+3

Giới thiệu và cách thực hiện kiểm tra User Tracking

Giới thiệu về User Tracking

  • Ngày này với các công ty, người dùng càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn. Ngoài việc người dùng trả tiền cho các dịch vụ, mua bán hàng hóa thì thói quen sử dụng của người dùng cũng là một loại thông tin mà các nhà cung cấp dịch vụ muốn khai thác, đặc biệt là các dịch vụ có số lượng người dùng lớn thì dữ liệu của người dùng càng đóng vai trò quan trọng hơn.

  • User tracking là khái niệm của việc thu thập các dữ liệu của người dùng bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp để sử dụng cho mục đích phân tích dữ liệu đánh giá và đưa ra các chiến lược marketing.

  • Thêm vào đó, hiện tại số lượng người sử dụng các thiết bị di động là rất lớn, việc thu thập dữ liệu của người dùng qua các thiết bị di động có thể tăng đáng kể các thông tin về xu hướng hiện tại và đưa ra các chiến lược quảng cáo, marketing phù hợp để tăng doanh thu.

  • Với việc thu thập dữ liệu người dùng, nhà cung cấp dịch vụ có thể biết được những user nào đang sử dụng dịch vụ thích những loại mặt hàng nào, từ đó đưa ra các khuyến mãi phù hợp cũng như có cách tiếp cận tốt hơn với đối tượng người dùng.

  • Hoặc như với các user có lượng sử dụng các gói dịch vụ ngắn hạn một cách liên tục, nhà cung cấp có thể phán đoán và đưa ra các tư vấn cho các gói dịch vụ dài hạn để tăng thêm lợi nhuận.

  • Vậy làm thế nào để có thể thu thập được các thông tin này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

  • User tracking có thể được gọi với cái tên khác đó là phân tích người dùng(user analytics). Phổ biến hiện tại đó là mobile analytics, bao gồm 2 phần đó là mobile web và mobile app. Web analytics trên mobile thực chất là chung cách thức vận hành như trên desktop. Dưới đây là một biểu đồ giải thích:

  • Người dùng sẽ thường sử dụng các thiết bị (laptop, smartphone, tablet) và trên các thiết bị này có cài đặt sẵn các trình duyệt (Chrome, Firefox, Safari, IE) mà sẽ được dùng để truy cập vào các website. Khi một người truy cập vào một website nào đó với nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, bookmark, bấm banner quảng cáo, bộ máy tìm kiếm, mạng xã hội, v.v…) thì sẽ có 2 thứ diễn ra:

    • Người dùng sẽ cần phải khai báo một số thông tin để giúp website xác nhận được nguồn gốc của truy cập. Các thông tin này có thể bao gồm: IP (có thể xác định location người dùng), ISP (internet service provider – nhà mạng), referer URL (URL có chứa link mà họ bấm để đến website này), thông tin của thiết bị dùng để truy cập, v.v… Các thông tin này sẽ được thu thập dưới dạng HTTP referer.

    • Website cũng sẽ để lại trên thiết bị của người dùng một file gọi là cookies trong đó có lưu các thông tin như những trang nào của web họ đã ghé thăm, tại trang nào họ rời khỏi website, họ đã tương tác với wesbite thế nào, thời gian ở lại trên website và các thông tin khác. Các thông tin trong cookies sẽ giúp website nhận biết được trong lần tới người dùng quay lại website lần nữa và giúp cải thiện trải nghiệm người dùng dựa trên các data lần trước.

    • Phân biệt 1st party cookies vs 3rd party cookies: ví dụ bạn vào website conversion.vn và cookies để lại có domain là conversion.vn thì đây là 1st party cookies từ chính website mà bạn visit. Nhưng nếu bạn vào website conversion.vn nhưng lại có dính cookies từ một domain khác ví dụ như adnetwork.com thì đó là 3rd party cookies. 3rd party cookies còn thường được gọi là cookies quảng cáo vì chúng có thể track được hành vi người dùng, đã xem các website nào, xu hướng lướt web (đa phần là bạn còn không biết là đang bị theo dõi). Hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi những network quảng cáo như một cách để nhắm chọn đối tượng chính xác hơn.

  • Những công cụ đo lường phổ biến như Google Analytics thực chất cũng là dựa vào những thông tin thu thập được từ referer và cookies (và một số cách khác) để tạo ra các bảng report dễ xem hơn cho người dùng.

  • Tuy nhiên với mobile analytics thì mọi việc sẽ phức tạp hơn vì mobile web gặp các thách thức khác biệt so với trên desktop:

    • Cookies hay đúng hơn là 3rd party cookies thì mặc định bị chặn trên trình duyệt Safari của iOS và với việc trình duyệt này hiện đang chiếm hơn 60% thị phần thì rõ ràng đây là một vấn đề không nhỏ.

  • Đa phần các mobile app sẽ không gửi HTML referer khi người dùng bấm vào các đường links để đến website, tương tự như các links trong file word hoặc pdf vậy, đơn giản là vì chúng không cùng loại. Với việc có tới 80% thời gian người dùng sử dụng app trên mobile thì đây là một thách thức lớn cho mobile analytics.

  • Mobile app và mobile web về bản chất vừa có điểm giống nhau giống nhau nhưng cũng vừa khác nhau. Với website thì chúng ta cần đo lường traffic (click / visit / session) và các tương tác của người dùng trên website (pageviews, time onsite) trong khi đó thì với mobile app thì chúng ta đo lường số lượng cài đặt (install) và các tương tác trên điện thoại (screen view, time on screen). Trước khi đi sâu hơn, bạn cần hiểu 2 định nghĩa cơ bản liên quan đến chỉ số install của mobile:

    • Organic install: là những lượt cài đặt ứng dụng do người dùng tìm kiếm bằng từ khóa hay brand name hoặc khi đang xem danh sách các ứng dụng đứng top trên app store. Bạn có thể coi cái này giống như organic traffic của website vậy.

    • Non-organic install: là những lượt cài đặt ứng dụng đến từ những chiến dịch quảng bá bên ngoài app store thông qua những kênh quảng cáo hay người cài đặt được khuyến khích cài đặt để nhận lại lợi ích gì đó (tiền ảo, vật phẩm trong game, v.v…). Bạn có thể xem đây như là paid traffic trên website.

Google Analytics

  • Và một trong những cách đo lường chính xác và phổ biến nhất hiện nay đó là Google Analytics với khả năng thu lại được toàn bộ hoạt động của người dùng trên website và cung cấp các báo cáo khá chi tiết. Cách Google Analytics hoạt động như sau:

  1. Khi set up Google Analytics bạn sẽ cần cài đặt 1 đoạn code Javascript vào website của bạn. Đoạn code này hiện diện ở trang web nào của website bạn thì nó có thể thu thập các data ở trên trang đó.

  2. Khi người dùng truy cập vào website thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại bằng các trình duyệt thì lúc này một số thông tin như việc người dùng đến từ đâu, sử dụng trình duyệt gì, thiết bị gì để truy cập, v.v… sẽ được thu thập. Một số website cũng sẽ để lại cookies (nôm na là một file lưu trữ các hoạt động, hành vi của người dùng trên website đó) trên thiết bị của người dùng.

  3. Các thông tin thu thập được từ người dùng khi truy cập vào website, khi này là các dữ liệu thô (raw data), sẽ được đóng gói và gửi về server của Google Analytics.

  4. Khi các thông tin đã được nhận tại server thì tiếp theo các chúng sẽ được xử lý, phân tích. Đây là bước mà sẽ biến những dữ liệu thô thành thông tin mà có thể có ích cho người dùng.

  5. Sau khi các thông tin đã được phân tích, chúng sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu và được áp lên những filters, những settings do người dùng thiết lập. Một khi data đã được đưa vào database thì không thể nào thay đổi được nữa. Đó là lý do vì sao mỗi khi bạn có những thay đổi gì đó về filters, settings trên Google Analytics thì những dữ liệu cũ sẽ không thay đổi mà chỉ có dữ liệu mới nhận vào mới vậy.

  6. Lúc này các dữ liệu đã được xử lý sẽ được gửi tới phần report của Google Analytics, chính là những gì bạn sẽ thấy trên google.com/analytics.

Cách kiểm tra việc thu thập dữ liệu của Google Analytics

  • Việc kiểm tra dữ liệu thu thập được bằng công cụ Google Analytics có rất nhiều cách nhưng điều quan trọng cần phải đảm bảo đó là:

    • Việc đặt các đoạn mã javascript vào nơi chính xác, để khi các hoạt động của user diễn ra thì dữ liệu được thu thập đầy đủ và chính xác, cũng như không thu thập thừa dữ liệu.

    • Ví dụ: Khi người dùng thực hiện một chuỗi hành động như mở app, lựa chọn sản phẩm, thêm sản phẩm vào cart và mua sản phẩm đó thì thống kê phải chỉ ra được các event mà user đó đã làm trong khoảng thời gian cụ thể, theo đúng thứ tự đó và các page mà user đã xem, đồng thời lưu giữ được luồng di chuyển mà người dụng đã sử dụng web hoặc ứng dụng đó.

    • Thêm vào đó, với mỗi sự kiện được thu thập, cũng sẽ có những giá trị kèm theo của hoạt động đó mà đã được cài đặt sẵn. Việc kiểm tra các sự kiện đã gửi có bao gồm chính xác các tham số được gửi cùng sự kiện đó hay không cũng khá quan trọng để phân loại và thống kê được trên công cụ Google Analytics.

    • Thêm vào đó, chúng ta cũng cần theo dõi thêm các section - hay gọi là các phiên làm việc của user. Việc này giúp thống kê được thời gian active của người dùng, giúp cho thống kê được thời lượng người dùng trong khoảng thời gian đồng thời cũng hiểu được thói quen của họ.

Với các đầu việc trên, việc thống kê thông tin sử dụng có thể dùng các cách sau:

  1. Sử dụng trính năng debug của trình duyệt:
  • Với Chrome. tính năng debug của trình duyệt khá hiệu quả trong việc kiểm tra việc sử dụng dữ liệu, từ đó nắm được các dữ liệu đã được thu thập là gì và kiểm tra nó. Cách sử dụng đó là: mở tính năng Inspect trên Google Chrome > Chọn tab Network và tìm các gói tin cần kiểm tra:

  • Sau đó chúng ta có thể lọc các gói tin cần thiết với từ khóa cho Google Analytics đó là "collect" và "event":

  • Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các phần mềm bắt gói tin để có thể lấy được gói tin gửi đi ví dụ như Charles Proxy. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: https://viblo.asia/p/gioi-thieu-cong-cu-charles-7rVRq7V9G4bP

  • Thêm vào đó, với các ứng dụng thuần native(iOS/Android), chúng ta có thể sử dụng các tool phát triển như Xcode hoặc Android Studio để xem log khi sử dụng các ứng dụng đó:

  • Đó là việc sử dụng để xem xét từng gói dữ liệu, hoặc chúng ta có thể sử dụng chính tool của Google Analytics và kiểm tra các dữ liệu gửi đến với các bộ filter tùy chỉnh trên trang Google Analytics:

Vì các dữ liệu khá nhạy cảm nên một số ảnh chụp đã được ẩn đi các thông tin về số liệu

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí