+9

It’s Okay to “Forget” What You Read !

Bản thân mình không phải là mẫu người quá đam mê đọc sách (chỉ đọc vừa đủ với bản thân), nhưng tự nhận là người rất tôn trọng những người viết sách, người yêu sách, người mê đọc sách. Thời đại công nghệ phát triển, bản thân việc viết và đọc sách cũng đã có nhiều thay đổi, bạn có thể đọc sách theo cách truyền thống, đọc sách với một chiếc smartphone trên tay khi rãnh rỗi ... Trước cuộc sống bon chen, hối hả có bao giờ bạn dừng lại một chút, ngẫm lại mình đã đọc được bao nhiêu đầu sách, học được những gì từ chúng... Bạn không thể nhớ hết, đúng chứ? Thiên tài cũng vậy, họ cũng không thể nhớ tất cả những gì mà họ học được, mọi thứ không cần thiết đều sẽ dần bị đào thải, những thứ mới mẻ, còn có ích hơn sẽ được giữ lại. Tình cờ đọc được một bài viết hay của tác giả Charles Chu từ Medium , bài viết phân tích về những giá trị còn sót lại trong tâm trí mỗi người sau khi đọc sách. Hy vọng bài chia sẽ này sẽ giúp mình và bạn thắp thêm một ít niềm đam mê đọc sách 😃

Câu hỏi mà mọi người hay đặt ra:

What’s the point of reading if I just forget it all anyway?

tạm dịch

Trọng tâm của việc đọc sách là gì nếu như tôi quên tất cả những gì đã đọc?

Paul Graham, nhà tiểu luận và là người sáng lập của tổ chức vườn ươm Y Combinator, cũng đặt câu hỏi tương tự trong bài luận của ông How You Know:

“I’ve read Villehardouin’s chronicle of the Fourth Crusade at least two times, maybe three. And yet if I had to write down everything I remember from it, I doubt it would amount to much more than a page. Multiply this times several hundred, and I get an uneasy feeling when I look at my bookshelves. What use is it to read all these books if I remember so little from them?”

tạm dịch

Tôi đã đọc cuốn biên niên sử về cuộc Viễn Chinh Thứ Tư của Villehardouin ít nhất hai lần, có thể ba lần. Tuy nhiên, nếu tôi phải ghi lại tất cả những gì tôi nhớ ra từ nó, tôi nghi ngờ việc nó có thể chiếm nhiều hơn một trang giấy. Hàng trăm lần như vậy, và tôi cảm thấy không thoải mái khi nhìn vào những kệ sách của mình. Mục đích của việc đọc tất cả chúng là gì nếu tôi chỉ nhớ rất ít?

Cảm giác lo sợ gần như hiện hữu trong nhiều người, rằng chúng ta có thể đã "đánh mất" đi những giá trị hiểu biết từ những cuốn sách chúng ta đọc.

Những nỗi sợ hãi như vậy là vô căn cứ.

Trước hết, nếu bạn yêu sách, thì trí nhớ không bao giờ là vấn đề. Nếu bạn đọc cho niềm vui thuần túy, có hại gì khi quên chúng chứ? Còn nếu bạn hứng thú với cùng một cuốn sách tuyệt vời hết lần này đến lần khác - với những người yêu sách, thì làm gì có món quà nào tốt hơn là sự lãng quên 😃

Nhưng nhiều người trong chúng ta đọc sách vì những lý do khác ngoài niềm vui, sự thỏa mãn. Chúng ta muốn nhận được thứ gì đó từ những cuốn sách mà chúng ta đã đọc.

Chúng ta hãy cùng khám phá

Forgetting Is Not Forgetting

Suy nghĩ về những trang sách bị lãng quên từ cuốn Villehardouin's Chronicles of the Fourth Crusades, Graham nhận ra rằng mặc dù ông đã quên những chi tiết như các sự kiện, ngày tháng và sự kiện, ông vẫn giữ một điều gì đó quan trọng hơn:

The place to look for what I learned from Villehardouin’s chronicle is not what I remember from it, but my mental models of the crusades, Venice, medieval culture, siege warfare, and so on. …the harvest of reading is not so miserably small as it might seem.

tạm dịch

Nơi để tìm kiếm những gì tôi học được từ cuốn biên niên sử của Villehardouin không phải là những gì tôi nhớ ra từ nó, nhưng những mental models (mô hình tâm trí) thu hoạch được của tôi về cuộc Thập Tự Chinh là Venice, là văn hoá thời Trung cổ, là cuộc chiến tranh vây hãm, vâng vâng... không hề quá ít như nó có vẻ.

Những gì chúng ta nhận được từ sách không chỉ là bộ sưu tập tên, ngày tháng và sự kiện được lưu trữ trong tâm trí chúng ta như các file trong máy tính. Sách cũng thay đổi, thông qua các mental models của chúng ta, thứ thực tế mà chúng ta nhận thức được.

Reading and experience train your model of the world. And even if you forget the experience or what you read, its effect on your model of the world persists. Your mind is like a compiled program you’ve lost the source of. It works, but you don’t know why.

Tạm dịch

Đọc và trải nghiệm rèn luyện mô hình của bạn về thế giới. Và ngay cả khi bạn quên những trải nghiệm hoặc những gì bạn đã đọc, hiệu quả của nó trên mô hình của bạn về thế giới vẫn tồn tại. Tâm trí của bạn giống như một chương trình đã được biên dịch mà bạn đã mất mã nguồn. Nó hoạt động, nhưng bạn không biết tại sao.

Lấy cuốn Sherlock Holmes làm ví dụ. Ngoài các mảnh nhỏ của bộ nhớ (những dãi đốm, cocaine và những con chó lớn), tôi không nhớ nhiều từ những câu chuyện của Holmes.Tôi không nhớ ai là kẻ đã giết người hay Sherlock đã làm gì, nói gì (ngoài những câu nói nhảm nhí của anh "Elementary, my dear Watson!"), nhưng tôi đã có được một cái gì đó từ những câu chuyện đó, những thứ hơn là thực tế. Họ đã dạy tôi cách suy nghĩ.

Vậy làm thế nào để ý nghĩa này của mental models có thể giúp chúng ta đọc tốt hơn?

Read for the Models

Không phải tất cả sách, hay các trang của bất kỳ cuốn sách nào đều giống nhau Khi chúng ta đọc, những cụm từ, khái niệm và ý tưởng đáng chú ý nhất (cái mà Flaubert gọi là "erections of the mind" - sự hưng phấn của tâm trí ) sẽ rõ ràng hơn những từ khác. "Ống kính tâm lý" của chúng ta lọc qua những cuốn sách mà chúng ta đã đọc, chọn và làm nổi bật những gì có liên quan nhất vào thời điểm đó.

Mặc dù đôi mắt chúng ta có thể lướt qua tất cả những từ đó và đôi tay có thể lật qua tất cả các trang viết, nhưng những gì chúng ta đọc không bao giờ là toàn bộ cuốn sách - mental models của chúng ta chắc chắn về điều đó. Khi ta đọc, ta đã học được cách tin tưởng vào trực giác này.

Khi điều gì đó làm ta háo hức, điều đó là quan trọng. Chúng ta tạo một lưu ý trong lề của trang. Đây là một hành động trò chuyện với tác giả, và chính hành động làm như vậy tạo ra một kết nối trong đầu chúng ta, và từ từ cập nhật các mô hình trong đầu chúng ta.

Dĩ nhiên, không có gì mới mẽ với cách luyện tập này. Các đánh dấu đó được gọi là marginalia, và ta có lẽ sẽ làm điều đó miễn đó là cuốn sách của ta 😃

Read It Again

Nassim Taleb từng nói:

A good book gets better at the second reading. A great book at the third. Any book not worth rereading isn’t worth reading.

Tạm dịch

Một cuốn sách hay sẽ hay hơn ở lần đọc thứ hai. và là một cuốn sách tuyệt vời ở lần thứ ba. Bất kỳ cuốn sách không có giá trị khi đọc lại đều không đáng đọc.

Nếu não của chúng ta liên tục "nâng cấp" các mental models, thì hợp lý khi nói rằng nó sẽ không bao giờ nhìn thực tế theo một cách tương tự nhau. Điều này cũng có nghĩa là không có cuốn sách nào là hoàn toàn giống nhau khi bạn đọc lại nó.

For example, reading and experience are usually “compiled” at the time they happen, using the state of your brain at that time. The same book would get compiled differently at different points in your life. Which means it is very much worth reading important books multiple times. I always used to feel some misgivings about rereading books. I unconsciously lumped reading together with work like carpentry, where having to do something again is a sign you did it wrong the first time. Whereas now the phrase “already read” seems almost ill-formed.

Tạm dịch

Ví dụ, đọc và kinh nghiệm thường được "biên soạn" vào thời điểm chúng xảy ra, sử dụng trạng thái của bộ não của chúng ta tại thời điểm đó. Cùng một cuốn sách sẽ được biên soạn một cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời bạn. Điều đó có nghĩa là bạn nên đọc những cuốn sách quan trọng nhiều lần. Tôi luôn luôn cảm thấy một số nghi ngại về việc đọc lại sách. Tôi đọc một cách vô thức giống với công việc của nghề thợ mộc, nơi mà nếu phải làm điều gì đó lặp lại thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đã làm sai trong lần đầu tiên. Trong khi hiện tại, cụm từ "đã đọc" có vẻ như chưa được hình thành.

Lucius Annaeus Seneca (4 TCN-65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời đã từng viết:

The person of delicate digestion nibbles at this and that; when the diet is too varied, though, food does not nourish but only upsets the stomach. So read always from authors of proven worth; and if ever you are inclined to turn aside to others, return afterward to the previous ones. Obtain each day some aid against poverty, something against death, and likewise against other calamities. And when you have moved rapidly through many topics, select one to ponder that day and digest.

Tạm dịch:

Người có khả năng tiêu hóa nhẹ nhàng gặm nhấm thứ này và thứ khác; khi chế độ ăn uống quá khác nhau, thức ăn không nuôi dưỡng mà chỉ làm rối loạn dạ dày. Vì vậy, luôn đọc sách từ các tác giả có giá trị đã được chứng minh; và nếu có bao giờ bạn có nghiêng sang những tác giả khác, thì sau đó hãy trở lại với những tác giả trước đó. Mỗi ngày nhận một số trợ giúp chống đói nghèo, thứ gì đó chống lại cái chết, và tương tự như những thiên tai khác. Và khi bạn trải qua một cách nhanh chóng nhiều chủ đề, hãy chọn một chủ đề để suy ngẫm và gặm nhấm nó ngày hôm đó.

Khi tôi hoàn thành việc lang thang qua các kệ sách thư viện, tôi luôn luôn trở về nhà với cùng sách của cùng một vài tác giả. Và, cho dù bao nhiêu lần tôi trở lại, tôi luôn luôn thấy rằng họ đều luôn có một cái gì đó mới để nói.

HAPPY READING !


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí