Hiểu Người Nhật - Hiểu Khách Hàng Nhật (phần 1)
This post hasn't been updated for 7 years
"Tôi thấy đại thể design như thế này ngon rồi, chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi."
Mấy hôm sau thấy một tá comment ném sang muốn sửa. =))
"Bạn thật là xuất sắc, tôi rất mong được như bạn." - Lời khen của CTO dành cho thằng Kĩ sư cầu nối đầu cua @@.
Chả bao giờ thấy chê bai cái gì mình và team mình làm mặc dù đôi khi mình tự thấy cái đã làm ra rất lìu tìu...Vân vân và mây mây...
Nói chung mình nghĩ ai đã và đang làm việc với khách hàng người Nhật đều gặp rất nhiều trường hợp như thế. Hôm rồi mình cũng gặp và đó là lý do mà bài viết này ra đời. Mặc dù đã quen rồi nhưng mà đôi lúc mình vẫn thấy méo thích một số điểm. Đại khái thì dù không thích chỗ này chỗ kia nhưng thực ra người Nhật cũng là một dân tộc toẹt vời, nên mình vẫn thử tìm tòi sâu hơn về những tính cách đặc trưng của khách hàng nhà mình để còn "phục vụ" được tốt hơn. (yaoming)
Vâng hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn tổng quan toàn bộ những tính cách đặc trưng của người Nhật qua cuốn 日本人の心がわかる日本語 (Hiểu tâm hồn người Nhật qua tiếng Nhật). Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể thấy được nhiều điều hữu ích trong quá trình làm việc, thương lượng với các đối tác người Nhật. ^^
Tổng cộng bài viết có 4 phần, tuy nhiên vì nội dung hơi dài nên mình sẽ giới thiệu phần 1 trước đi kèm với bài mở đầu.
1. Phân biệt rõ Trong-Ngoài
1.1 Khái niệm Trong và Ngoài (内と外)
Khái niệm Trong và Ngoài với người Nhật khá là rộng.
Người Trong gia đình vs người Ngoài. Người Trong công ty vs Người công ty khác. Ngay trong công ty thôi cũng có sự phân biệt người Trong phòng ban mình vs người Ngoài phòng ban của mình...
Phân biệt Trong - Ngoài trong văn hoá của người Nhật khá sâu sắc. Nó làm gắn bó thêm tình cảm giữa những người trong gia đình hay của nhân viên với công ty. Nhưng ngược lại, nó cũng tạo ra tâm lý bài ngoại, không cởi mở lắm với người Ngoài hay người nước ngoài trong cuộc sống và công việc ở Nhật.
1.2 Phép lịch sự (しつけ)
Từ nhỏ thì trẻ con Nhật đã được dạy rất cẩn thận về phép lịch sự rồi. Đặc biệt là sự lịch sự với người Ngoài =))
Có lẽ vì vậy mà khách hàng Nhật ít khi "chửi" chúng ta ngay cả khi chúng ta rất lôm côm.
1.3 Phân biệt rạch ròi (けじめ)
Công việc là công việc, ăn chơi là ăn chơi. Nếu đã đi teambuilding cùng khách hàng Nhật thì mọi người có thể thấy, dù trong công việc họ nghiêm túc, căng thẳng thế nào, nhưng lúc chơi bời họ luôn hết mình.
Đôi khi dù là người thân thích, nhưng nếu cùng làm trong công ty, khi gặp nhau họ vẫn chào hỏi rất kính cẩn lịch sự. Vậy nên, với người Nhật, dù bạn chơi thân tới đâu đi nữa, tin cậy nhau thế nào thì trong công việc hãy cứ giữ vững tâm lý làm việc thật nghiêm túc và cẩn trọng với đối tác của mình nhé!
1.4 Coi trọng đánh giá của người khác (人目)
Cái này thì chắc ai ai cũng cảm nhận được. Sau vụ chìm tàu Titanic người ta còn lên án ông người Nhật còn sống mà. Rồi thì rạch bụng rạch cổ tay các kiểu...
Nói chung tư tưởng này gần như khác hẳn với văn hoá phương Tây, nơi cá nhân và cá tính rất được coi trọng. Thực ra thì mình cũng không thích điểm này ở người Nhật nhất.
1.5 Biết xấu hổ (恥)
Thực sự thì vì cái coi trọng đánh giá của người khác (người Ngoài) phía trên mà sinh ra cái sự biết xấu hổ này.
Mình có nghe một bác làm ở công ty IT của Nhật, cung cấp dịch vụ game online tâm sự "Chỉ cần gặp một lỗi nhỏ thôi là người Nhật bọn tao thấy xấu hổ với cả công ty". Vâng, nếu thế thì chả biết người Việt mình phải xấu hổ bao nhiêu lần cho vừa (lol)
1.6 Ngại ngùng/ E ngại (照れる)
Bình thường người các nước khác mà được khen "Anh thật là bá!" là sẽ trả lời kiểu "Cảm ơn" rồi thì nói một tràng về những cái mà người ta khen mình.
Nhưng người Nhật thì khác, dù trong lòng nghĩ là "Thực ra mình giỏi bỏ mẹ!" thì bên ngoài vẫn phải rối rít từ chối. Kiểu "Mình tiều ấy mà, bao nhiêu người khác bá hơn nhiều". Nói tới đây mình lại nhớ tới Ai đó dù không phải là người Nhật nhưng mà khoản này còn bá hơn người Nhật nhiều lần. (haha)
Ok! Hẹn gặp lại các bạn trong các phần sau! (bye)
All Rights Reserved