Flutter: Stateful và Stateless Widget
This post hasn't been updated for 3 years
Mọi người đều đã quen thuộc với định nghĩa, trong Flutter thì tất cả đều là Widget và có 2 Widget quan trọng nhất là StatefulWidget và StatelessWidget. Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa 2 Widget này là gì và trường hợp nào thì chúng ta nên sử dụng chúng.
I. StatelessWidget
StatelessWidget hiểu nôm na là Widget tĩnh và nó không thể tự thay đổi được những gì mà nó hiển thị sau khi đã được Render xong.
Nhìn đoạn code demo, bạn thấy cấu trúc của Stateless khá là đơn giản đúng không?
Widget này cần 1 hàm Widget build(BuildContext context)
để render dữ liệu lên màn hình. Hàm build
chỉ được gọi 1 lần khi ứng dụng đang hoạt động, như vậy thì dữ liệu chỉ được render 1 và không thay đổi suốt quá trình sử dụng ứng dụng. Dữ liệu hiển thị bạn có thể hard code
hoặc truyền thông qua hàm Constructors của class và dữ liệu này sẽ không thay đổi suốt quá trình hiển thị trên màn hình.
Vậy đặt ra vấn đề Tôi muốn thay đổi text đang hiển thị trên màn hình thì làm thế nào?
Tuy StatelessWidget không thể tự thay đổi được chính nó, nhưng khi Widget cha thay đổi thì StatelessWidget sẽ được khởi tạo lại.
Vậy chúng ta nên sử dụng StatelessWidget trong trường hợp nào:
- Hiển thị dữ liệu cứng. ex: Appbar, Title của màn hình vvv
- Sử dụng trong StatefulWidget (cái này mình sẽ nói ở phần sau) để khi StatefulWidget thay đổi trạng thái thì các item con sẽ được render lại.
II. StatefulWidget
Khác với StatelessWidget thì StatefulWidget là 1 Widget
động và nó có thể thay đổi những gì đang hiển thị bằng cách thay đổi State của chính nó.
(đây là code mặc định khi bạn new project flutter bằng Android Studio)
Widget này cần hàm State<StatefulWidget> createState()
để cung cấp State cho StatefulWidget.
Class _MyHomePageState sẽ overrides
phương thức Widget build(BuildContext context)
hàm này trả về Widget. Đây là nơi bạn định nghĩa UI mà class hiển thị. StatefulWidget quản lý trạng thái UI thông qua State, khi State thay đổi thì StatefulWidget sẽ render lại UI mà nó đang hiển thị.
Vậy câu hỏi đặt ra là Làm thế nào tôi có thể thay đổi được State của Statefull hay đơn giản là update dữ liệu đang hiển thị trên màn hình?
Câu trả lời này khá đơn giản. StatefulWidget cung cấp phương thức setState() để bạn có thể thay đổi State của class. Hiểu đơn giản là khi bạn muốn Update UI
của StatefulWidget thì cần gọi phương thức setState() để thông báo cho StatefullWidget là tôi muốn bạn UpdateUI. Tất nhiên bạn có thể gọi setState() nhiều lần mỗi khi cần thay đổi UI trong vòng đời của ứng dụng.
Vậy chúng ta nên sử dụng StatefulWidget trong trường hợp nào:
Và đặc biệt, nên sử dụng StatefulWidget trong Widget con của ListView để các item của chúng có thể tự động cập nhật trạng thái mà không cần cả ListView thay đổi trạng thái.
Nhìn như này mình đoán sẽ nhiều bạn đặt câu hỏi Thế tại sao không dùng StatefulWidget vừa có thể hiển thị vừa có thể thay đổi dc UI việc gì phải dùng StatelessWidget
. Thì đúng là như thế, nhưng các bạn lưu ý do StatelessWidget
không có State nên việc render UI của nó nhẹ hơn và nhanh hơn rất nhiều. Các bạn cần tìm hiểu rõ về State để lựa chọn sử dụng giữa StatelessWidget
và StatefulWidget
để có thể dễ dàng trong việc viết code và tối ưu hiệu năng.
All Rights Reserved