+2

Điểm tương đồng và khác biệt giữa Business Analyst và Data Analyst

Trong môi trường việc làm ngày nay, những công việc liên quan đến data trở nên ngày càng quan trọng và dần trở thành xu hướng. Hai vai trò chủ chốt trong lĩnh vực này bao gồm phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) và phân tích dữ liệu (Data Analyst). Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người đặt ra là sự khác biệt giữa hai vai trò trên là gì. Trong bài viết này, mời bạn cùng BAC khám phá điểm tương đồng và khác biệt giữa Business Analyst và Data Analyst để hiểu rõ hơn về cách mỗi vai trò đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp nhé. image.png

1. Business Analyst

Nhà phân tích nghiệp vụ là người nắm vững các khía cạnh nghiệp vụ của doanh nghiệp và đưa ra những phân tích chi tiết về hiệu quả kinh doanh và xu hướng doanh nghiệp nên hướng đến. BA đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Theo BABOK V3, Business Analyst chính là người tạo ra sự thay đổi.

Vai trò của nhà phân tích nghiệp vụ bao gồm việc cung cấp thông tin phân tích để hỗ trợ quyết định chiến lược và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh. Đặc biệt, trong hầu hết các dự án CNTT, vai trò của BA chủ yếu xoay quanh việc phân tích yêu cầu.

Hiện nay, nhu cầu việc làm ngày càng tăng đối với các ứng viên phân tích nghiệp vụ tiềm năng - những người có thể thực hiện vai trò này một cách tự tin nhất. Như vậy, để gia tăng cơ hội trở thành một BA thành thạo và bắt đầu sự nghiệp Business Analyst thuận lợi, bạn có thể tham khảo một số khóa học chuyên môn mà BAC cung cấp tại đây.

Các nhiệm vụ và kỹ năng:

Tập hợp các nhiệm vụ được thực hiện bởi các nhà phân tích kinh doanh bao gồm:

  • Hiểu nhu cầu/vấn đề thực sự của các bên liên quan hoặc người dùng doanh nghiệp
  • Gợi ý và tài liệu hóa các yêu cầu nghiệp vụ
  • Đảm bảo tính đầy đủ của các yêu cầu nghiệp vụ
  • Quản lý những thay đổi về yêu cầu sắp xảy ra trong vòng đời của dự án
  • Đảm bảo nhóm phát triển, nhóm kỹ thuật hiểu rõ các chức năng và mục tiêu của dự án.

Về mặt chiến lược, BA có nhiệm vụ:

  • Đặt những câu hỏi khôn ngoan (hỏi đúng và hỏi đủ)
  • Giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề nghiệp vụ của doanh nghiệp
  • Suy nghĩ, hình dung trước về sản phẩm cuối cùng và chuẩn bị trước giải pháp cần thiết
  • Cố gắng giải quyết các vấn đề cũng như nhu cầu của người dùng
  • Đề xuất, đưa ra những giải pháp tốt hơn để giải quyết các nhu cầu đã nêu ra
  • Đưa ra chi tiết về lộ trình và tầm nhìn về mục tiêu sản phẩm

2. Data Analyst

Giống như tên gọi, Data Analyst là chuyên gia phân tích và hiểu dữ liệu thông qua những con số để đưa ra những nhận định và thông tin quan trọng.

Vai trò của nhà phân tích dữ liệu là khám phá và tận dụng tri thức ẩn chứa sâu bên trong dữ liệu để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho doanh nghiệp. DA đưa ra giả thuyết và mô hình hóa trên cơ sở phân tích các dự báo để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Cụ thể, dữ liệu và thông tin sẽ được thu thập, kiểm tra, sau đó được chia nhỏ thành các thông số liên quan khác nhau. Thông qua các mô hình và mối tương quan được hình thành giữa các tham số góp phần quan trọng để hỗ trợ DA thúc đẩy các quyết định nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Các nhà phân tích dữ liệu thường xuyên sử dụng các mô hình thống kê thực tế để đưa ra giả thuyết và quyết định cuối cùng.

Đầu ra của DA sẽ là đầu vào cho các quyết định kinh doanh. Do đó về cơ bản, nhiệm vụ của DA rất quan trọng trong việc định hướng hệ thống nên được xây dựng như thế nào trong tương lai.

Các nhiệm vụ và kỹ năng

Nhiệm vụ chính của DA bao gồm:

  • Thu thập, lọc và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
  • Áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để tìm kiếm mẫu và thông tin hữu ích
  • Xây dựng mô hình dự báo và dự đoán dựa trên dữ liệu có sẵn
  • Sử dụng các kỹ năng lập trình và ứng dụng các công cụ/phần mềm phân tích dữ liệu để hoàn thành công việc.

Về mặt chiến lược, DA có nhiệm vụ:

  • Phát hiện những thông tin quan trọng từ dữ liệu đổ về để hỗ trợ quá trình ra quyết định
  • Dự báo xu hướng và mô hình tương lai
  • Tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ và tăng cường hiệu suất kỹ thuật

3. Điểm tương đồng giữa BA và DA

  • Cả nhà phân tích kinh doanh và nhà phân tích dữ liệu đều đòi hỏi khả năng thu thập và xử lý dữ liệu.
  • Cả BA và DA đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phân tích để hỗ trợ quyết định kinh doanh.
  • Cả hai đều tập trung vào việc phát hiện xu hướng và cơ hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các kỹ năng cần thiết cho cả hai vai trò không bao giờ bị giới hạn, nổi bật như danh sách dưới đây:
  • Khả năng phân tích
  • Cầu tiến, nhiệt huyết trong công việc
  • Khả năng xem xét kế hoạch tổng thể và điều hướng công việc
  • Sự nhạy bén, linh hoạt
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý các bên liên quan

4. Điểm khác biệt giữa BA và DA

  • Nhà phân tích nghiệp vụ tập trung vào phân tích các hoạt động tổng quát, trong khi nhà phân tích dữ liệu tập trung vào phân tích các dữ liệu số.
  • BA thường tương tác trực tiếp và cần giao tiếp nhiều với các bên liên quan trong doanh nghiệp, trong khi nhà phân tích dữ liệu thường làm việc với dữ liệu một cách không trực tiếp.
  • Nhà phân tích dữ liệu thường cần có kiến thức sâu về các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu, trong khi nhà phân tích kinh doanh cần có hiểu biết về hoạt động kinh doanh và thị trường.

image.png

Nhìn chung, thành tích của BA nằm ở việc tác động đến sự thành công của hệ thống/dự án. Do đó, vai trò này đòi hỏi người đảm nhiệm phải là một thành viên tuyệt vời trong nhóm và khiến doanh nghiệp cũng như các nhà phát triển hệ thống hay nhóm CNTT làm việc cùng nhau hiệu quả. Còn vai trò phân tích dữ liệu, với việc có thể truy cập được nhiều dữ liệu của người tiêu dùng hơn, DA có khả năng cao ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp với những hiểu biết mang tính dự đoán và phân tích.

Như vậy, BA và DA đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin phân tích để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Mỗi vai trò đều có những nhiệm vụ, kỹ năng và lợi ích riêng, nhưng cả hai đều đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ về hai vị trí Business Analyst và Data Analyst sẽ giúp bạn xác định rõ định hướng công việc tương lai và có kế hoạch rõ ràng hơn trên con đường chinh phục sự nghiệp sau này. Cùng tham khảo thêm những kiến thức chuyên ngành thú vị tại BAC's Blog bạn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.adaptiveus.com/


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.