, done: false}
console.log(bar.next(true))
// {value: 0, done: false}
console.log(bar.next())
// {value: 1, done: false}
Gọi return
trong generator
function* foo() {
yield 'yield';
return 'return';
yield 'unreachable';
}
const bar = foo()
console.log(bar.next());
// { value: "yield", done: false }
console.log(bar.next());
// { value: "return", done: true }
console.log(bar.next());
// { value: undefined, done: true }
Sử dụng generator để code bất đồng bộ
Generator có một tính chất rất hay đó là hàm generator có thể được thực thi, rồi tạm dừng, sau đó tiếp tục thực thi mà trạng thái của nó sẽ được lưu lại. Tất cả mọi biến, hằng, v.v... sẽ được giữ nguyên giá trị khi hàm được thực thi trở lại sau khi tạm dừng.
Vì vậy, generator có thể kết hợp với Promise (vốn là một công cụ tuyệt vời) để giúp chúng ta code bất đồng bộ dễ dàng hơn nữa. Promise đã giúp chúng ta rất nhiều nhưng code bất đồng bộ vẫn còn quá khó đọc và hiểu so với code đồng bộ. Việc xử lý khi gặp lỗi vẫn còn sử dụng rất nhiều đến cơ chế callback mà không thể dùng những cú pháp tiện lợi của chính JavaScript như try..catch
.
Chúng ta có thể kết hợp generator với Promise theo cách sau: yield
một promise khi nào chúng ta muốn code tạm dừng (vì hoạt động bất đồng bộ), và trong callback của promise đó sẽ gọi tiếp next
của generator để hàm tiếp tục chạy. Dưới đây là một ví dụ:
let foo;
function* bar() {
console.log('before async');
yield new Promise(resolve => setTimeout(() => resolve(1), 1000)).then(x => {
console.log(x);
foo.next();
})
console.log('after async');
}
foo = bar();
foo.next();
Trong code cũng không lấy gì làm đẹp lắm. Nhưng nó đã hoạt động đúng: sau khi in ra dòng before async
thì 1 giấy sau nó mới in ra kết quả của promise và tiếp theo là dòng after async
. Bằng cách kết hợp generator với Promise như thế này, chúng ta có thể tạm dừng một hàm để chờ các hoạt động bất đồng bộ được thực thi và sau đó lại tiếp tục hàm.
Cách làm này cho chúng ta kết quả hay hơn khá nhiều so với chỉ sử dụng Promise thông thường, khi mà code bất đồng bộ sẽ luôn bị thực thi sau code đồng bộ.
Tuy nhiên, code này không phải là một dạng tổng quát, chúng ta sẽ phải biến hoá nó cho từng bài toán cụ thể. Ngoài ra, generator cũng giúp chúng ta xử lý lỗi bằng cú pháp try..catch
truyền thống của JavaScript.
Chúng ta có thể xây dựng một hàm cho phép tạm dừng code với generator và Promise tương đối tổng quát như sau:
function async(gen, context=undefined) {
const generator = typeof gen === 'function' ? gen() : gen;
const {value: promise} = generator.next(context);
if (typeof promise !== 'undefined') {
promise
.then(resolved => async(generator, resolved))
.catch(error => generator.throw(error));
}
}
Sử dụng hàm này, chúng ta có thể tạm dừng một hàm bằng cách yield
một Promise, chờ nó kết thúc và nhận kết quả về:
async(function* () {
console.log('before async');
const promise = new Promise(resolve => setTimeout(
() => resolve('async'),
1000
));
const result = yield promise;
console.log(result);
console.log('after async');
})
// Kết quả:
// before async
// (Tạm dừng 1 giấy)
// async
// after async
Bằng cách sử dụng đệ quy, chúng ta có thể tạm dừng một hàm bao nhiêu lần cũng được:
async(function* () {
const promise1 = new Promise(resolve => setTimeout(() => resolve(1), 1000));
const promise2 = new Promise(resolve => setTimeout(() => resolve(2), 1000));
const promise3 = new Promise(resolve => setTimeout(() => resolve(3), 2000));
const result1 = yield promise1;
console.log(result1);
const [result2, result3] = yield Promise.all([promise2, promise3]);
console.log(result2, result3);
})
// Kết quả:
// 1 (hiện ra sau 1 giây)
// 2 3 (hiện ra sau 2 giây)
Vậy là chúng ta đã có một cách tương đối tổng quát dùng để code bất đồng bộ rất dễ dàng. Tuy nhiên, mức độ tổng quát như trên chưa thể đảm bảo được. Nó sẽ chạy tốt cho các trường hợp thông thường, nhưng không rõ là một số trường hợp "không thông thường" thì sẽ thế nào.
Rất may cho chúng ta, những người làm đặc tả cho ngôn ngữ, cụ thể là tổ chức Ecma International với đặc tả ECMAScript đã thiết kế phần này giúp chúng ta. Tuy nó ra đời hơi muộn, nhưng muộn còn hơn là không có, những tính năng mới của JavaScript sẽ giúp chúng ta code bất đồng bộ dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó chính là nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Async/await
Async/await được thêm vào từ đặc tả ECMAScript 2017 (ES 8), nên hiện nay chưa được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt. Nhưng với sự trợ giúp của babel-preset-env (đã hỗ trợ hết ES 6, 7, 8) thì chúng ta hoàn toàn có thể transpile để sử dụng async
, await
trên các trình duyệt phiên bản cũ hơn.
Async/await được xây dựng dựa trên generator và Promise, nó được xây dựng tương đối giống với ý tưởng của hàm async
tổng quát ở phần trước, tất nhiên là phức tạp và bao quát hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về các xây dựng những keyword này, mời các bạn xem thêm ở đây.
Trong bài viết này, chúng ta chủ yếu tập trung vào cách áp dụng những keyword này cho bài toán bất đồng bộ.
Hàm async
Chúng ta có thể định nghĩa một hàm bất đồng bộ bằng keyword async
:
async function fname() {
return 1;
}
Hoặc định nghĩa bằng function expression cũng không vấn đề gì:
fname = async function() {
return 1;
}
Thậm chí, chúng ta có thể kết hợp với cú pháp arrow function của ES 6:
fname = async () => 1;
Keyword async
trong định nghĩa hàm trên sẽ giúp chúng ta định nghĩa một hàm thuộc lớp AsyncFunction
. Lưu ý rằng, AsyncFunction
không thể truy cập như một biến toàn cục được nên muốn định nghĩa một hàm bất đồng bộ, chúng ta bắt buộc phải dùng đến keyword async
.
AsyncFunction cũng không khác các hàm thông thường nhiều lắm, ngoại trừ nó luôn luôn return
một promise. Nếu trong code không return
một promise nào cả, thì một promise mới được resolve với giá trị được return
trong code (sẽ là undefined
nếu không có giá trị nào được return).
Và vì là một promise được trả về, chúng ta có thể dùng nó với callback như các promise khác:
fname().then(console.log);
// Kết quả:
// 1
Nếu trong trường hợp hàm async trả về một promise, thì càng tốt, không cần phải chuyển đổi giá trị thành promise được resolve nữa, khi đó, thực ra async
có hay không cũng như nhau cả:
another_func = async () => Promise.resolve(2);
another_func().then(console.log);
// Kết quả:
// 2
Vậy là keyword async
luôn đảm bảo một hàm sẽ trả về một promise. Tất nhiên, một hàm không async cũng có thể trả về một promise cũng không sao cả. Nhưng async
còn cho chúng ta một khả năng tuyệt vời hơn: sử dụng async
kết hợp với await
.
Await
Câu lệnh await
sẽ giúp chúng ta "tạm dừng" việc thực thi các code trong một hàm async, chờ cho đến khi promise được resolve thì mới tiếp tục thực thi các code đó với giá tị được resolve. Keyword await
chỉ có thể hoạt động bên trong một hàm async, nếu chúng ta gọi nó ở chỗ khác thì sẽ gặp lỗi SyntaxError
. Cũng dễ hiểu thôi, phải ở bên trong một hàm thì mới có thể xác định được phạm vi code được để mà tạm dừng. Nếu chúng ta gọi await
ở một nơi toàn cục chẳng hạn, rõ ràng là không thể xác định được code nào cần tạm dừng vì phạm vi quá rộng.
Sự kết hợp với async
và await
giúp chúng ta đơn giản hoá code với các hoạt động bất đồng bộ (kết hợp với promise). Vì promise sẽ dễ dàng kết hợp với callback, async
và await
giúp chúng ta code đơn giản hơn bằng cách kết hợp generator và promise. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:
(async function() {
const promise = new Promise(resolve => setTimeout(() => resolve(1), 1000));
await promise;
console.log('done');
})();
Trong đoạn code trên, sau 1 giây, trên console sẽ hiển thị 1
. Hàm async của chúng ta đã được tạm dừng khi gặp câu lệnh await
, và chờ 1 giấy cho promise được resolve và tiếp tục thực thi với kết quả được trả về.
Bằng cách này, chúng ta có thể code bất đồng bộ theo phong cách tuần tự tương tự như các hoạt động đồng bộ mà không cần phải dùng callback. Điều đó giúp code dễ đọc và dễ hiểu hơn. Thậm chí chúng ta có thể sử dụng await
nhiều lần nếu muốn nhiều hoạt động bất đồng bộ diễn ra lần lượt (như ở phần trước, chúng ta cần đến promise chain).
Ví dụ load script nếu chuyển sang sử dụng async await có thể chuyển thành như sau:
(async function(){
await loadScript('//code.jquery.com/jquery-3.3.1.min.js');
await loadScript('//cdn.jsdelivr.net/npm/lodash@4.17.10/lodash.min.js');
...
})();
Một điều thú vị là await
đúng ra phải đi kèm với promise, nhưng về mặt code thì không cần phải làm như vậy. Trong trường hợp phía sau await
là một giá trị, nó sẽ được hiểu là một promise được resolve với giá trị đó.
(async function(){
const x = await 1;
console.log(x);
})()
// Kết quả:
// 1
Và vì bản chất hoạt động bất đồng bộ là sử dụng một stack nên các đoạn code phía sau await
đều được thực thi sau các code đồng bộ khác:
(async function(){
console.log(1)
const x = await 2;
console.log(x);
})()
console.log(3);
// Kết quả:
// 1
// 3
// 2
Lệnh await
sẽ chờ promise được resolve và trả về kết quả được resolve đó (và sẽ tự convert một giá trị thành promise). Nhưng trong trường hợp promise bị reject, thì nó sẽ trả về một exception.
(async function() {
const x = await Promise.reject(1);
console.log(x);
})();
// Kết quả:
// Uncaught (in promise) 1
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về việc xử lý khi gặp lỗi trong phần sau.
Phương thức async
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về hàm async
, với cú pháp ES2015, chúng ta có thể thêm async
và trước các phương thức của một class để biến nó thành phương thức async
.
Về cơ bản, cách hoạt động của phương thức async
cũng không khác nhiều so với hàm. Ví dụ:
class Restaurant {
async takeOrder() {
return await Promise.resolve(1);
}
}
(async function() {
const x = await (new Restaurant).takeOrder();
console.log(x);
})();
// Kết quả:
// 1
Lưu ý rằng, với tư tưởng thiết kế khác nhau, async/await
hoạt động rất khác với promise chain. Cơ chế "tạm dừng - chạy tiếp" của nó nhiều lúc có thể khiến hai promise được chạy một cách song song như ví dụ sau:
var resolveAfter2Seconds = function() {
console.log("starting slow promise");
return new Promise(resolve => {
setTimeout(function() {
resolve(20);
console.log("slow promise is done");
}, 2000);
});
};
var resolveAfter1Second = function() {
console.log("starting fast promise");
return new Promise(resolve => {
setTimeout(function() {
resolve(10);
console.log("fast promise is done");
}, 1000);
});
};
(async function() {
console.log('==CONCURRENT START with await==');
const slow = resolveAfter2Seconds();
const fast = resolveAfter1Second();
console.log(await slow);
console.log(await fast);
})();
Trong hàm async ở trên, cả slow
và fast
đều được tạo ra và await
. Hai promise tương ứng đều được thực thi nhưng await
đã tạm dừng chúng lại và nó chỉ thực thi tiếp khi promise được resolve. Vì vậy với đoạn code trên, nó sẽ mất 2 giây để thực thi, và việc thực thi await là lần lượt nên kết quả của slow
và fast
sẽ lần lượt xuất hiện.
Trong trường hợp này, cách hoạt động của nó giống với Promise.all
nhiều hơn. Nếu muốn một hoạt động song song thực sự thì await
không phải là lựa chọn tốt, mà cách tốt nhất là sử dụng Promise.then
, khi đó, promise nào kết thúc trước sẽ xuất hiện kết quả trước.
(function() {
console.log('==PARALLEL with Promise.then==');
resolveAfter2Seconds().then(console.log);
resolveAfter1Second().then(console.log);
})()
Viết lại promise chain bằng async/await
JavaScript hiện nay có fetch
API sẽ gửi truy vấn đến 1 URL và trả kết quả về là một promise. Promise được trả về này hoàn toàn có thể được sử dụng bởi promise chain, ví dụ như sau:
(function() {
fetch('https://jsonplaceholder.typicode.com/posts/1')
.then(response => response.json())
.then(json => console.log(json))
})();
// Kết quả
// {
// userId: 1,
// id: 1,
// title: "sunt aut facere repellat provident occaecati...",
// body: "quia et suscipit recusandae consequuntur..."
// }
Hoàn toàn có thể được viết lại bằng async/await
như sau:
(async function() {
const response = await fetch('https://jsonplaceholder.typicode.com/posts/1');
const json = await response.json();
console.log(json);
})();
Xử lý lỗi
Trong những phần trên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến aysnc/await
khi mà mọi việc đều diễn ra bình thường, nghĩa là promise hoạt động và resolve một kết quả. Thế nhưng, trong trường hợp promise bị reject, với những code thông thường thì một exception sẽ xảy ra, và với hàm async thì mọi chuyện cũng giống như vậy:
Đoạn code này
(async function() {
await Promise.reject(new Error());
})();
cũng giống như đoạn code này
(async function f() {
throw new Error();
})();
đều sẽ cho ra một exception
Uncaught (in promise) Error
Và cũng giống như những hàm thông thường khác, chúng ta có thể sử dụng try..catch
để xử lý khi gặp những exception này:
async function() {
try {
const result = await doSomething();
const newResult = await doSomethingElse(result);
const finalResult = await doThirdThing(newResult);
console.log(`Got the final result: ${finalResult}`);
} catch(error) {
failureCallback(error);
}
}
Trong nhiều trường hợp, một promise có thể sẽ mất thời gian thực thi rồi mới bị reject vì vậy, exception cũng phải chờ một lúc mới xảy ra.
(async function() {
try {
let response = await fetch('http://no-such-url');
} catch(err) {
console.log(err);
}
})();
Trong trường hợp hàm async, try..catch
cũng hoạt động giống như các hàm thông thường khác, khi gặp exception, code của catch
gần nhất sẽ được thực thi. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng try..catch
ở bên ngoài hàm async được, cũng giống như chúng ta không thể try..catch
với promise vậy:
async function f() {
return await fetch('http://no-such-url');
};
try {
f()
} catch(err) {
console.log(err);
}
// try catch này không có tác dụng
// exception vẫn cứ xảy ra mà không bị catch
Nếu muốn xử lý exception ở bên ngoài hàm async thì chúng ta vẫn có thể sử dụng cơ chế callback thông thường với Promise.catch
hoặc Promise.then(null, function)
. Bởi vì hàm async sẽ trả về một promise, chúng ta dễ dàng sử dụng cơ chế này:
async function f() {
return await fetch('http://no-such-url');
};
f().catch(console.log);
Kết luận
Cặp keyworkd async/await
cho chúng ta cơ chế "tạm dừng - chạy tiếp" rất hay, giúp công việc code bất đồng bộ dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây, chúng ta có thể code bất đồng bộ không khác
All Rights Reserved